2 điều chứng minh nước Mỹ luôn là ‘miền đất hứa’ của bất kỳ ai trên thế giới

“Đâu là sức mạnh chính yếu của nước Mỹ?”, câu hỏi này từng được đặt ra với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu trong một buổi phỏng vấn của Tom Plate và Jeffrey Cole năm 2007.

Và đây là 2 vũ khí then chốt khiến Mỹ luôn làm được những điều kỳ diệu và là hình mẫu cho nhiều quốc gia khác được ông chỉ ra.

Tư duy “Tôi làm được”

Người Mỹ có cách tiếp cận cuộc sống theo kiểu “Tôi làm được”: mọi thứ có thể mổ xẻ, phân tích và định nghĩa lại. Cho dù có thể hay không thì người Mỹ tin rằng mọi việc đều giải quyết được, nếu có đủ tiền, quá trình nghiên cứu và sự cố gắng. Đã nhiều năm, tôi được chứng kiến người Mỹ vực dậy và tái thiết nền kinh tế của họ, sau khi họ sa sút vào những năm 1980, khi Nhật và Đức có vẻ như che lấp Mỹ, tiếp quản toàn bộ lĩnh vực sản xuất. Rồi Mỹ cất tiếng trở lại. Họ có hệ thống ưu việt. Họ có khả năng cạnh tranh tốt hơn.

Những gì làm cho nền kinh tế Mỹ trở nên nổi trội chính là nền văn hóa doanh nghiệp của họ… Các doanh nghiệp và nhà đầu tư đều nhìn nhận những rủi ro và thất bại chính là bản chất và điều rất cần cho thành công. Khi họ thất bại, họ tự đứng dậy và làm lại từ đầu. Nhưng nhiều cách thức của Mỹ lại đi ngược với bản chất của những hệ thống văn hóa công xã và thoải mái hơn ở các xã hội của khác.

Hoa Kỳ là một xã hội tiền đồn. Luôn có nhu cầu thúc bách phải khởi nghiệp và tạo ra của cải vật chất. Hoa Kỳ là xã hội năng động nhất trong việc đổi mới, khởi nghiệp để biến những phát minh hoặc sáng chế mới thành hàng hóa, nhờ đó tạo ra của cải vật chất mới. Xã hội Mỹ luôn chuyển động và thay đổi… Với mọi doanh nhân thành đạt ở Mỹ, nhiều người đã thử sức và thất bại. Rất nhiều người phải thử sức nhiều lần mới thành công được. Rất nhiều người đã thành công vẫn tiếp tục sáng tạo và khởi nghiệp những công ty mới… Đây chính là tinh thần tạo ra một nền kinh tế năng động.

“Văn hóa Mỹ… là chúng tôi đi lên từ hai bàn tay trắng và cạnh tranh với bạn. Đó là lý do vì sao tôi có niềm tin rằng nền kinh Mỹ sẽ phục hồi. Họ thua Nhật và Đức trong lĩnh vực chế tạo. Nhưng họ đi lên bằng Internet, Microsoft và Bill Gates, và Dell… Bạn cần kiểu tư duy gì để làm được như vậy?”, cố thủ tướng Lý Quang Diệu đặt vấn đề.

Đó chính là một phần lịch sử của họ. Họ tiến vào một lục địa rỗng không và tận dụng nó tối đa – tàn sát thổ dân và chiếm đất cùng gia súc. Và đây là cách họ kết thúc mọi việc – bạn xây dựng một thị trấn ở đó, bạn trở thành cảnh sát trưởng, tôi là thẩm phán, bạn là cảnh sát, và bạn là chủ ngân hàng, chúng ta cùng khởi nghiệp. Và nền văn hóa này cứ tiếp diễn cho tới tận hôm nay. Người ta có niềm tin rằng bạn có thể làm cho mọi việc xảy ra.

Người Mỹ rất thành công khi đối chọi với châu Âu và Nhật Bản bởi vì họ có nhiều thái cực ứng xử ngẫu nhiên hơn. Bạn càng có nhiều đầu thái cực ở bên tốt thì sức sáng tạo và phát minh của bạn càng lớn.

Vai trò của cá nhân trong xã hội

Một khác biệt cơ bản giữa văn hóa Mỹ và văn hóa phương Đông là vị trí của cá nhân trong xã hội. Trong văn hóa Mỹ, mối quan tâm của một cá nhân là quan trọng nhất. Điều này làm cho xã hội Mỹ cạnh tranh quyết liệt hơn, sắc bén hơn và thành tích cao hơn.

Người Mỹ sẽ luôn có lợi thế nhờ xã hội có xu hướng dung nạp tất cả của họ, và tiếng Anh làm cho việc thu hút nhân tài người nước ngoài trở nên dễ dàng. Mỹ có lợi thế thấy rõ so với Trung Quốc, bởi vì việc sử dụng tiếng Anh giúp cho Mỹ thu hút được hàng triệu nhân tài nói tiếng Anh từ châu Á và châu Âu. Khả năng Hoa Kỳ đánh mất sự tự tin vào chính mình, sẽ không còn sáng tạo, không còn tạo ra những đột phá về công nghệ mới và không còn thu hút được những tài năng mới từ nước ngoài nữa là rất khó xảy ra.

“Người tài sẽ không đổ tới Trung Quốc. Người tài sẽ đổ tới Mỹ bởi vì người Mỹ nói tiếng Anh và tất cả mọi người đều thích nghi được. Đó là đất nước dung nạp những di dân. Để tới và định cư ở Trung Quốc, bạn phải thành thạo tiếng Trung. Và bạn phải quen với văn hóa Trung Quốc. Và đó là một rào cản rất khó tháo gỡ”, cha đẻ Singapore phân tích.

Mỹ là một quốc gia vĩ đại không chỉ nhờ sức mạnh và sự giàu có của mình mà chủ yếu vì đây là quốc gia đi lên nhờ những ý tưởng tuyệt vời. Chỉ có sức mạnh lớn lao của nền văn hóa ý tưởng mới giải thích được cái phong thái tốt đẹp trong đó nước Mỹ thực thi sức mạnh to lớn của mình kể từ khi kết thúc Thế chiến II cùng với sự cao thượng và hào phóng trong cách quốc gia này chia sẻ của cải của mình để tái thiết lại một thế giới thịnh vượng hơn.

“Và Hoa Kỳ là cường quốc tốt bụng nhất trong số tất cả các cường quốc, chắc chắn ít áp chế hơn hẳn bất kỳ cường quốc đang trỗi dậy nào”, cố Thủ tướng Lý Quang Diệu cho biết.

3 lẽ sống để “giàu bền vững” của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đến Jack Ma cũng tích cực truyền bá

Lắng nghe những lời dạy của Ngài có thể giúp chúng ta có được tinh thần luôn tiến về phía trước, một thái độ tích cực trong cuộc sống.

Đức Đạt Lai Lạt Ma được biết đến là người lãnh đạo tinh thần Phật giáo ở Tây Tạng. Ngài lãnh đạo tinh thần Phật giáo đã dành cả cuộc đời để truyền bá những lời nói hay về lòng tốt trên khắp thế giới. Hy vọng có thể khuyến khích sự yêu thương và ngăn chặn sự thù hận. Lắng nghe những lời này có thể giúp đưa chúng ta vào trạng thái tinh thần luôn tiến về phía trước với một thái độ tích cực trong cuộc sống.

Dưới đây là 3 bài học được Đức Đạt Lai Lạt Ma lan tỏa và truyền lại cho tới ngày hôm nay.

Lòng từ bi là tài sản vô giá

Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, chúng ta cần lòng từ bi và yêu thương con người không chỉ để tồn tại. Chúng là những nền tảng cơ bản của sự thành công trong cuộc sống. Suy nghĩ ích kỷ không chỉ hại người khác, mà còn ngăn chúng ta có hạnh phúc thực sự.

Đức Đạt Lai Lạt Ma từng nói rằng chúng ta đang bị tấn công dồn dập bởi những thông điệp về của cải vật chất. Chẳng có thông điệp nào về sự tha thứ, từ bi, kiên nhẫn, khoan dung và tử tế cả. Bạn cần phải đặt những ưu tiên này lên hàng đầu mới mong có được hạnh phúc thực sự.

Ngày nay, lòng từ bi được thể hiện qua chỉ số yêu thương – Love quotient (LQ). Trong những năm gần đây, LQ xuất hiện được xem là thước đo mới của thành công. Có cùng quan điểm với Đức Đạt Lai Lạt Ma, Jack Ma, người sáng lập tập đoàn Alibaba luôn tích cực lan truyền LQ. Ông đã tham gia chiến dịch vận động để đưa LQ trở thành chỉ số đánh giá quan trọng hơn cả EQ và IQ.

3 lẽ sống để giàu bền vững của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đến Jack Ma cũng tích cực truyền bá - Ảnh 1.

Jack Ma. Ảnh: Fox Business

Thành công không chỉ đong đếm bằng những con số

Một trong những điều quan trọng bất cứ ai cũng nên biết về thành công là nó không phải là một chiều – thành công là hai chiều. Có hai loại thành công trong cuộc sống và cả hai đều quan trọng như nhau. Thứ nhất là thành công bên ngoài, đây là những thứ trong cuộc sống mang tính vật chất, chẳng hạn như công việc, sức ảnh hưởng cá nhân và sự giàu có. Dù thành công bên ngoài quan trọng, nhưng không phải lúc nào nó cũng đồng nghĩa với hạnh phúc. 

Tuy nhiên, có một lĩnh vực thành công thứ hai mà hầu hết mọi người không để ý tới, đó là thành công nội tại. Không như thành công bên ngoài, kiểu thành công này đạt được khi mà bạn hài lòng với chính mình và với hướng cuộc sống của bạn đang đi. Hiểu một cách đơn giản, đó là khi tâm hồn bạn được thanh thản và nhẹ nhõm, trân trọng mỗi ngày của hiện tại và vui vẻ với những thứ mình đang có.

Kiểu thành công thứ hai này không phụ thuộc vào những điều kiện như vật chất, danh vọng. Tất nhiên, có một nền tảng tài chính ổn định, một địa vị cao sẽ mang lại nhiều lợi thế. Tuy nhiên, để kỳ vọng, chúng ta có thể muốn nhiều hơn thế nữa. Bởi vậy có bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là chúng ta phải biết học cách hài lòng và trân trọng những gì mình đang có.

Chấp nhận những gì không thể thay đổi

3 lẽ sống để giàu bền vững của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đến Jack Ma cũng tích cực truyền bá - Ảnh 2.

Học cách chấp nhận giúp cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Ảnh: ABC News

Chúng ta thường lo lắng về những điều chúng ta không thể thay đổi – đó là một phần tự nhiên của cuộc sống. Vấn đề là điều này chỉ dẫn đến căng thẳng và lo lắng nhiều hơn, bởi vì thực tế chúng ta không thể thay đổi tất cả theo ý mình. 

Vì vậy, bạn cần phải học cách ngừng băn khoăn về những điều bản thân không thể thay đổi, và bắt đầu tập trung vào việc thay đổi tư duy của bản thân để hạnh phúc hơn. 

Chấp nhận rằng bạn không có quyền kiểm soát hoặc quyền lực đối với một số khía cạnh của cuộc sống và dạy bản thân chấp nhận điều đó. Nếu bạn có thể làm được điều này, bạn sẽ thấy rằng bạn không còn lo lắng về những điều nhất định và cuộc sống của bạn sẽ bớt căng thẳng hơn nhiều.

Đây chỉ là một vài trong số những điều quan trọng mà chúng ta có thể học được khi từ cách các nhà sư Tây Tạng tiếp cận cuộc sống. Cuộc sống nhiều khi chúng ta vẫn bị vật chất chi phối. Nếu bạn có thể tiếp cận một cách thoải mái và vô tư hơn, bạn có thể thấy mình hạnh phúc hơn rất nhiều.

Tổng hợp