10 năm đi giúp việc cho người giàu, tôi phát hiện ra điểm chung “đau lòng” của đời người: Dù giàu hay nghèo thì già cả cũng giống nhau 1 điều

Khoảng 10 năm trước, khi nghề bảo mẫu cho người già phát triển mạnh trở thành công việc vô cùng hấp dẫn thì tôi cũng quyết định dũng cảm bước chân vào, tìm kiếm việc làm.

Lúc đó, tôi mang theo những kỳ vọng lớn về cuộc sống, bước vào nghề bảo mẫu để vừa có nguồn thu nhập phụ giúp gia đình, vừa có những bài học, trải nghiệm cho bản thân. Tôi nghĩ đây là công việc đơn giản, bản thân thừa sức có thể chăm sóc, nấu ăn và trò chuyện cùng họ mỗi ngày.

Tuy nhiên, thời gian trôi qua tôi phát hiện ra đây là công việc phức tạp và nặng nề hơn những gì bản thân đã nghĩ. Đặc biệt, sau nhiều lần tận mắt chứng kiến hoàn cảnh của người già trong những năm tháng cuối đời, tôi “đau lòng” nhận ra sự khó khăn chung mà nhiều người gặp phải dù họ có tiền hay không.

Góc khuất cô đơn của người già những năm cuối đời

Trong suốt 10 năm qua, tôi đã chăm sóc vô số người già khác nhau. Có những người từng là doanh nhân giàu có, là người có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội và cũng có những người là nông dân bình thường luôn chăm chỉ và giản dị.

Nhưng tôi phát hiện, dù họ có là ai, thân phận và địa vị xã hội khác nhau ra sao thì đến khi về già đều phải đối mặt với những vấn đề như: sự suy giảm chức năng cơ thể hay cô đơn, bất lực.

Tôi từng chăm sóc một cụ ông tên Dương. Khi còn trẻ là một doanh nhân có tiếng và tích luỹ được nhiều của cải. Tuy nhiên, sau khi đã lớn tuổi, cơ thể ông dần suy yếu và không có người thân nào ở bên cạnh chăm sóc. Các con của ông đều định cư bên người ngoài nên rất ít khi về thăm cha.

Dù thỉnh thoảng có về, thì họ cũng chỉ ở được 1 – 2 ngày, rồi nhanh chóng quay lại với guồng quay công việc và cuộc sống. Mặc dù ông Dương rất dư giả về mặt tài chính, sống một mình trong căn biệt thự lớn nhưng cuộc sống lại rất buồn chán và vô cùng cô đơn.

Những ngày cuối đời không có con cháu bên cạnh, ông thường ngồi ngơ ngác nhìn ra cửa sổ, nét mặt tràn ngập nỗi buồn vô tận.

Một người lớn tuổi khác mà tôi tình chăm sóc là bà Lý. Bà là người rất hiền lành, chăm chỉ và giản dị. Trong suốt cuộc đời mình, bà đã cống hiến tất cả sức lực và thời gian để vun đắp cho gia đình nhỏ của mình.

Tuy nhiên, đến khi về già bà đã mất khả năng tự chăm sóc bản thân do bệnh tật. Các con của bà cũng vì bận rộn với cuộc sống, với miếng cơm manh áo nên không thể ở bên mẹ nhiều.

Bà Lý sống mà không hề vui vẻ, bà thường xuyên đau đớn, bất lực vì bệnh tật nhưng lại giữ im lặng vì không muốn con cái phải lo lắng. Mỗi lần nhìn thấy sự bất lực của bà cụ thể hiện qua ánh mắt làm tôi không khỏi xót xa.

Điểm chung đau lòng của đời người

Qua 10 năm làm bảo mẫu, tôi thật sự nhận thức sâu sắc rằng dù có giàu có đến đâu thì khi về già ai cũng phải đối diện với một số khó khăn chung nhất định. Và thật đáng tiếc, khó khăn này không thể giải quyết được bằng việc có tiền.

Những người già có tài chính dư dả có thể dùng tiền thuê nhiều bảo mẫu chăm sóc hay sống trong những viện dưỡng lão sang trọng. Tuy nhiên, họ không thể dùng tiền để mua sự quan tâm và bầu bạn của con cháu trong những năm tháng cuối đời.

Sau nhiều câu chuyện, tôi mới nhận ra người già cần nhất là sự đồng hành và quan tâm của con cái. Tiền có thể mang đến cho con người rất nhiều lạc thú, mua được vật chất đắt đỏ nhưng chẳng thể mua được sự quan tâm về tinh thần, nhất là tình thân trong gia đình.

Sự giàu có thực chất không nằm ở việc bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm, bạn có biệt thự lớn hay siêu xe sang mà nó nằm ở gia đình, niềm vui của các thành viên khi cả nhà cùng quân quần bên nhau.

‘5K’ khi sử dụng nồi nhôm để không sinh ra chất gây bệnh

Theo chuyên gia, việc sử dụng nồi nhôm không đúng cách có thể gây hại cho sức khoẻ, đặc biệt là các loại nhôm tái chế không đảm bảo chất lượng.

Trước khi đồ inox ra đời thì đồ nhôm đã tạo ra một đế chế rộng khắp trên toàn thế giới. Nhôm được sử dụng làm đồ gia dụng trong nấu ăn do là vật liệu ít bị hoen rỉ.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia Công nghệ thực phẩm cho biết, nhôm là một kim loại mà ở trong không khí (bình thường) sẽ phản ứng với oxy tạo ra oxit nhôm khá bền ở nhiệt độ bình thường. Oxit nhôm sẽ tạo thành một lớp màng bao quanh nồi giúp ngăn tác động của môi trường vào nhôm ở bên trong, đồng thời cũng ngăn không cho nhôm ở bên trong tan ra ngoài. Cũng chính vì lẽ đó mà nhôm không bị hoen rỉ.

5K khi sử dụng nồi nhôm để không sinh ra chất gây bệnh - Ảnh 1.

Nồi nhôm, ảnh ST

Lớp màng bảo vệ nhôm này sẽ khiến cho nồi mất đi độ bóng và xỉn màu. Nhiều người khi thấy nồi xỉn màu vàng mang ra chà, cọ cho sạch khiến cho lớp bảo vệ bị mất đi. Chỉ sau thời gian ngắn sử dụng nồi nhôm sẽ bị rỗ mặt, có hiện tượng ăn mòn, độ bền không cao.

Những nồi nhôm được làm từ nhôm tinh khiết nếu biết cách sử dụng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách sẽ khiến quá trình ăn mòn diễn ra nhanh, nhất là khi dùng nồi nhôm để nấu/đựng đồ ăn có muối hoặc đồ ăn chua.

Với các loại nồi nhôm giá rẻ, được làm bằng phế liệu, pha tạp thì có thể chứa các chất độc hại vượt quá quy định cho phép đối với sức khỏe.

Theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, hàm lượng chì có trong sản phẩm nhôm tái chế là 7mg/kg, nếu vượt quá sẽ tích tụ trong gan, thận gây ung thư, giảm chức năng gan, thậm chí là ngộ độc cấp tính.

PGS Thịnh khuyến cáo: “Khi nấu nồi nhôm nếu có muối sẽ tạo ra phản ứng với lớp màng bảo vệ của nhôm khiến cho nồi nhanh bị rỉ, muối nhôm sẽ bị đùn ra ngoài. Oxit nhôm hoà tan vào thực phẩm. Tuy oxit nhôm không phải là kim loại nặng nhưng khi đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ không tốt cho sức khoẻ”.

Để sử dụng nồi nhôm an toàn, các chuyên gia lưu ý:

– Không nấu canh chua, kho thức ăn bằng nồi nhôm vì sẽ tạo ra phản ứng với oxit nhôm và làm nó tan một phần vào canh, khi ăn vào sẽ gây hại sức khỏe.

– Không nên dùng nồi nhôm nấu ăn trong khoảng thời gian dài: Điều này sẽ khiến hình thành nên các chất không tốt cho sức khoẻ.

– Không sử dụng nồi nhôm đựng đồ ăn có muối: Do nhôm tác dụng với muối khiến cho oxit nhôm hoà tan vào thực phẩm sẽ không tốt cho sức khoẻ.

– Không dùng đồ nhôm để muối hay đựng dưa cà.

– Không đựng các thức ăn có chất axid, chất kiềm bằng đồ nhôm vì sẽ sinh phản ứng hóa học, tạo nên một hợp chất có hại cho cơ thể. Không nên đựng thức ăn, cơm, canh, rượu, các thức ăn có mì chính trong đồ bằng nhôm.

Lưu ý, khi nấu nồi nhôm nên nấu nhỏ lửa để tránh bị cháy, bong tróc lớp bảo vệ và làm gia tăng hiện tượng ăn mòn, dễ sinh ra các chất có hại cho cơ thể.

Các chuyên gia lưu ý nồi nhôm tái chế chứa nhiều tạp chất thường có màu xỉn, màu sắc của bề mặt không đều, có thể có vết rỗ, thường đúc bằng khuôn. Nhôm tái chế giòn, không dẻo. Còn nhôm nguyên chất thường bóng sáng, màu không xỉn.