Đặt hũ gạo trúng “cung tài lộc” này, tiền cứ vơi lại đầy lên trong chớp mắt

 

Chỉ cần hũ gạo, lọ muối được đặt đúng vị trí trong nhà thì có thể khiến gia đình làm ăn phát đạt, cuộc sống viên mãn. Còn chần chờ gì mà không tham khảo bài viết sau để “hốt lộc trời” đi nào.

Vị trí đặt hũ gạo trong nhà chuẩn nhất

Hũ gạo được xem như là biểu thị cho sự giàu có của gia đình trong phong thuỷ. Vì vậy, bạn không nên đặt bình này ở nơi ai cũng có thể thấy. Nếu đặt bình đựng gạo không phải ở nhà bếp hay nơi ai cũng có thể thấy là vị trí cần tránh. Bạn nên đặt bình đựng gạo trong tủ kín ở bếp nhưng vẫn đảm bảo sự tiện lợi để lấy gạo nấu cơm hằng ngày.

Thầy phong thuỷ nói: Đặt hũ gạo trúng cung tài lộc”, tiền cứ vơi lại đầy lên trong chớp mắt-1

Trong phong thủy, Người Á đông quan niệm rằng việc kê cao hũ gạo sẽ thể hiện sự quý trọng và bảo vệ tài lộc của gia đình. Hũ gạo chính là cái kho cất giữ tài lộc thịnh vượng của gia đình, bởi vậy ngoài việc kê cao, còn phải cất ở nơi kín đáo, nhất định không nên để người lại nhìn thấy ngay khi bước vào cửa. Tốt nhất nên đặt hũ gạo ở một vị trí khuất nhưng dễ lấy ở trong bếp.

Không đặt hũ gạo ở 2 hướng: đông và đông nam

Phong thủy xưa kia quan niệm rằng hũ gạo thuộc hành Thổ bởi cây lúa cho gạo được trồng lên từ đất, đất là Thổ. Tuy nhiên, hướng Đông và Đông Nam lại thuộc Mộc, mà Mộc khắc Thổ, nên không thể đặt hũ gạo ở hai hướng này dù nhà có chật chội thế nào đi chăng nữa.

Đặt ở hướng Đông và Đông Nam, gia chủ sẽ gặp nhiều trắc trở, vận xui, công việc không thuận lợi. Tốt nhất nên đặt hũ gạo ở hai hướng Tây hoặc Đông Bắc vì đây chính là hướng của hành Thổ.

Hũ gạo phải được để “2 kín”: đậy kín, để nơi kín

Chưa nói đến khía cạnh phong thủy, ngay trên thực tế, nên đặt hũ gạo ở những nơi sạch sẽ, cao hơn mặt đất, đậy kín để tránh bụi bẩn, chuột gián, ẩm mốc có thể “tấn công” làm gạo nhanh hỏng, không tốt cho sức khỏe.

Vật liệu của hũ đựng gạo

Theo phong thủy thì hũ đựng gạo tốt nhất nên được làm bằng sành, sứ vì chúng thuộc hành Thổ nên sẽ giúp cho gia chủ thành công trong sự nghiệp, công danh thăng tiến vù vù. Còn người buôn bán thì ngày càng phát đạt, mua may bán đắt. Đặc biệt, người ta còn dùng thùng gỗ để đựng gạo vì theo quan niệm dân gian nó cũng góp phần mang nhiều tài lộc vào nhà.

Rất nhiều gia đình đựng gạo trong thùng nhựa. Điều này được cho là sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, bởi thùng nhựa có nhiều hợp chất gây hại cho con người. Ngoài ra, theo phong thủy, gia chủ sẽ kém may mắn nếu dùng hũ nhựa.

Vật nên đặt dưới hũ gạo

Hầu hết các bà nội trợ thường không quan tâm đến vấn đề này. Thế nhưng, việc đặt một phong bao lì xì ở đáy hũ gạo hoặc các biểu tượng trang trí màu vàng trên giấy đỏ được xem là đem vận may đến cho gia đình. Bên cạnh đó, người ta còn phủ lên trên hũ gạo một tấm vải màu đỏ thắm vào đầu năm âm lịch với ngụ ý giúp cho gia đình luôn được may mắn và hưởng lộc.

Thầy phong thuỷ nói: Đặt hũ gạo trúng cung tài lộc”, tiền cứ vơi lại đầy lên trong chớp mắt-2

Lưu ý khi đặt hũ gạo trong nhà:

– Tuyệt đối không để hũ/thùng hết gạo: Việc để thùng/hũ gạo hết sạch sẽ chẳng khác nào thể hiện rằng gia đình đang mất đi tài lộc, thịnh vượng bởi theo phong thủy, hũ gạo là vật chứa đựng mang ý nghĩa tốt lành, vận may nên không được để trống rỗng.

– Thay ngay khi bị vỡ, hỏng: Nếu phát hiện bình đựng gạo bị hỏng, vỡ, bạn cần phải thay hoặc sửa chữa ngay.

– Chọn bình có hình ảnh trang trí may mắn: Ngoài các yếu tố trên, bình đựng gạo cũng nên chọn loại có các hình ảnh và biểu tượng may mắn, tốt lành hoặc các hình trang trí tươi tắn. Bạn nên tránh chọn những bình đựng gạo có màu tối tăm.

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo)

Nhà đẹp

Theo Xe và thể thao

Nhét miếng bùi nhùi thép cọ nồi vào chai nhựa: Mẹo nhỏ lợi ích tuyệt vời, ai không biết quá phí

Chỉ với một thao tác nhỏ và đơn giản sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời.

Với miếng cước chà nồi này cùng một chai nhựa nhỏ, bạn có thể giúp cho quá trình rửa dọn trở nên đơn giản, hãy thử nhé!

Dụng cụ cần chuẩn bị

1 chai nhựa

1 sợi dây ngắn

Dao rọc giấy

Kéo

Cách thực hiện

Bước 1. Bạn dùng dao rọc giấy cắt phần đầu trên của chai nhựa ra như hình bên dưới.
meo-vat
Bước 2. Tiếp theo, bạn dùng mũi kéo để đục 2 lỗ bằng nhau trên nắp nhựa.
meo-vat1
Bước 3. Sau đó bạn lấy sợi dây nhỏ đã chuẩn bị từ trước để xỏ qua phần giữa miếng cước chà nồi này như hình sau.
meo-vat2
Bước 4. Tiếp đến, bạn gắn miếng cước chà nồi này vào phần đầu chai nhựa đã cắt ra. Với mỗi đầu sợi dây, bạn hãy xỏ vào mỗi lỗ đã đục trên nắp.
meo-vat3
Bước 5. Bạn hãy siết chặt và thắt sợi dây lại để miếng chà nồi được bám chắc và nằm gọn trong phần đầu chai nhựa này. Sau đó thắt nút 2 đầu sợi dây này lại để nó trở thành giống như một chiếc quai xách vậy.
meo-vat4
Vậy là bạn đã có thể sử dụng miếng chà nồi này dễ dàng hơn rồi nè! Khi cần chà rửa, bạn chỉ cần cầm ở đầu nắp chai nhựa mà không cần phải nắm trực tiếp vào miếng chà nồi này, từ đó da tay bạn sẽ được bảo vệ tốt hơn. Ngoài ra, phần quai xách từ sợi dây sẽ giúp bạn treo miếng chà nồi lên một cách dễ dàng và ngăn nắp. Thật tiện lợi phải không nào?!
meo-vat5
Sau một thời gian sử dụng, bạn nên vệ sinh miếng cọ thép. Cách làm rất đơn giản. Chỉ cần đặt miếng cọ thép lên trên ngọn lửa. Lửa sẽ đốt cháy các cặn bẩn và dầu mỡ tích tụ trên miếng cọ thép. Tiếp đến, hãy nhúng miếng có thép vào trong bát nước, rũ sạch các cặn bẩn ra ngoài là xong.

Tất nhiên, sau khi sử dụng được một thời gian dài, bạn cũng cần thay thế miếng cọ thép mới.
2
Với miếng cọ thép cũ, bạn có thể luồn dây và buộc vào tấm chắn rác ở lỗ thoát nước trong nhà tắm. Sau đó, nhết miếng cọ thép vào miệng lỗ thoát nước. Cách này sẽ giúp giữ lại toàn bộ các loại rác nhỏ, tóc không bị lọt xuống cống. Ngoài ra, cách này giúp ngăn côn trùng nhỏ bay lên từ miệng cống.