Chuyên giɑ xây dựng chiɑ sẻ: “Tôi chịu thiệt đất chứ không làm WC dưới gầm cầu thang”

Nhiều ngôi nhà phố bố trí khu vệ sinh dưới

 cầu thang để tiết kiệm không gian sinh hoạt, tuy nhiên cách này có nhiều nhược điểm.

Kỹ sư xây dựng Ledung chia sẻ quan điểm và giải pháp của anh trên Facebook cá nhân:

Cách đây 24 năm, khi tôi ra Hà Nội học, đến nhà người quen chơi, lần đầu tiên, tôi thấy nhiều nhà bố trí

 WC dưới

 cầu thang đi kèm    quạt  hút mùi của Trung Quốc. Bật công tắc điện sáng, cái    quạt  chạy vù vù như cánh quạt trực thăng. Tuy nhiên, luồng khí hôi bị quạt thổi tán loạn ám cả nhà và một phần vào hộp kỹ thuật.

Năm này qua tháng khác, cách bố trí nhà vệ sinh dưới gầm

 cầu thang hoặc trong một góc thiếu khí trong nhà nở rộ như “nấm mọc sau mưa”. Nó trở thành trào lưu, thói quen xây dựng. Thậm chí, một vài kiến trúc sư cũng áp dụng giải pháp này như một lựa chọn tất yếu.

Tuy nhiên, thay vì mùi hôi chỉ trong phạm vi vài mét vuông và thoát rất nhanh, toàn bộ căn nhà sẽ thành nơi chứa uế khí. Mọi người thường hay lý luận rằng, như thế sẽ tiết kiệm được vài mét vuông dành cho sinh hoạt. Nhưng một thiết kế  khoa học sẽ giúp tiết kiệm không gian hơn thay cho quan điểm mặc định  WC trong nhà nhỏ phải dưới gầm

 cầu thang.

Nếu khu

 đất nhà bạn có diện tích càng bé, mùi lại càng đặc trưng. Gió tự nhiên không vào được nên mùi ám vào tường, quần áo, khăn tắm… Vào những hôm trời nồm ở Hà Nội, mùi theo hơi nước bốc lên hôi hám và ám ảnh, gây khó chịu cho các thành viên trong nhà.

Có rất nhiều cách bố trí

 WC, bạn chỉ cần cho kiến trúc sư biết rõ hai yêu cầu bất di bất dịch của bạn. Một là khu vệ sinh phải có khí tươi để thông thoáng và thoát mùi hôi. Hai là thứ tự ưu tiên các khu chức năng trong sinh hoạt của bạn.

Trong không gian dưới 60 m2, bạn không thể sắp xếp ưu tiên cho mọi phòng mà phòng nào cũng hoàn hảo cả. Do đó, bạn cần phải có nguyên tắc rõ ràng cho từng khu chức năng trong gia đình. Khi đó, phòng chức năng có ưu tiên cao hơn sẽ được sắp xếp cho không gian tốt hơn. Các phòng khác sẽ bị hạn chế một số mặt tiện ích nhất định. Giống như khi chỉ có một cái bánh thì con ăn trước bố mẹ hay đi máy bay có sự cố thì bạn phải đeo bình dưỡng khí trước khi đeo cho con.

Mỗi gia đình có những thói quen sinh hoạt, những sở thích riêng, không mấy ai giống ai. Bởi vậy, sẽ là sai lầm khi bạn chưa có ý kiến tư vấn, trao đổi với kiến trúc sư mà bê nguyên một mẫu kiến trúc nào đó bạn thấy vừa mắt về làm cho nhà mình. Bạn không giỏi hơn kiến trúc sư nên cần tôn trọng phương án mà họ đưa ra, sẽ ít có sai sót hơn.

Kiến trúc sư như là bác sĩ đối với bệnh nhân. Họ có thể làm sai một số chỗ, nhưng về bố cục tổng thể, họ luôn tốt hơn bạn. Bạn đừng bao giờ tự mình đi mua thuốc hay mua loại thuốc mà người bị tương tự mình đang uống và đã khỏi.

Cá nhân tôi ưu tiên số một là nhà vệ sinh, nó phải thoát mùi nhanh thì nhà mới sạch, mới thơm. Sau đó, tôi tính đến phòng ngủ, tiếp đó là đến bếp. Phòng khách xếp cuối cùng trong thứ tự ưu tiên bởi tôi làm nhà cho gia đình ở chứ không làm cho khách. Bạn không được bố trí khu vệ sinh ở nơi thiếu khí tươi lưu thông và làm nhà vệ sinh chỉ cho khách vãng lai.

Nguyên lý sinh hoạt của nhà ở gia đình khác quán trọ. Nhà hàng, khách sạn ưu tiên khách vãng lai, còn nhà cá nhân ưu tiên cho tiện nghi và sự thông thoáng của gia chủ trong sinh hoạt. Do đó, chúng ta phải xác định làm nhà cho mình ở, không phải cho khách. Tuyệt đối không vì khách mà bạn phải phá vỡ toàn bộ cấu trúc nhà ở của chính gia đình mình.

Nhà tôi có 56 m2 (4,7x12m), tôi để 2 m2 cho hàng xóm làm rộng lối đi. Bù lại, anh ấy cho tôi mở cửa sổ nhà vệ sinh sang lối đi đó. Vài m2 có thể nhiều tiền nhưng bạn có được tình cảm láng giềng và mở cửa sổ theo nhu cầu của bạn.

Ở phần diện tích còn lại, tôi để ra 16 m2 để làm giếng trời chạy dọc nhà (1,3x12m),

 cầu thang, diện tích ở chỉ còn 38 m2. Mọi phòng ngủ, nhà vệ sinh ngoài khả năng lưu thông không khí còn mở toàn bộ cửa kính nhìn ra vườn trong nhà.

Ông bà ta dặn: “Thịt lợn không mua thịt cổ, mua cá không mua cá diếc”, vì sao không nên làm điều ngược lại?

Người xưa khuyên con cháu không mua thịt cổ, không mua cá diếc vì đây là những loại thực phẩm không ngon.

Có một câu ngạn ngữ cổ xưa mà mọi người thường truyền tai nhau: “Không nghe lời người già, chịu thiệt ở trước mắt.” Đồng thời, câu ngạn ngữ khác cũng nói: “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ,” nhấn mạnh ý nghĩa rằng sự hướng dẫn và lời khuyên của những người có kinh nghiệm thường mang lại giá trị lâu dài và đáng tin cậy. Trong khi đi chợ mua thực phẩm, cũng có lời khuyên quen thuộc: “Mua thịt đừng chọn thịt cổ, mua cá đừng chọn cá diếc.”

Các bà bảo nhau: 'Thịt lợn không mua thịt cổ, mua cá không lấy cá diếc', rẻ cũng đừng tham

Mua thịt không mua phần cổ

Câu ngạn ngữ “Chặt thịt không chặt đầu” đã tồn tại từ thời xa xưa với mục đích cụ thể. Trên thực tế, việc tiêu thụ cổ heo không chỉ đưa vào cơ thể lượng chất béo cao, gây tăng cân đột ngột, mà còn có thể gây ra những vấn đề về tim mạch và mạch máu não.

Cổ heo còn chứa nhiều hạch bạch huyết, hệ thống giúp lọc và bắt giữ vi sinh vật lạ, tế bào viêm, và chất độc. Việc tiếp tục tiêu thụ cổ heo thường xuyên có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe.

phan-thit-o-lon-duoc-cho-cung-phai-vut-di-an-vao-doan-tho-hinh-2

Thịt cổ heo chứa đựng hệ thống hạch phức tạp, khó loại bỏ hoàn toàn trong quá trình chế biến, dẫn đến việc cơ thể tiếp tục hấp thụ lượng lớn vi khuẩn và chất độc khi ăn. Điều này có thể gây ngộ độc hoặc tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Trong quá trình giết mổ heo, tiết chảy ra nhiều và chứa nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn. Vì vậy, cần phải thận trọng khi tiêu thụ, vì điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Mua cá không mua cá diếc

Cá diếc, một loại cá nước ngọt được ưa chuộng, nổi tiếng với thịt mềm, thơm ngọt, nhưng cũng chứa nhiều xương dăm, là không phù hợp cho trẻ nhỏ vì có thể gây nguy hiểm khi bị mắc kẹt trong cổ họng.

Đặc điểm này đã tạo ra nguyên tắc “mua cá không mua cá diếc” trong truyền thống. Mặc dù cá diếc có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng trong quá khứ, khi điều kiện sống khó khăn, người dân thường ưu tiên mua cá có nhiều thịt để tiết kiệm chi phí. Với loại cá như cá diếc, ít thịt và nhiều xương, việc mua được coi là lãng phí.

1913836_ca_diec_o_xa_duong_huy_tp_cam_pha_thuong_co_nhieu_vao_tam_thang_9_12_hang_nam_10070116

Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, khi mọi người có điều kiện sống tốt hơn và quan tâm đến dinh dưỡng và sức khỏe, họ có thể lựa chọn mua cá diếc để chế biến thành canh. Canh cá diếc không chỉ mang lại dưỡng chất mà còn có tác dụng tích cực đối với âm bổ thận, là một lựa chọn có lợi cho sức khỏe toàn diện.