Mần tưới, có cây này hơn Báu Vật trong tay, trồng ngay 1 khóm trong vườn khi cần

Mần tưới là một loại cây hay còn được gọi với tên khác là Hương thảo, Co phất phứ hay Trạch lan… Đây là một loại Dược học cổ truyền được các thầy thuốc sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh đặc biệt hữu ích.

cây mần tưới

Theo giảng viên Bùi Duy Hưng hiện đang công tác tại khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ, Mần tưới là một loại cây thuộc họ Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae), cây có tên khoa học là Eupatorium fortunei Turez.

Mần tưới là cây thân thảo sống nhiều năm, cây có chiều cao từ 30 đến 100cm. Thân và cành có màu tím, rãnh chạy dọc và được phủ một lớp lông tơ. Lá cây Mần tưới có hình dải rộng, mọc đối xứng, đầu lá thường nhọn còn gốc thường thon và tròn. Lá mần tưới có mép răng cưa đều, rộng khoảng 2.5 đến 4.5cm và dài khoảng 5 đến 12cm. Gân lá Mần tưới hình lông chim, bề mặt lá nhẵn. Hoa mọc thành cụm, màu tím nhạt. Quả bế, có 5 cạnh và màu đen. Cây ra hoa vào tháng 7 đến 11 và sai quả vào tháng 9 đến 12.

Trong cây Mần Tưới có chứa các thành phần hóa học như tinh dầu, trong tinh dầu có chứa methyl thymol ether neryl aceatate, lindelofine, O-coumaric acid, p-cymene, taraxasteryl palminate,….

Tiến sĩ Hưng chia sẻ một số bài thuốc Y học cổ truyền trị bệnh hữu ích từ dược liệu Mần tưới như sau:

Chữa rong kinh: Sử dụng Mã đề, ké hoa vàng và chỉ thiên mỗi vị 15 g, mần tưới 20 g. Mang sắc uống đều đặn.

Chữa thống kinh và kinh nguyệt không đều: Sử dụng Hương phụ, mần tưới, ngải cứu, nhọ nồi và ích mẫu mỗi vị 15 g. Mang các vị sắc uống.

Trị chứng chậm kinh, máu kinh xấu, thường ra màu nâu đen: Sử dụng Nghệ xanh, ngưu tất, ích mẫu và hương phụ (tứ chế) mỗi vị 16 g, chỉ xác, tô mộc và mần tưới mỗi vị 12g. Mang các vị sắc lấy nước uống.

Chữa tỳ vị hư yếu khiến tiêu hóa kém, bụng đầy trướng và đau tức ngực: Sử dụng Trần bì 6 g, lá sen và hậu phác mỗi vị 8 g, bán hạ chế, mần tưới, đại phúc bì và hoắc hương mỗi vị 12 g. Mang các vị sắc lấy nước uống.

Chữa người nóng vào buổi chiều, miệng đắng, đi tiểu vàng, rêu lưỡi nhờn hơi vàng: Sử dụng Hoàng cầm, hoắc hương và bán hạ chế mỗi vị 12 g, ý dĩ nhân, hoạt thạch mỗi vị 16g, hoàng liên 6 g, mần tưới, chỉ thực, hậu phác mỗi vị 8 g. Mang các vị sắc lấy nước uống.

Chữa mụn nhọt sưng chưa sinh mủ, da sưng tấy, bầm tím do chấn thương: Sử dụng 1 nắm mần tưới tươi khoảng 50 g. Mang Rửa sạch, để ráo và giã nát với 1 ít muối, sau đó đắp lên chỗ sưng đau.

Giải cảm do nắng nóng: Sử dụng 100 g lá mần tưới non. Mang nấu canh ăn trong ngày, nên dùng khi canh còn nóng. Sử dụng liên tục trong vòng 3 ngày.

Kích thích tiêu hóa và giải nhiệt cơ thể: Sử dụng Mần tưới 20 g (hái trước khi cây có hoa, thái nhỏ rồi sấy khô). Mang Sắc với 300ml nước, còn lại 100 ml dùng uống hằng ngày.

Chữa mất ngủ, mệt mỏi và ăn uống kém ở phụ nữ sau khi sinh: Sử dụng Rẻ quạt 4 g, nhân trần 6g, ngải cứu 10 g, vỏ quả bưởi đào khô 4 g, mạch môn và mần tưới mỗi vị 20 g. Mang sắc uống ngày dùng 1 thang, nên dùng liên tục trong vòng 10 ngày.

Giảm gàu ở da đầu: Sử dụng Lá bưởi 20 g, bồ kết 3 đến 5 quả và mần tưới tươi 25 g. Mang đun dược liệu rồi lấy nước gội đầu. Nên gội 2 lần/ tuần.

Những điểm cần chú ý khi sử dụng các bài thuốc Y học cổ truyền từ Mần tưới

Theo chia sẻ từ Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên, bác sĩ Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, mặc dù Mần Tưới có tác dụng tốt cho sức khỏe con người nhưng khi sử dụng Mần Tưới cần chú ý đến một số vấn đề sau:

Không sử dụng cho người có thể âm hư và huyết nhiệt;

Không sử dụng cho người huyết hư nhưng không có ứ trệ;
Nên sử dụng bài thuốc từ mần tưới cho người bị chậm kinh. Người có kinh nguyệt đến sớm hơn không nên dùng dược liệu này.

Bí quyết trồng chanh trong chậu quả sai trĩu cành

Bạn có thể trồng chanh trong chậu ngay tại nhà, vừa để trang trí cho căn nhà, vừa được thu hoạch quả.

Chanh là loại quả được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Bạn có thể sử dụng chanh để pha nước uống, dùng trong nấu ăn, làm sạch đồ gia dụng hoặc làm đẹp (gội đầu, tẩy da chết…).

Bạn có thể trồng cây chanh ngay tại nhà, vừa để làm cảnh vừa thu hoạch quả. Ngay cả khi không có sân vườn rộng rãi, bạn cũng có thể trồng chanh trong chậu. Chỉ với một vài bí quyết nhỏ, dù trồng chanh ở đâu, cây cũng sẽ sai trĩu quả.

Thời vụ trồng chanh

Bạn có thể trồng chanh ở bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng thích hợp nhất là vào tháng 2, 3 hoặc tháng 7, 8, 10. Đây là lúc chanh phát triển tốt nhất, dễ cho nhiều trái.
trong-chanh-01
Chọn đất trồng
/,
Đất là yếu tố vô cùng quan trọng để cây chanh phát triển. Cây chanh thích hợp với loại đất có độ pH khoảng 5.5 đến 7. Nên chọn đất thịt, tơi xốp, nhiều mùn để cây chanh phát triển tốt nhất.

Chọn chậu phù hợp

Khi trồng chanh trong chậu, bạn cần chú ý chọn những loại chậu đất nung. Loại chậu này có độ xốp và khả năng thoát nước tốt hơn so với các loại chậu nhựa. Điều này giúp hạn chế tình trạng cây chanh bị úng nước.

Nên chọn chậu có kích thước lớn hơn hơn chùm rễ của cây khoảng 25% để cây có không gian phát triển.

Sau khoảng 2 năm, bạn có thể thay chậu một lần. Chậu cũ có kích thước lớn hơn chậu mới, phù hợp với bộ rễ lớn của cây. Mùa đông là thời điểm thích hợp để thay chậu cho cây.

Chọn giống

Nhiều người nghĩ có thể ươm hạt để trồng chanh. Tuy nhiên, nếu sử dụng cách này, bạn sẽ phải chờ rất lâu mới được thu hoạch. Bạn nên mua sẵn cây giống ở chợ hoặc các vườn ươm để cây phát triển nhanh hơn, sớm ra quả.
trong-chanh-02
Ánh sáng

Cây chanh chịu lạnh và chịu gió kém. Vì vậy, nên trồng chanh ở nơi có ánh nắng mặt trời và không quá nhiều gió. Cây cần có ánh sáng ít nhất là 7-8 tiếng/ngày. Có thể đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng mặt trời như hướng Đông, Tây hoặc Nam. Nên để cây ở nơi nhiều nắng nhất có thể.

Tưới nước

Cần kiểm soát nước tưới để cây chanh phát triển tốt nhất. Tưới nhiều hay tưới ít đều khiến quả bị rụng, thậm chí làm cây héo tàn. Nếu đất quá khô, muối có thể xuất hiện. Khi đó, rễ cây sẽ bị hỏng.

Để biết xem đất có đủ nước nước chưa, bạn có thể ấn ngón tay vào đất sao cho tay ngập khoảng 2-3 cm trong đất. Nếu thấy khô thì cần tưới thêm nước cho cây.

Vào những ngày trời nắng nóng, nhiều gió, hãy tăng lượng nước tưới cho cây.

Bón phân

Khoảng tháng 2, 3 và tháng 8, 10 là thời điểm phát triển mạnh của cây. Vào lúc này, bạn nên bón phân cho cây khoảng 1 lần/tháng.

Chanh trồng trong chậu chân một lượng phân bón 18-18-18 cân bằng. Bón thêm phân kali đỏ dạng bột vào thời điểm cây ra hoa để nhanh đậu quả.
trong-chanh
Tỉa cành và rễ

Bạn nên tỉa cành cho cây để cây được gọn và ra nhiều quả hơn. Việc tỉa cành có thể thực hiện khi cây bước vào mùa phát triển. Đặc biệt, hãy tỉa bớt những cây bị sâu bệnh, cảnh yếu, cành mỏng.

Một số cành lạ, mọc trực tiếp từ thân chính, hút mất dinh dưỡng của cây thì cũng cần cắt bỏ.

Ngoài ra, khi thay chậu cho cây, bạn cũng có thể tỉa lại phần rễ. Khi tỉa bớt phần rễ, cây cũng sẽ nhanh chóng ra hoa kết trái hơn.