Nồi cơm điện hỏng đừng vội vứt đi, giữ lại làm theo cách пàყ cả nhà phải kinh ngạc

 

Khi nồi cơm điện hỏng bạn có thể dùng để làm những mẹo vặt dưới đây:

1. Những tác dụng của nồi cơm điện hỏng

Bảo quản trứng

Trứng mua về nhà không cần bảo quản trong tủ lạnh, đổ một ít gạo vào trong nồi cơm điện cũ và vùi trứng vào gạo, các hạt bụi trên gạo có thể chặn các vết nứt trên bề mặt của vỏ trứng,ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi, bảo quản được lâu mà không bị hư hỏng.

Nồi cơm điện hỏng đừng vội vứt đi, giữ lại làm theo cách này cả nhà phải kinh ngạc - 1

Phòng trừ côn trùng và chống nấm mốc

Một số loại ngũ cốc nguyên hạt, ớt khô, ớt và những thứ khác mua về có thể được bảo quản trong nồi cơm điện bằng cách đậy kín nắp để không bị mất chất, đồng thời chúng còn có khả năng chống côn trùng và nấm mốc.

Làm rổ đựng rau

Đối với một số loại rau củ quả trong nhà chúng ta nếu rửa cần phải có rổ rửa rau, thực ra bạn không cần tốn tiền cho việc đó, chỉ cần có một chiếc nồi cơm điện là chúng ta đã có thể rửa trái cây, rau quá dễ dàng, vì vậy cũng tiết kiệm được một khoản tiền để mua một rổ rau.

Nồi cơm điện hỏng đừng vội vứt đi, giữ lại làm theo cách này cả nhà phải kinh ngạc - 2

2. Cách dùng nồi cơm điện đúng cách, 10 năm không phải thay

Khi sử dụng nồi cơm điện, bạn cần đảm bảo những thao tác dưới đây thực hiện đúng cách để duy trì được độ bền của nồi cơm như:

Lau khô xung quanh bên ngoài lòng nồi

Bạn dùng khăn sạch để lau khô xung quanh ở phía bên ngoài lòng nồi trước khi đặt vào bên trong nồi cơm để nấu. Thao tác này sẽ tránh được tình trạng nước (đọng bên ngoài lòng nồi) bị bốc hơi và tạo nên những vết cháy xém làm cho vỏ lòng nồi bị đen, nhất là ảnh hưởng đến độ bền của mâm nhiệt.

Dùng cả 2 tay khi đặt lòng nồi vào nồi nấu

Bạn nên dùng cả 2 tay để đặt lòng nồi vào bên trong nồi cơm, đồng thời xoay nhẹ để đáy nồi tiếp xúc đều với bộ phận rơ le. Cách làm này sẽ tránh gây tổn hại đến rơ le nhiệt và giúp cơm được chín đều hơn, không bị sống.

Nồi cơm điện hỏng đừng vội vứt đi, giữ lại làm theo cách này cả nhà phải kinh ngạc - 3

Bảo quản tốt rơ le nhiệt của nồi

Bộ phận rơ le nhiệt bên trong nồi cơm sẽ giúp cho cơm được chín ngon hơn. Vì nếu rơ le ngắt quá sớm sẽ khiến cơm còn sống, còn rơ le ngắt quá trễ thì cơm có xu hướng bị khét.

Thường xuyên vệ sinh nồi cơm điện

Nồi cơm là thiết bị nấu mỗi ngày, nên sau khi sử dụng xong thì bạn cần vệ sinh thật kỹ các bộ phận của nồi cơm điện như gồm có lòng nồi, vỏ ngoài nồi cơm, van thoát hơi và khay hứng nước thừa (nếu có),… để loại bỏ kịp thời các chất cặn bẩn, nhằm mang lại chất lượng nấu cơm tốt nhất cơ thể.

Sử dụng chức năng phù hợp

Chức năng chính của nồi cơm điện là nấu và hâm nóng cơm. Ngoài ra, bạn có thể dùng để nấu cháo và ninh hầm thức ăn (tùy theo sản phẩm) nhưng tuyệt đối không được dùng để chiên xào thức ăn vì hầu hết nhiệt độ của nồi cơm điện thường không vượt quá 100 độ C.

Điều này có nghĩa là, nếu bạn nhấn nút nấu quá nhiều lần đề chiên xào chín thức ăn, khiến cho rơ le dễ bị lờn và hỏng.

‏Nước ấm thêm 2 loại rễ cây này là “vua” dưỡng thận, kiểm soát đường huyết: Bổ tim mạch, ngừa ung thư hiệu quả ít ai biết

‏Các loại rễ cây thảo mộc được sử dụng phổ biến bởi nhiều lợi ích cho sức khỏe, khi pha với nước ấm sẽ trở thành loại trà bồi bổ cơ thể, tốt cho thận và tim.

1. Rễ cây bồ công anh‏

‏Bồ công anh có thể dùng cả cây và rễ để pha trà thanh nhiệt giải độc cơ thể, có lợi cho cả tim mạch. Rễ bồ công anh đã được sử dụng trong nhiều năm để điều trị các triệu chứng liên quan đến sỏi thận, có khả năng loại thải độc tố trong gan và thận tốt. Một số tác dụng của nước rễ cây bồ công anh:‏

‏Lợi tiểu, tăng cường chức năng thận

‏Rễ cây bồ công anh giúp lợi tiểu, thải bỏ độc tố tích tụ trong máu và hỗ trợ cho gan, thận hoạt động hiệu quả hơn. Loại rễ này còn có khả năng ngăn ngừa chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.‏

‏Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu‏

‏Rễ bồ công anh rất giàu carbohydrate inulin, một loại chất xơ hòa tan có trong thực vật làm chậm quá trình hấp thụ đường trong máu, nên việc uống rễ cây bồ công anh thường xuyên có thể cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài.‏

‏Nước ấm thêm 2 loại rễ cây này là vua dưỡng thận, kiểm soát đường huyết: Bổ tim mạch, ngừa ung thư hiệu quả ít ai biết - Ảnh 1.

‏Giảm mỡ máu, tốt cho tim‏

‏Cholesterol cao là một trong những tác nhân chính gây ra bệnh tim mạch vành. Rễ cây bồ công anh đã được chứng minh là giúp giảm mức cholesterol “xấu”, hạ huyết áp ở người bị huyết áp cao, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.‏

‏Ngăn ngừa ung thư‏

‏Các nghiên cứu cho thấy rễ bồ công anh đặc biệt có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, chẳng hạn như beta-carotene, polyphenol,… giúp chống gốc tự do, giảm khả năng tổn thương tế bào và các bệnh mãn tính.‏

‏Một số nghiên cứu đã phát hiện rằng rễ bồ công anh có lợi trong việc phòng ngừa và điều trị một số loại ung thư, bao gồm ung thư gan, bệnh bạch cầu, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư thực quản, ung thư vú.

‏Nước ấm thêm 2 loại rễ cây này là vua dưỡng thận, kiểm soát đường huyết: Bổ tim mạch, ngừa ung thư hiệu quả ít ai biết - Ảnh 2.

‏2. Rễ cây hoàng kỳ (xương cựa)‏

‏Theo bác sĩ y học cổ truyền 65 năm kinh nghiệm Hoàng Anh Như (Trung Quốc), nước ấm pha rễ cây hoàng kỳ có tác dụng thông khí huyết, bổ máu, chống lão hoá, phòng ngừa bệnh tật và kiểm soát huyết áp hiệu quả. Các tác dụng được khoa học chứng minh của rễ cây hoàng kỳ có thể kể đến như:‏

‏Tốt cho thận‏‏

‏‏Hoàng kỳ được sử dụng như bài thuốc Đông y để hỗ trợ sức khỏe thận. Rễ hoàng kỳ được chứng minh có tác dụng cải thiện tình trạng protein niệu – tình trạng có quá nhiều protein trong nước tiểu. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Frontiers in Pharmacology cho thấy bổ sung rễ cây hoàng kỳ vào chế độ ăn uống có thể cải thiện chức năng thận ở bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính.‏

‏Nước ấm thêm 2 loại rễ cây này là vua dưỡng thận, kiểm soát đường huyết: Bổ tim mạch, ngừa ung thư hiệu quả ít ai biết - Ảnh 3.

‏Ổn định đường huyết‏

‏Các bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc cũng thường kê rễ hoàng kỳ như một loại thảo mộc kiểm soát bệnh tiểu đường. Trong y học hiện đại, các nhà khoa học đã phân tích 13 nghiên cứu về tác dụng của hoàng kỳ đối với người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Kết quả cho thấy hoàng kỳ giúp làm giảm lượng đường cao trong máu nếu dùng hàng ngày.‏

‏Một số hợp chất thực vật như flavonoid và polysaccharides được chứng minh có tác dụng ổn định lượng đường trong máu. Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí y tế Ethnopharmacology năm 2016.‏

‏Bổ tim‏

‏Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Oxidative Medicine and Cellular Longevity, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chất chống oxy hóa trong hoàng kỳ có khả năng đẩy lùi chứng xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch là tình trạng xơ cứng động mạch và tích tụ mảng bám gây nguy cơ đau tim. Các thử nghiệm cho thấy lợi ích bảo vệ tim, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch của loại rễ cây này.‏

‏Nước ấm thêm 2 loại rễ cây này là vua dưỡng thận, kiểm soát đường huyết: Bổ tim mạch, ngừa ung thư hiệu quả ít ai biết - Ảnh 5.

‏Phòng ngừa ung thư‏‏

‏‏Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy tác dụng chống ung thư phổi, ung thư vú và ung thư ruột kết của rễ cây hoàng kỳ. Loại rễ này được phát hiện có tác dụng làm thu nhỏ khối u ung thư và ngăn ngừa tế bào ung thư lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. ‏‏

‏‏Hoàng kỳ cũng giàu chất oxy hoá, ức chế các gốc tự do gây tổn thương tế bào. Bên cạnh đó, rễ hoàng kỳ còn có tác dụng tăng khả năng phòng vệ tự nhiên của hệ thống miễn dịch, chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.‏

Theo VerrywellHealth, ‏‏ScitechDaily