Phim Việt năm nay ồ ạt cảnh nóng: Phản cảm, thiếu chiều sâu

Gần đây, cảnh cảnh nóng xuất hiện nhiều trong một số phim Việt chiếu rạp. Song, không phải tác phẩm nào cũng tạo ấn tượng tốt khi khai thác các cảnh quay này.

Sau thời gian vắng bóng tại rạp, phim Việt trở lại với một số tác phẩm đạt doanh thu cao, thu hút được sự quan tâm từ phía khán giả.

Bên cạnh nội dung và chất lượng, cảnh nóng cũng là yếu tố khiến nhiều người quan tâm. Trước ngày công bố, một số phim giới thiệu trailer, tung nhiều hình ảnh quảng bá các cảnh nóng nhằm tăng sức hút cho phim.

Tuy nhiên, hướng đi này thực sự là “con dao hai lưỡi”. Khi những cảnh nóng được thực hiện không khéo léo, nó trở thành thứ gây phản cảm, khiến phim mất điểm với người xem.

Cảnh nóng thiếu chiều sâu

Người vợ cuối cùng là một trong những bộ phim gây chú ý vì những cảnh nóng táo bạo. Đây là dự án đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Victor Vũ, cũng là phim cổ trang đầu tiên của anh.

Đặc biệt, nữ chính Kaity Nguyễn dũng cảm xóa bỏ hình ảnh ngọc nữ quen thuộc để vào vai Linh – cô gái nghèo bị ép trở thành vợ ba của quan tri huyện Đức Trọng (NSƯT Quang Thắng).

Phim Việt năm nay ồ ạt cảnh nóng: Phản cảm, thiếu chiều sâu - Ảnh 1.Phim Việt năm nay ồ ạt cảnh nóng: Phản cảm, thiếu chiều sâu - Ảnh 2.

Người vợ cuối cùng là phim Việt gây chú ý vì những cảnh nóng.

Từ những cảnh đầu tiên, đạo diễn đã dùng những cảnh ái ân để mô tả số phận đau đớn của nhân vật. Về nhà quan, Linh không được chồng thương yêu, chiều chuộng. Trái lại, cô trở thành công cụ để thỏa mãn dục vọng, đồng thời đáp ứng mục đích duy nhất là đẻ con cho quan.

Sau đó, Linh bất ngờ gặp lại người yêu cũ Nhân (Thuận Nguyễn) rồi rơi vào vòng tay anh. Các cảnh nóng tiếp tục xuất hiện thể hiện tình cảm sâu đậm giữa 2 người. Lúc này, Linh cũng thể hiện 2 sắc thái hoàn toàn đối lập: Cô hạnh phúc bên người yêu bao nhiêu thì hờ hững bên chồng bấy nhiêu.

Điều đáng bàn là cách đạo diễn xây dựng các phân đoạn còn đơn giản, cũng hời hợt như sự lạnh nhạt mà Linh dành cho quan. Chưa kể, cảnh nóng lặp đi lặp lại không giúp câu chuyện sâu sắc hơn mà còn khiến người xem bị tụt cảm xúc.

Đỉnh điểm của việc dùng cảnh nóng vô tội vạ là ở phân đoạn Nhân lâu ngày không được bên cạnh Linh. Anh nhớ nhung người yêu nên tìm đến tận nhà quan để gặp cô.

Tại đây, 2 người lập tức lao vào vòng tay nhau trong chính căn phòng nơi Linh ở, bất chấp bên ngoài khách khứa đang dự tiệc đông đúc.

Cảnh quay này được đánh giá là chưa hợp lý, khiến tình yêu giữa Nhân và Linh mất đi sự trong sáng, dung dị. Nhân vẫn thèm khát dục vọng hơn là quan tâm, lo lắng cho người yêu.

Xuất hiện ồ ạt gây phản cảm

Táo bạo hơn cả Người vợ cuối cùng Chiếm đoạt – bộ phim Việt quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng gồm Miu Lê, Lãnh Thanh, Phương Anh Đào, Karik…

Giống Kaity Nguyễn, Miu Lê cũng mạnh dạn thay đổi hình ảnh dễ thương quen thuộc trong nhiều phim trước để trở thành một kẻ mưu mô, xảo quyệt. Trong phim, nữ diễn viên hóa thân thành cô trông trẻ My, hiện phụ giúp cho cặp vợ chồng giàu có Sơn (Lãnh Thanh) và Hà (Phương Anh Đào).

Trong khoảng 30 phút đầu, đạo diễn đưa vào tác phẩm hàng loạt cảnh nóng táo bạo, nhằm thể hiện mối quan hệ rối rắm giữa các nhân vật.

Phim Việt năm nay ồ ạt cảnh nóng: Phản cảm, thiếu chiều sâu - Ảnh 3.Phim Việt năm nay ồ ạt cảnh nóng: Phản cảm, thiếu chiều sâu - Ảnh 4.Phim Việt năm nay ồ ạt cảnh nóng: Phản cảm, thiếu chiều sâu - Ảnh 5.Phim Việt năm nay ồ ạt cảnh nóng: Phản cảm, thiếu chiều sâu - Ảnh 6.

Một vài cảnh nóng trong phim Chiếm đoạt .

Ngay từ khi xuất hiện, Sơn đã lôi vợ lên giường dù cô mới đẻ chưa được bao lâu. Đến khi gặp người trông trẻ, anh lại sẵn sàng cởi đồ mà không quan tâm đến tính cách, số phận của cô.

Suốt bộ phim, Sơn hăng say quan hệ với vợ, rồi lại liên tục lao vào những màn ân ái với cô trông trẻ. Họ làm tình gần như mọi lúc mọi nơi, từ giường ngủ, phòng tắm cho đến bàn ăn…

Điều đáng bàn là một số phân đoạn được xử lý chưa tốt, đôi lúc còn khiến khán giả bật cười. Các cảnh quay ban đầu tạo sự tò mò, sau đó trở nên nhàm chán và thừa thãi.

Sau tất cả, cảnh nóng chỉ mô tả Sơn như một gã đàn ông nghiện tình dục hơn là một nhân vật có chiều sâu. Phim cũng khắc họa phụ nữ hiện đại chẳng khác thời phong kiến, thậm chí sẵn sàng trở thành công cụ để đàn ông thỏa mãn dục vọng.

Chỉ là yếu tố câu khách

Người vợ cuối cùng là dự án được giới thiệu từ lâu. Nhưng chỉ vài ngày trước khi chính thức phát hành, ê-kíp liên tục công bố nhiều cảnh nóng trong phim để kích thích sự tò mò của khán giả. Tương tự, Chiếm đoạt cũng sử dụng cảnh nóng làm chiêu bài marketing.

Tuy nhiên, không phải lúc nào hướng đi này cũng hiệu quả. Hiện Chiếm đoạt chỉ thu hơn 10 tỷ đồng theo Box Office Vietnam (đơn vị quan sát phòng vé độc lập). Con số này thấp hơn mức kỳ vọng rất nhiều, phim nhận nhiều lời chê vì cảnh nóng nên khả năng sẽ không đạt doanh thu cao.

Phim Việt năm nay ồ ạt cảnh nóng: Phản cảm, thiếu chiều sâu - Ảnh 7.Phim Việt năm nay ồ ạt cảnh nóng: Phản cảm, thiếu chiều sâu - Ảnh 8.

Cảnh nóng không giúp Chiếm đoạt tạo thiện cảm với khán giả, thậm chí còn nhận nhiều lời chê.

Trước đó, Thành phố ngủ gật cũng là phim Việt được giới thiệu “ngập cảnh nóng”. Tuy nhiên, các cảnh này xuất hiện trong phim không nhiều như lời quảng cáo, cũng không đóng vai trò quan trọng trong đường dây câu chuyện.

Khi ra rạp, Thành phố ngủ gật chỉ thu hơn 230 triệu đồng, là một trong những phim Việt có doanh số thấp nhất năm nay.

Điều đó cho thấy cảnh nóng chưa chắc đã giúp bộ phim thu hút hơn. Trái lại, các phân đoạn này sẽ giới hạn người xem, khiến tác phẩm dán nhãn T18 (phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên) khi ra rạp.

Nhìn lại Người vợ cuối cùng , đạo diễn hoàn toàn có thể loại bỏ những cảnh nóng mà vẫn đảm bảo giữ được nội dung phim. Khán giả vẫn cảm nhận được thái độ, tình cảm Linh dành cho người yêu và quan tri huyện mà không cần xem các cảnh nóng.

Riêng với Chiếm đoạt, biên kịch cũng có thể dành thời gian để đào sâu tâm lý nhân vật thay vì bắt họ liên tục cởi quần áo rồi lao vào nhau.

Nhìn chung, cảnh nóng trong phim Việt vẫn còn mang tính công thức. Các cảnh quay này chưa được xử lý khéo léo nên gây phản cảm nhiều hơn là tạo ấn tượng mạnh với khán giả.

Hàng trăm nghìn thạc sĩ, cử nhân bỏ việc làm shipper, chạy taxi công nghệ: Xu hướng mới hay sự “bấu víu” chớp nhoáng?

Nghịch lý hàng trăm nghìn thạc sĩ, cử nhân đổ xô làm shipper, chạy taxi: Xu hướng hay sự

Trung Quốc – Xu hướng nổi lên gần đây tại Trung Quốc là hàng trăm nghìn cử nhân, thạc sĩ đã chọn nghề giao hàng (shipper) như sự “bấu víu” tạm thời trước khi tìm được công việc ưng ý.

Hồng Tuyết Trân là Phó tổng giám đốc của Mạng tìm kiếm việc làm Trung Quốc yes123, Giám đốc tiếp thị của Free Times, Phó giám đốc kiêm Giám đốc tiếp thị của Đài phát thanh Philharmonic…

Anh cũng là tác giả của nhiều cuốn sách như “Làm thế nào để không bị công việc sai khiến, nếu không làm việc sẽ còn khổ hơn”,“Sức mạnh là tự do” “Hãy tự lập và già đi, đừng già đi một mình”...

Dưới đây là câu chuyện đích thân anh đã được nghe từ một nhân vật vô cùng đặc biệt.

THẠC SĨ LÀM SHIPPER, CHẠY TAXI

Trong một chuyến đi công tác, Hồng Tuyết Trân gặp một anh tài xế lái một chiếc xe trị giá hàng trăm nghìn USD.

Vì làm việc trong lĩnh vực truyền thông nên từ lâu, anh đã hình thành thói quen đặt câu hỏi. Không ngờ, “thân thế” của người lái xe lần này thực sự vượt qua sự tưởng tượng ban đầu của anh.

Người tài xế này thực ra đã tốt nghiệp Thạc sĩ tại Hoa Kỳ, làm việc trong các công ty nước ngoài 25 năm, từng là kỹ sư nghiên cứu và phát triển trong ngành bán dẫn, sau đó chuyển sang làm marketing.

Sau khi lái xe Uber mỗi ngày, anh đi làm từ 10 giờ tối đến 3 giờ sáng, chủ yếu để tổ chức các cuộc họp video với nước ngoài. Bên cạnh đó, người đàn ông này dành toàn bộ thời gian làm việc tại nhà và không phải đến văn phòng. Mức lương hàng năm của anh rơi vào khoảng 5 triệu USD.
Thạc sĩ đổ xô làm shipper, chạy taxi: Chỉ có một công việc hoặc một nguồn thu nhập không khác gì làm kinh doanh nhiều rủi ro - Ảnh 1.
Bên cạnh thu nhập từ công việc chính, anh cũng tham gia thị trường chứng khoán. Ngoài cổ phiếu, anh còn đầu tư vào bất động sản. Theo lời kể của chàng thạc sĩ, hiện anh sở hữu một ngôi nhà trị giá khoảng 18 triệu USD, 3 căn không có con số cụ thể nhưng đều có mặt tiền.

Nghe đến đây chắc hẳn mọi người sẽ hỏi “tại sao anh lại lái xe Uber”? Chàng thạc sĩ trả lời: “Cuộc sống thật tẻ nhạt!”

Cách đây nhiều năm, câu chuyện về “thạc sĩ giao đồ ăn” từng khiến dư luận xôn xao, tuy nhiên khi đó xu hướng này chưa phổ biến.

Theo South China Morning Post, báo cáo của Meituan – nền tảng mua bán và giao đồ ăn trực tuyến tại Trung Quốc – cho thấy trong nửa đầu năm 2020, ít nhất 60.000 thạc sĩ và 170.000 cử nhân Trung Quốc trở thành nhân viên giao hàng. Ước tính 24,7% trong tổng số 2,95 triệu tài xế giao hàng sở hữu ít nhất một bằng đại học, tăng 6,7% so với năm trước đó.

Thạc sĩ triết học làm shipper, vẫn phải quê vì thất nghiệp

Chàng trai 8X họ Trần quê ở Thành Đô (Trung Quốc) đã từng tốt nghiệp bằng thạc sĩ của Đại học Tứ Xuyên, tờ China Youth Daily mới đây đưa tin.
Shipper đã trở thành nghề nghiệp phổ biến với sinh viên vừa ra trường và thất nghiệp ở Trung Quốc.

Sau đó, anh Trần chuyển đến thủ đô Bắc Kinh để làm việc trong lĩnh vực truyền thông. Ở tuổi 35, anh quyết định nghỉ việc và cùng bạn bè góp vốn thành lập một công ty nhỏ. Tuy nhiên, do làm ăn thua lỗ, công ty phá sản và anh phải tìm hướng đi mới. Trong thời gian gửi hồ sơ xin việc, anh Trần đã thuê một chiếc xe máy điện và trở thành nhân viên giao hàng (shipper).

Trên thực tế, shipper đã trở thành nghề nghiệp phổ biến với lao động thất nghiệp ở Trung Quốc. Đây là công việc có thu nhập ổn định, thậm chí là hậu hĩnh nếu đi giao hàng vào ban đêm và nhận nhiều đơn hàng.

“Buổi sáng tôi thường đi giao hàng, có thể tăng ca vào tối muộn nếu muốn. Còn lại thời gian trong ngày tôi làm công việc viết lách tạm thời và đọc sách. Tôi kiếm được khoảng 4.000 – 5.000 NDT mỗi tháng (khoảng 13,6 – 17 triệu đồng)”.

Khác với nhiều thạc sĩ và tiến sĩ khác ở Trung Quốc- những người cố gắng che giấu bản thân khi làm shipper vì cho rằng đây là một công việc tay chân, anh Trần lại vui vẻ chấp nhận công việc và chia sẻ rằng mỗi lần đi giao hàng giữa lòng thành phố Bắc Kinh đông đúc về đêm, anh cảm thấy mình được tự do, không phải đối mặt với áp lực cạnh tranh như thời còn làm công sở.

“Nhiều áp lực vây quanh như tiền trang trải cuộc sống, tiền nhà trọ… đã khiến tôi bế tắc”, anh nói.

Ngay khi đăng tải lên mạng xã hội, câu chuyện của anh Trần đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Một số người ác ý bình luận rằng anh đang làm xấu mặt trường đại học của anh trong khi nhiều người đồng cảm, cho rằng không chỉ riêng anh Trần mà nhiều người trẻ cũng rơi vào tình cảnh thất nghiệp, đồng thời khuyên anh nên xem thực tế hiện nay là động lực để trở về quê sinh sống và lập nghiệp.

Gia đình, bạn bè và nhiều thầy cô đã nhắn tin động viên sau khi xem hết video của anh Trần.

“Họ không coi thường tôi. Gia đình còn nói rằng đây là cơ hội để tôi quay về Thành Đô. Bắc Kinh không phải nơi duy nhất mà tôi có thể sinh sống và hoàn thành lý tưởng cuộc đời”, anh Trần tâm sự.

Trần cho biết thời gian tới sẽ về quê ở Thành Đô và nộp đơn xin việc ở một vài trường đại học tư thục để làm giảng viên.

Hiện nay, thị trường việc làm tại quốc gia tỷ dân đang cạnh tranh gay gắt, số lượng sinh viên tốt nghiệp lớn chưa từng thấy và tình trạng thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên đang trở nên đáng báo động. Năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở Trung Quốc đã đạt gần 20%, tờ Deutsche Welle đưa tin.

Một số người tìm đến công việc giao hàng như sự bám víu tạm thời. Nhiều người khác quyết định dấn thân vào khu vực nhà nước để tìm kiếm sự an toàn giữa “bão bất ổn”.

3 BÀI HỌC TỪ NGƯỜI LÁI XE

Từ câu chuyện của người lái xe, và nhân viên giao hàng ở trên chúng ta có thể rút ra những điều sau:

1. Không ngừng học hỏi

Những người giàu luôn học mọi lúc mọi nơi. Họ không chỉ học từ sách mà còn từ âm nhạc hay những người có cùng quan điểm khác và thậm chí có cả người cố vấn. Người giàu dành thời gian mỗi ngày để học hỏi và trưởng thành. Việc tiếp thu kiến thức mới mỗi ngày giống như tập thể dục cho bộ não.

Họ là những người biết lắng nghe và luôn ở gần những người mang lại giá trị cho bản thân. Những người này tìm kiếm những lời đánh giá về bản thân và đối mặt với những lời chỉ trích. Dù tốt hay xấu, họ cũng không né tránh những chỉ trích và biến nó thành bài học. Đó là một kỹ năng quan trọng để học hỏi và phát triển.

2. Đa dạng nguồn thu nhập

Một thói quen quan trọng khác mà bất cứ ai cũng nên rèn luyện đó là đảm bảo rằng họ có nhiều nguồn thu nhập: Không chỉ có một kế hoạch B, mà còn là một C và một D và đôi khi nhiều hơn.

Chỉ có một công việc hoặc một nguồn thu nhập đồng nghĩa với làm kinh doanh nhiều rủi ro. Điều gì xảy ra nếu đột nhiên, như một số điều xảy ra ở hành tinh này, bạn không có thu nhập đó nữa? Tiết kiệm có thể giúp bạn, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn.
Thạc sĩ đổ xô làm shipper, chạy taxi: Chỉ có một công việc hoặc một nguồn thu nhập không khác gì làm kinh doanh nhiều rủi ro - Ảnh 2.
Vì vậy, việc có nhiều hơn một nguồn thu nhập là một sự lựa chọn khôn ngoan. Hãy nhớ những quả trứng mà bạn giữ lại bây giờ và sau đó. Đặt chúng vào một số giỏ khác nhau và chắc chắn rằng bạn đã có nhiều hơn một con gà đủ để tạo ra những quả trứng đó.

3. Làm việc chăm chỉ khi bạn còn trẻ

Trong một cuộc khảo sát, các triệu phú cho rằng 3 nguyên nhân chính đem lại thành công của họ là: Làm việc chăm chỉ, tham vọng và giáo dục.

Chúng ta có thể thấy những người cực kỳ giàu có vẫn tiếp tục làm việc khi họ có thể nghỉ hưu và chẳng cần phải làm gì cho đến cuối đời, nhưng điều đó đã không xảy ra. Có nhiều lý do khác nhau như họ “nghiện” công việc, họ thích được công nhận hoặc chỉ là không thích nghỉ ngơi…

Dành ít thời gian để đi nghỉ, bớt thời gian tắm hay ăn trưa mà thay vào đó để dành thời gian cho công việc. Càng làm việc chăm chỉ thì sẽ càng có khả năng thành công. Đây chính là một trong những bí quyết thành công của tỷ phú Michael Bloomberg.

Để thành công, tỷ phú Bloomberg cho rằng không thể thiếu tính bền bỉ, liên tục học hỏi, trau dồi kiến thức và chuẩn bị sẵn tâm lý gặp rủi ro, thách thức.