2 mệnh đại kỵ với Vàng: Thích mấy cũng đừng đeo kẻo họa sát thân, tiền của tiêu tán

Những người thuộc mệnh này đại kỵ với Vàng, vì thế không nên đeo kẻo mang họa.

Vàng là kim loại quý hiếm mà bất cứ tín đồ trang sức nào cũng muốn sở hữu. Từ trước tới này vàng được dùng làm tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước và tạo nên những trang sức cực kỳ tuyệt vời và có giá trị cao.

Còn trong phong thuỷ, vàng là kim loại tượng trưng cho mặt trời sáng rọi. Là màu sắc mang đến sự thịnh vượng, ấm áp và hạnh phúc. Vì thế vàng trong phong thuỷ giữ một vai trò cực lớn đối với mọi người.

 


Mệnh nào đại kỵ với vàng?

Theo quan điểm ngũ hành thì vàng không tương hợp với tất cả các mệnh. Về cấu trúc phân tử, vàng là kim loại nên thuộc mệnh Kim. Theo đó Kim khắc Mộc và khắc Hỏa nên người mệnh Mộc và Hỏa không nên dùng vàng trên người.

Xét về màu sắc, vàng có màu vàng lại thuộc mệnh Thổ, Thổ khắc Mộc và khắc Thủy. Do đó người mệnh Mộc và Thủy cũng không nên đeo vàng. Xét về tương khắc thì Mộc là người tương khắc với vàng nhất. Thế nên những người mệnh Mộc tuyệt đối tránh đeo vàng, còn người mệnh Thủy, Hỏa có thể dùng khi có thêm những màu sắc tương sinh để bù lại.

Người mệnh Mộc hợp với màu xanh lục xanh lá cây và được tương sinh bởi màu đen, nước biển. Trong trường hợp bạn nhất định thích đeo trang sức vàng bạc thì nên làm kết hợp những loại như vòng chuyền nhỏ, nhẫn mảnh và có trang trí thêm ngọc, đá có màu tương sinh. Tuy nhiên theo phong thủy thì bạn nên tránh được thì tốt hơn là cố đeo.

Những người mệnh Mộc thì nên chú trọng tới các loại trang sức có ngọc lục bảo vì màu xanh của ngọc là màu của người mệnh Mộc, sẽ hỗ trợ cho bản mệnh Mộc tăng vượng khí tốt hơn cho làm ăn và sức hỏe. Ngọc lục bảo là trang sức quý và giúp cân bằng điều hòa nguồn khí trong người, khống chế năng lượng xấu, tốt cho sức khỏe, hài hòa cho người đeo. Người mệnh Mộc nên chọn trang sức đá quý màu xanh nước biển, màu đen.

 

Xét theo yếu tố sức khỏe, ai không nên đeo vàng

Các nhà nghiên cứu phát hiện vàng có tác dụng kích thích mạnh. Tác động này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh của con người, theo Articles Of Health Care.

Trong quá trình kích thích, vàng tác động đến hệ thần kinh trung ương khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị chậm lại. Từ đó xuất hiện của các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn và nghiêm trọng hơn là trầm cảm.

 

Các chuyên gia sức khỏe cho rằng những người có hệ thần kinh nhạy cảm, dễ xúc động không nên đeo vàng. Người bị bệnh động kinh cũng tránh đeo hoặc nhìn quá lâu vào trang sức ở tiệm vàng. Lý do, độ bóng và lung linh của trang sức vàng dễ làm bệnh tái phát. Những người đầu óc căng thẳng, stress và trầm cảm càng không nên đụng chạm vì nó có thể khiến tình hình tồi tệ hơn.

 

Các bác sĩ cũng cảnh báo không nên đeo trang sức bằng vàng dưới dạng chiếc nhẫn có kích thước quá to và chật trên ngón tay. Điều đó có thể dẫn đến tắc nghẽn lưu lượng máu trong mao mạch.

Nếu muốn đeo đồ trang sức, nên thay vàng bằng bạc. Theo y học cổ truyền ở phương Đông và phương Tây, trang sức bạc có lợi cho hệ thần kinh hơn vàng.

Từ nay, 7 trường hợp sẽ không được hưởng thừa kế nhà đất từ cha mẹ, dù là con ru:ộ:t

Có 7 trường hợp sẽ không được hưởng thừa kế nhà đất kể cả là con ruột.

Quyền thừa kế là gì?

Quyền thừa kế là Quyền để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Bao gồm quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản cho người thừa kế theo pháp luật và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
thua-ke
Theo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người để lại di sản hoàn toàn có quyền chủ động đưa ra những ai có quyền được hưởng di chúc, mỗi người được hưởng bao nhiêu hoặc những ai bị truất quyền hưởng di chúc, dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản… mà không bị phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể khác.

Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. Nếu một người chết để lại di chúc thì phải thực hiện việc dịch chuyển tài sản đến người có quyền được hưởng di sản thừa kế theo đúng ý chí của người lập di chúc. Việc hưởng di sản thừa kế theo pháp luật chỉ xảy ra nếu không có di chúc, di chúc không hợp pháp và các nguyên do khác phát sinh từ người thừa kế.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, dù có quan hệ hôn nhân, huyết thống với người để lại di sản nhưng cá nhân vẫn không được hưởng di sản thừa kế bao gồm nhà, đất. Cụ thể:

Con không còn sống vào thời điểm thừa kế.

Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản qua đời. Như vậy, nếu tại thời điểm mở thừa kế của cha mẹ, con không còn sống hoặc chưa thành thai thì sẽ không được hưởng thừa kế.

Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Tuy nhiên, trường hợp cha mẹ, người để lại di sản biết người thừa kế có những hành vi nêu trên nhưng vẫn để lại di sản cho họ thì họ vẫn được hưởng di sản theo di chúc.
Con không có tên trong di chúc thừa kế.

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Trường hợp cha, mẹ không để lại di chúc trước khi qua đời thì con cái sẽ được hưởng di sản của cha mẹ theo quy định tại Điều 650 và 651 Bộ luật Dân sự 2015.

Trong trường hợp cha mẹ, người để lại di sản có di chúc nhưng trong di chúc không đề cập đến việc để lại tài sản cho con, thì người con sẽ không được hưởng thừa kế bất kỳ tài sản nào (bao gồm cả nhà, đất) theo nội dung di chúc. Khoản 1 điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó “Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động”.

Do đó, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động vẫn có thể nhận di sản khi không có tên trong di chúc.

Con bị truất quyền thừa kế.

Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người lập di chúc có quyền: Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Như vậy, dù người thừa kế có đủ điều kiện thừa kế nhưng người để lại di sản truất quyền thừa kế ngay trong di trúc thì người thừa kế sẽ không được thừa kế di sản.
thua-ke.1
Thủ tục đăng ký sang tên Sổ đỏ khi nhận thừa kế

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế thì người sử dụng đất phải đăng ký biến động (đăng ký sang tên) nếu không sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký biến động (đang ký sang tên vào sổ địa chính)

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất gồm:

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.

– Văn bản về thừa kế nhà đất theo quy định (di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản từ chối nhận di sản, bản án nếu có tranh chấp,…).

Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế.

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có nhà đất

Cách 2: Không nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất

– Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa.

– Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất hoặc tại Chi nhánh văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với địa phương chưa thành lập Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Thời gian trên trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Lưu ý: Đối với đất chưa có Sổ đỏ, Sổ hồng thì người nhận thừa kế sẽ được cấp sổ nếu có đủ điều kiện.