14 ɫhói queп giúp chị em đẹp, sang xịn hơп: Phụ пữ пhớ càпg пhiều càпg sướпg

03Để đẹp và để sang xịn có rất nhiều cách. Nếu phụ nữ lắm tiền tìm cách để khiến mình đẹp, mình sang nhờ chi tiền vào đủ mọi hình thức làm đẹp sẵn có. Thì chị em kinh tế eo hẹp vẫn có thể khiến mình xinh đẹp và quyến rũ không ai có thể chê nếu nắm giữ 14 quy tắc bất di bất dịch được chia sẻ ngay dưới đây:

1. Ngủ sớm

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Hãy tập cho mình thói quen ngủ sớm trước 23 giờ mỗi ngày và dậy trước 6 giờ sang. Thói quen thức khuya chính là cách mà chị em tự mình tàn phá cơ thể từ ngày này qua ngày khác mà không hề biết. Đừng tự biến mình trở thành con gấu trúc xấu xí với đôi mắt đầy quầng thâm, lờ đờ và cơ thể èo ọt với đủ bệnh bênh trong do thói quen xấu này nữa.

2. Không nên ăn quá nhiều

Căng da bụng chùng da mắt, thói quen ăn nhiều chỉ sướng miệng sướng mồm một lúc nhưng hại dáng hại da vô kể. Điều có thể thấy đầu tiên do thói quen này gây ra chính là hình thể ngày một xuống dốc, mỡ tích thật dày, vóc dáng béo tròn ục ịch. Thế nên muốn có một vóc dáng thon gọn vạn người mê, một thần thái chanh sả thì đầu tiên hãy từ bỏ thói quen ăn uống vô tội vạ đi nhé.

3. Ăn mỗi thứ một chút:

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Hãy ăn uống một cách đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm cùng nhau để cân bằng các loại dinh dưỡng trong cơ thể. Thừa vitamin nhưng thiếu muối thì cũng không xong, thức ăn nào cũng có cái ngon của nó nên hãy thưởng thức nhưng cần có chừng mực và biết điểm dừng nhé.

4. Ăn tối sớm:

Ăn tối nên ăn trước 7h tối, sau đó sẽ có nhiều thời gian để vận động cho cơ thể tiêu bớt năng lượng dư thừa tránh tăng cân tăng kg mất kiểm soát, đặc biệt là có thể tránh được hàng loạt bệnh nguy hiểm về tim mạch và dạ dày.

5. Ăn đồ ấm :

Thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng sẽ khiến đường tiêu hóa bị kích thích. Tốt nhất nên để ý nhiệt đồ thích hợp của thức ăn vừa đảm bảo được sức khỏe vừa duy trì được hương vị tự nhiên của món ăn khiến ăn uống được ngon miệng hơn.

6. Uống nước theo nhu cầu:

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Không nhất định phải cứ uống 2 lít nước mỗi ngày mới đúng và đủ. Thật ra uống bao nhiêu là tùy vào khí hậu thổ nhưỡng, cơ địa cũng như thói quen ăn uống của mỗi người. Tuy nhiên luôn phải đảm bảo cơ thể trong tình trạng đủ nước nhé.

7. Tập thể dục nhiều hơn:

Thói quen tập luyện thể dục mang đến hàng trăm lợi ích cho cơ thể nào là giúp cho cơ thể khỏe mạnh, lâu già, đầu óc thông minh tỉnh táo mọi lúc mọi nơi. Nhờ như vậy mà ai nhìn vào cũng sẽ nhận xét rằng chúng ta thần thái hơn rất nhiều.

8. Ăn mặc đẹp cho bản thân:

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Ăn cho mình đẹp cho người, đẹp thì có gì sai bởi em xinh em sẽ có quyền. Hãy nhớ điều này để luôn chỉnh chu trong mọi hoàn cảnh. Sáng đi làm nên chọn set đồ nào ghé công sở để duyên dáng mà không quá lố, hẹn hò đám bạn, đi chơi cùng người ấy… nhất định luôn phải biết lựa chọn item phù hợp với từng hoàn cảnh để làm mình nổi bậc nhất nhé.

9. Hãy nói không với vi ô lông:

Vi ô lông trên da khiến da dẻ mất đi mấy phần mướt mát nhìn cũng kém đẹp hẳn. Thế nên chị em nhất định phải triệt tiêu nó đi. Một mẹo khá hay là, nếu chị em hết kem cạo lông, hãy dùng dầu xả để thay thế. Nó sẽ giúp quá trình cạo trở nên trơn tru, đồng thời nuôi dưỡng làn da sau khi cạo.

10. Làm đẹp mái tóc:

Để có những lọn tóc xoăn nhẹ nhàng tự nhiên mỗi sáng thức giấc, có một cách khá hay là chị em hãy tết tóc lại rồi đi ngủ, sáng dậy sẽ thấy tóc có những lọn xoăn cực xinh.

11. Mẹo dùng kẹp tóc chắc chắn:

Khi sử dụng các loại kẹp tạo kiểu cho mái tóc, chị em có thể thử áp dụng xoay ngược và xịt nước xịt dưỡng lên kẹp tăm để kẹp tóc chắc hơn.

12. Tạo lớp son lì cho đôi môi:

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Hãy tạo lớp son lì bằng cách dùng phấn bột dạng lỏng và một chiếc khăn giấy.

13. Giữ cho đôi mi cong lâu hơn:

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Sử dụng máy sấy làm nóng kẹp mi trước khi dung sẽ khiến hàng mi cong lâu hơn rất nhiều.

14. Hãy luôn sống thong thả và bình an trong tâm trí:

Thong thả chính là nghệ thuật giúp chúng ta sống và làm việc “dai dẳng”, hiệu quả mà nhẹ nhàng.” Hãy nhớ, con rùa cứ chê nó chậm mà nó chính là con vật sống thọ nhất. Quả tim mình làm việc cả đời không mệt mỏi sở dĩ cứ co 0,4 giây thì giãn 1,2 giây.

Tại sao ở Mỹ đi học không cần phải quay cóp?

Trong mỗi lớp học, hơn chục học trò, mỗi đứa có một sở trường riêng. Và thầy cô giáo, cũng như hệ thống giáo dục có nghĩa vụ nương theo thế mạnh cá nhân của từng đứa học trò, phát triển chúng thành một con người theo đúng sở trường mà chúng có.

Khi lái xe chở cậu nhóc, mình hay hỏi nó chuyện ở trường. Nhân chuyện học toán, cậu nhóc kể: “Ngồi cạnh con là một thằng bạn người Brazil, nó đặc biệt… dốt môn toán, một bài 10 câu, nó may lắm thì giải được 3, trong đó có hơn 2 câu sai! Nó nói với con, tao học toán không được!”

Mình hỏi cậu nhóc: “Thế cậu ấy có hay… chép bài của con không, vì ngồi cạnh mà?” Cậu nhóc… ngơ ngác mất vài giây, rồi lắc đầu: “Không, không đời nào, ở lớp con không có ai chép bài của ai cả!”

Mình sực nhớ, nhưng hỏi thêm: “Do các bạn tự giác à?” Cậu nhóc lắc đầu: “Không, đâu có cần phải chép, vì mỗi người có sở trường riêng mà.” Và cậu nhóc kể thêm, ví dụ cái cậu người Brazil kia, cậu ấy học… thể dục, chơi thể thao rất hay.

Vâng, đó là một thực tế. Trong mỗi lớp học, hơn chục học trò, mỗi đứa có một sở trường riêng. Và thầy cô giáo, cũng như hệ thống giáo dục có nghĩa vụ nương theo thế mạnh cá nhân của từng đứa học trò, phát triển chúng thành một con người theo đúng sở trường mà chúng có.

Ở kỳ trước mình đã kể, khi lên cấp trung học, mỗi học trò có quyền chọn những môn theo học mà chúng thích. Vì vậy, khi tốt nghiệp trung học, lên đại học, một đứa có thể… bơi rất giỏi, nhưng học toán ngang với một đứa vừa vô lớp 6! Không sao, nó sẽ trở thành vận động viên bơi lội. Và Michael Phelps thì không nhất thiết phải đem theo toán tích phân, hay hình học không gian nhảy xuống hồ bơi, để lượm cả rổ huy chương Thế vận hội.

Chính vì cách học, cách bước chân vào đời theo thế mạnh cá nhân, nên việc một ai đó bỏ ngang đại học, nhưng vẫn thành công là chuyện khá phổ biến ở Mỹ. Khi bước chân vô trường, tôi có quyền chọn môn học, chọn thầy dạy, cho đến một hôm, tôi thấy chẳng có môn nào, chẳng có thầy nào thích hợp với tôi thì tôi… tự làm thầy của mình. Việc này hoàn toàn bình thường, hay ít nhất cũng chẳng đáng ngạc nhiên lắm, so với những nơi có lối học hành, khởi nghiệp bắt buộc phải theo khuôn phép, theo hệ thống.

Và chính cách giáo dục này đã gần như loại bỏ hoàn toàn việc sao chép, đối phó một cách tự nhiên nhất. Người ta học khi cần, khi thích, khi hứng thú…

Nói thiệt tình, hồi trước, khi còn đi học, mình đã tự cho phép mình có cách học này. Mình xin nói thẳng ra ở đây, mà chẳng có gì phải xấu hổ, thuở đi học mình toàn quay cóp. 10 môn học ở trường, để vượt qua các kỳ thi, mình quay cóp hết 9 môn. Bởi mớ kiến thức ấy chẳng giúp gì cho mình hết.

Ngược lại, mình lại hứng thú, say mê trong việc tự học, thông qua đọc sách, chẳng ai bắt đọc cũng vẫn tự giác đọc. Và kết quả, mình đã học một đằng và coi như thành công một nẻo, bởi mình đã học theo cách mà mình hứng thú và đi theo được con đường do chính mình tự học.

Trở lại việc học của thằng nhóc. Vì ngay từ nhỏ, mỗi học trò được phép phát triển theo thế mạnh riêng, kỹ năng riêng, nên chính vì vậy các môn học không có môn nào là chính, môn nào là phụ. Khi bước chân vào đời, tạo thành một cộng đồng rộng lớn, cũng chẳng ai là chính, chẳng ai là phụ, mọi mắt xích cá nhân tự nhiên kết nối với nhau và mắt xích nào cũng quan trọng.

Có giáo sư toán học thì cũng có anh công nhân xây nhà. Có nhà văn Nobel thì cũng có chị kế toán. Và cũng một cách tự nhiên nhất, không ai mang mặc cảm, cũng chẳng ai dám vênh vang là nghề của tao sang trọng hơn nghề của mày.

Trong một công ty, sếp đối xử với nhân viên, nhân viên đối xử với sếp, nếu không bằng vai phải lứa thì chí ít cũng chẳng có gì phải quỵ lụy, mặc cảm, tươm tướp nghe lời. Vì sự tự tin, tự tôn đã là chuyện ăn vô máu.

Và hầu hết mọi nghề nghiệp, mọi mắt xích xã hội đều có nhân lực đáp ứng. Không hề có chuyện dư thừa hàng triệu cử nhân, nhưng lại thiếu hàng triệu công nhân kỹ thuật lành nghề – vì cái giá trị ảo, cứ phải cử nhân, giáo sư, tiến sĩ mới “mở mắt ra được với đời” – kết quả là tiến sĩ thì thừa, chẳng biết nhét vô đâu, trong khi công nhân kỹ thuật thì lại không biết kiếm chỗ nào để vận hành các nhà máy.

Và vì thế, trong hệ thống giáo dục, cũng vô cùng hiếm hoi việc, ai đó phải gian lận, đối phó trong thi cử, mua bán bằng cấp để đáp ứng một tiêu chí ảo nào đó, trong việc dấn thân. Mọi thứ phải là thực, dĩ nhiên phải là thực, vì cấu trúc xã hội, thiết chế giáo dục ngay từ nhỏ đã liên đới, cân bằng, tạo mọi điều kiện để cá nhân phát triển.

Tất nhiên, nền giáo dục ở Mỹ vẫn chưa hề hoàn hảo, nó vẫn còn những điểm yếu chỗ này, chỗ khác. Nhưng chí ít, cái nền tổng thể của nó là như vậy. Và xã hội tự do vận hành sẽ quay ngược lại điều chỉnh chính nền giáo dục ấy, bắt buộc nền giáo dục ấy phải tự điều chỉnh để thích nghi, nếu có chỗ nào đó chưa theo kịp.

Nguyễn Danh Lam (Nhà văn Việt Nam sống ở Mỹ)

Nguồn: Gia Đình Mới