Nỗi lòng chủ nhà giữa mùa dịch: “Không giảm giá thuê thì ɓị mắռg cɦửi, nhưng chúng tôi ռợ ngập đầu thì ai hiểu cho đâu”

Nhiều chủ nhà cho biết, trên thực tế không phải họ không muốn giảm giá thuê cho người ɓị mất việc, mà thực tế bản thân họ cũng đang phải gồng nợ ngân hàng, ngần ấy thu nhập từ tiền thuê nhà cũng chỉ đủ để chi tiêu sinh hoạt.

Câu chuyện chủ nhà trọ giảm giá cho thuê cho khách giữa mùa dɪ̣ch là vấn đề gây traռh cãi khá nhiều trên mạng xã hội. Thực tế thời gian vừa qua, rất nhiều chủ nhà, chủ cho thuê mặt bằng đã có những câu chuyện cảm động như giảm từ 30-50% tiền thuê nhà, mặt bằng… để chia sẻ bớt khó khăn cho người thuê giữa thời điểm dɪ̣ch bệnh bùng phát. Thậm chí, nhiều chủ nhà còn miễn phí hẳn 100% phí thuê cho toàn bộ các phòng trọ để giảm tải áp lực chi phí sinh hoạt trong mùa dɪ̣ch cho người thuê nhà.

Bên cạnh đó, những câu chuyện về việc chủ nhà trọ bán hàng với giá cực rẻ cho khách thuê, hoặc chủ nhà sẵn sàng bỏ tiền túi nấu cơm cho cả khu trọ ăn, tặng khoai lang, tặng trái cây và rất nhiều vật dụng khác… cho người thuê nhà đã lay động cảm xúc của nhiều người.

Về phân khúc mặt bằng cho thuê cũng tương tự, không ít chủ nhà đã giảm phân nửa tiền thuê mặt bằng cho những chủ shop, chủ nhà hàng bị ảnh hưởng bởi dɪ̣ch bệnh, thậm chí có người chấp nhận 70% tiền thuê trong dɪ̣ch.

Tuy nhiên, giữa những câu chuyện đẹp đó thì cũng rất nhiều chủ nhà, chủ mặt bằng không đồng ý giảm chi phí, hoặc chỉ giảm rất ít 5-10% như một cách để hỗ trợ chút ít. Trước tình cảnh này, nhiều người cho rằng đó là hành động “vô tâm” của những người chủ nhà, chủ mặt bằng. Thậm chí, nhiều khách thuê sau khi xin chủ nhà nhà giảm chi phí không có kết quả liền quay qua đăng tải lên mạng xã hội để kể lể, than trách, khiến các chủ nhà bị mắռg cɦửi bằng những câu nói khó nghe.

Trước đó, cũng không ít khách thuê sau nhiều tháng nợ tiền phòng, bị chủ nhà mạnh tay đuổi ra khỏi nhà thì đã đăng tải lên mạng xã hội. Họ cho rằng chủ nhà trọ không có tình người khi nỡ lòng đuổi khách thuê ra đường giữa tình hình dɪ̣ch bệnh căng thẳng như hiện nay.

Tuy nhiên, trên thực tế nếu có thể trao đổi trực tiếp với một số chủ nhà, ai cũng sẽ hiểu rằng đây là câu chuyện không ai mong muốn. Có rất nhiều chủ nhà phải gồng gánh nhiều khoản nợ, kèm theo việc chính bản thân họ cũng mất thu nhập trong khi dɪ̣ch bệnh ập đến nên chỉ biết trông chờ vào tiền thuê nhà là nguồn sống duy nhất của cả gia đình.

Thậm chí, nhiều người mua nhà, mua mặt bằng bằng chính tiền vay ngân hàng, mỗi tháng họ phải dùng chính khoản tiền thuê nhà đó để trả lãi và gốc cho ngân hàng. Do đó, nếu giảm cho người thuê, đồng nghĩa họ lâm vào thế khó vì không đủ chi phí sinh hoạt cũng như gồng gánh nợ nần.

Bà Trần T.N., chủ của một khu nhà trọ cho thuê ở quận Tân Bình (Tp.HCM) cho biết: “Cả gia đình tôi 5 người lớn, 2 trẻ em có một khu trọ gồm 8 phòng cho thuê, với giá 2 triệu đồng mỗi phòng thì hàng tháng tôi có thể thu về 16 triệu đồng. Trước đây, các thành viên trong gia đình người thì buôn bán, người thì làm công ăn lương nên khoản tiền này tôi dùng để trả nợ cho người thân lúc vay mua nhà, còn tiền chúng tôi làm ra thì để trang trải phí sinh hoạt. Do đó, 2 đợt dɪ̣ch trước tôi đã giảm tiền thuê cho khách gần 30%.

Tuy nhiên, từ khi dɪ̣ch ập đến, mọi người không buôn bán được nhiều như trước, con gái tôi lại bị bệnh đau yếu liên miên nên cả gia đình gần như mất hết thu nhập. Lúc này nguồn sống duy nhất của cả nhà là 16 triệu đồng tiền cho thuê trọ mỗi tháng. Với một gia đình 5, 6 người, lại có người đau ốm nên khoản phí này không là bao. Do đó, từ tháng 6 lại nay mặc dù dɪ̣ch ảnh hưởng nặng nề, biết rõ nhiều người không có thu nhập nhưng tôi không thể giảm tiền thuê nhà cho họ, vì giảm cho họ rồi chúng tôi lấy gì để sống”, bà N. tâm sự.

Cũng theo bà N., khó khăn vì dɪ̣ch là ai cũng phải trải qua, với những gia đình có hoàn cảnh khá giả, không phụ thuộc vào tiền cho thuê bất động sản thì họ có thể thoải mái giảm giá, nếu là bà N. thì bà cũng chấp nhận miễn 100% cho khách thuê mất việc vì dɪ̣ch. Tuy nhiên, đó là tuy vào trường hợp của mỗi người, không thể đánh đồng rằng người không giảm phí thuê nhà là không thấu hiểu, thờ ơ với khó khăn của khách thuê.

Tương tự, các chủ mặt bằng mặc dù mỗi tháng số tiền từ mặt bằng thu về không nhỏ, nhưng không ít người lại dùng số vốn đó để kinh doanh, hoặc đầu tư bất động sản. Khi dɪ̣ch bùng phát, tất cả mọi nguồn tiền đều đứng im thì những chủ mặt bằng này cũng phải tận dụng nguồn tiền từ các khoản cho thuê để duy trì chi phí sinh hoạt.

Do đó, chỉ một số chủ mặt bằng có thể giảm giá từ 50-70%, số còn lại giảm từ 30-50%, còn một số chủ mặt bằng phải chấp nhận “nói không” với việc giảm giá dù cho biết rõ khách thuê cũng rất khó khăn vì dɪ̣ch.

Hạ Vy

Nhɪ̣p sṓɴg кiɴh tḗ

Xem thêm:

Dùng 1,8 tỷ sửa ao làng hȏι ᴛнṓι, lão nông 76t bị bà con dò hỏi: Sao không để lại dưỡng già

Nếu có trong 1,8 tỷ trong tay thì các mẹ sẽ làm gì? Ăn chơi cho thỏa thích, tiết kiệm để dành lúc ốm đau hay sẽ cố gắng phát sinh lợi nhuận từ số vốn đã có? Hẳn là ai ai trong chúng ta cũng thích giàu sang hoặc êm ấm đúng không nào.

Vậy mà trái với suy đoán của nhiều người, cụ ông Nguyễn Tứ Hùng ở thôn Hạnh Đàn, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng (Hà Nội) lại quyết định dùng số tiền đó để biến một cái ao làng quanh năm bốc mùi hôi thối thành vườn hoa rực rỡ cho người dân vui đùa.


Ông Hùng bên vườn ao được cải tạo (Ảnh: giaoducthoidai.vn)

Dùng tiền tỷ sửa cái ao.

3 năm trước, cái ao làng vốn là nơi bị con trẻ xa lánh như “dịch hạch” vì hôi thối và đầy rác. Chó chết, gà chết, bỉm dùng rồi…, bất cứ thứ gì tiện tay là người ta vứt xuống. Xung quanh cỏ dại mọc cao lút đầu người, chuột bọ sinh sôi nảy nở khắp nơi.

Nhiều lần ngồi nghĩ về tuổi thơ, ông Hùng lại tiếc hùi hụi: “Ao Sau Đình trước kia rộng rãi và trong xanh lắm. Tết đến người làng còn mang gạo và lá dong ra ao rửa”. Nhưng từ cuối những năm 90, đô thị hóa tăng khiến ao ô nhiễm trầm trọng. Hôm nào có cỗ, ông đứng xua ruồi bu đến mà không xuể.

Vậy là từ những năm 2000, ông đã có ý muốn cải tạo ao Sau Đình. Nhưng lúc ấy ông làm nông và phải nuôi 5 con nên ông chỉ dám ước trong đầu. Năm 2016, khi các con đều đã thành đạt, ông gọi tất cả về họp mặt. “Cả đời bố mẹ vất vả tích góp được ít tiền, giờ mong các con đóng góp thêm, gửi xã để cải tạo cái ao. Chứ mọi người sống ô nhiễm thế này khổ quá”, ông nói.

 


Vườn ao nay đã xanh sạch (Ảnh: Vnexpress)

Sau ngày đó, ông Hùng nhận được tiền đóng góp của các con với lời động viên “Bố muốn làm gì có ích chúng con ủng hộ”. Tổng cộng 1,8 tỷ đồng được ông chuyển cho UBND xã Tân Lập với đề xuất sửa ao làng, nhiều cán bộ xã lúc ấy đều ngỡ ngàng vì nó ‘quá lớn’.

Thực sự rất ngưỡng mộ ông, một người hào sảng và có tấm lòng thiện lương, rất đáng để cho con cháu học hỏi. Chỉ cần xã hội này ai cũng như ông thì những vấn nạn về môi trường sẽ không còn đau đớn, nhức nhối như bây giờ.

Nói gì thì nói, cứ mỗi sáng xem bản tin thời tiết, nghe mức độ ô nhiễm trong không khí ở Hà Nội, ở Sài Gòn…mà thấy buồn biết bao. Đất nước mình đã không mạnh về kinh tế, nay đến ý thức môi trường cũng không cao thì chẳng biết lấy gì để tự hào?

Đó là chưa kể một loạt những hệ lụy đáng sợ khác mà ai ai cũng có thể nhìn thấy. Trong khi người lớn cứ sống cho mình thôi, chứ chẳng mấy ai đủ hào sảng để nhìn ra xa hơn, để thấy xót xa cho thế hệ cháu con phải chịu đựng hậu quả của đời trước.

 


(Ảnh: Vnexpress)

Có thể với mọi người, một cái ao làng không giá trị nhưng trong tình trạng đất chật người đông, kiếm cho ra một không gian lành mạnh để vui chơi thực sự khan hiếm. Và với 1,8 tỷ đồng ấy, ông Hùng đã chi mạnh tay chỉ để bà con làng xóm được thoải mái hơn, để trẻ nhỏ có nơi vui đùa.

Sửa ao rồi lại sửa đường, trả tiền điện thay bà con.

Nhắc đến tấm lòng của ông Hùng, chú Trần Anh Sơn, phó chủ tịch xã Tân Lập cho hay: “Đây là trường hợp đầu tiên ở xã ủng hộ số tiền lớn như vậy. Từ khi đề xuất cho đến khi bác Hùng chuyển tiền cũng rất nhanh.” Bởi vậy công trình nạo vét và cải tạo ao hoàn thành chỉ trong 5 tháng. Người dân Hạnh Đàn khen có, thắc mắc cũng có, bởi không có lương hưu, sao ông không để tiền đó dưỡng già?

Đáp lại, ônh Hùng chỉ mỉm cười từ tốn: “Tôi được như ngày hôm nay là nhờ ơn của rất nhiều người. Bởi vậy góp một phần công sức xây dựng quê hương khi mình có cuộc sống dư dả, đó là điều nên làm”.

 


(Ảnh: vovworld.vn)

Vậy là từ đó, hàng nghìn xe công nông chở bùn đất, rác thải nạo vét được mang đi. Bờ kè, tường bao, đường dạo, cây xanh theo nhau mọc lên. Nhiều hộ dân tình nguyện mua bàn ghế đá đặt quanh. Chiếc ao giữa làng lúc này giống như một công viên thu nhỏ, nơi người già, trẻ nhỏ quây quần tập thể dục và vui chơi mỗi chiều.

Tối đến, 6 cây cột đèn trắng chiếu sáng choang bờ ao, trẻ thỏa sức nô đùa. Ông Hùng tự lắp đèn, trả tiền điện mỗi tháng. “Xã đề nghị làm tấm bia ghi công đức đặt ở bờ ao nhưng tôi từ chối. Làm việc thiện nên xuất phát từ tâm, tôi không thích sự phô trương như thế”, ông cho hay.

Rồi ngày nào cũng thế, cứ 4 giờ chiều, nắng đã nhạt, ông Hùng cầm chổi và hót rác đi quanh ao để quét dọn, mất trọn 2 tiếng.. “Quét vậy vừa làm sạch, vừa là nhắc nhở mọi người ý thức về việc đảm bảo vệ sinh, không vứt rác bừa bãi như trước“, ông nói.

 


(Ảnh: Vnexpress)

Không xa cái ao, một con đường làng gồ ghề cũng được ông chi ra 300 triệu để đổ nhựa, cùng trong năm 2016. Cảnh cụ già, học sinh té ngã trên con đường này không còn nữa.

Cúi đầu cảm phục ông, một người nông dân tuổi 76 chất phác hiền lành, sống có ích cho nước cho dân, chẳng cần quyền cao chức trọng, chẳng cần đao to búa lớn, ông vẫn khiến người khác nghiêng mình kính phục.

Cảm ơn ông và cảm ơn luôn gia đình ông, những người cháu con hiếu thảo, bởi không có họ, ông sẽ không có nhiều tiền như thế. Thay vì trách mắng cha mình ‘vác tù và hàng tổng’, họ đã hiểu và trân trọng mơ ước của ông.

Vậy mới nói, một người cha tốt sẽ nuôi dạy con cái thật tốt. Hy vọng trong tương lai, gia đình ông ai cũng mạnh khỏe, bình an, làm ăn tấn tới. Bởi họ quá xứng đáng cho những gì tuyệt vời nhất từ tấm lòng thiện lương.

 


Năm 2018 ông được bầu là một trong ‘10 Công Dân Thủ Đô Ưu Tú’ (Ảnh:laodongxahoi.net)

Sau cùng, chúng ta hãy học tập ông các mẹ nhé, ‘của cho không bằng cách cho’, dù tặng tiền tỷ, tặng công trình thì ông vẫn đứng ra tự quét rác phụ người dân, không khoe mẽ hay kiêu ngạo. Nhờ sống như thế, ông Hùng đã trở thành ‘anh Hùng’ trong lòng chúng ta.

Nguồn tham khảo: Vnexpress

https://vnexpress.net/doi-song/lao-nong-bo-1-8-ty-sua-ao-thoi-thanh-vuon-hoa-4016384.html

 

Lý do ‘Đất rừng phương Nam’ không được đề cử tại giải thưởng Ngôi sao xanh

Dù thu về doanh số cao nhưng “Đất rừng phương Nam” vẫn vắng mặt tại đề cử giải thưởng Ngôi sao xanh ở hạng mục phim điện ảnh.

Giải thưởng Ngôi sao xanh lần thứ 10 vừa công bố các đề cử ở 3 hạng mục giải thưởng gồm Điện ảnh, Truyền hình và Web drama (Phim chiếu mạng).

Ban tổ chức cho biết, giải thưởng năm nay có sự đổi mới trong cơ cấu hạng mục. Cụ thể, giải thưởng lần 10 này sẽ tiếp tục vinh danh 27 giải thưởng thuộc 3 hạng mục gồm hạng mục điện ảnh (10 giải), hạng mục truyền hình (11 giải) và hạng mục phim chiếu mạng (6 giải).

Năm nay sẽ không có hạng mục đồng hành và tăng thêm 2 giải thưởng dành cho khán giả bình chọn tại hạng mục Web drama.

Hội đồng ban giám khảo năm nay gồm nhà báo Đinh Trọng Tuấn, NSND – đạo diễn Đào Bá Sơn, NSƯT – đạo diễn Lê Hoàng, NSND Kim Xuân, nhà biên kịch Châu Thổ, NSƯT – đạo diễn Đỗ Đức Thịnh, Nhà phê bình – Biên kịch Đoàn Minh Tuấn.

Một số tên tuổi góp mặt tranh tài tại mùa giải lần này quy tụ từ những nghệ sĩ gạo cội như NSƯT Thành Lộc, NSND Kim Xuân, NSND Hồng Vân, “ông hoàng phòng vé” Thái Hòa, Việt Hương, Hồng Đào, Trường Giang, Minh Hằng, Kaity Nguyễn… cho đến dàn gương mặt trẻ triển vọng mới xuất hiện trên màn ảnh như rapper HIEUTHUHAI, Hoa hậu Tiểu Vy …

Lý do Đất rừng phương Nam không được đề cử tại giải thưởng Ngôi sao xanh - Ảnh 1.

Hoa hậu Tiểu Vy được đề cử “Nữ chính xuất sắc nhất” ở hạng mục Web drama.

Ở hạng mục phim điện ảnh, ” Đất rừng phương Nam” gây chú ý khi vắng mặt tại tất cả đề cử giải thưởng. Trả lời việc này, nhà báo Đinh Trọng Tuấn – Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật khẳng định “Đất rừng phương Nam” trong thời gian qua xảy ra rất nhiều vấn đề.

“Tôi cùng NSND Đào Bá Sơn và đạo diễn Lê Hoàng cũng đã đi tham gia Liên hoan phim ở Đà Lạt. “Đất rừng phương Nam” cũng tham gia tranh giải Bông sen tại Liên hoan phim này. Trong thời gian chấm giải, phim cũng nhận được quá nhiều ý kiến trái chiều.

Tất nhiên với hội đồng Ngôi sao xanh thì nó không có vấn đề gì, nhưng với anh Trinh Hoan (nhà sản xuất “Đất rừng phương Nam”), đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cũng là những người bạn, anh em với tôi.

Chúng tôi cũng ngồi trò chuyện, trao đổi thì các anh thực sự muốn bắt đầu một công việc, dự án mới và tất cả những chuyện lùm xùm xùm quanh bộ phim tạm thời dừng lại. Thể theo nguyện vọng của các anh em, chúng tôi không đề cử “Đất rừng phương Nam” trong giải thưởng lần này. Nếu chúng tôi đề cử phim tiếp thì lại một cuộc chiến nữa tiếp tục khiến các bạn mệt mỏi”, ông chia sẻ.

Lý do Đất rừng phương Nam không được đề cử tại giải thưởng Ngôi sao xanh - Ảnh 2.

Các thành viên trong hội đồng giám khảo.

Khi được hỏi về việc không mở rộng các đề cử ở hạng mục phim truyền hình, nhà báo Đinh Trọng Tuấn cho biết: “Chúng tôi mở lòng với tất cả các đài truyền hình và các bộ phim. Tuy nhiên mời nhưng có nhận được sự đồng ý hay không thì chúng tôi không thể quyết định. Đài VTV cũng có giải thưởng riêng nên có thể ngại cạnh tranh vì muốn độc quyền ở giải thưởng của họ.

Những bộ phim truyền hình được đề cử ở giải thưởng Ngôi sao xanh đều được mời và quyền quyết định ở phía đơn vị sản xuất”.

Lý do Đất rừng phương Nam không được đề cử tại giải thưởng Ngôi sao xanh - Ảnh 3.

Nhà báo Đinh Trọng Tuấn và ông Lâm Chí Thiện là thành viên trong hội đồng nghệ thuật.

Ngôi sao xanh là một trong những giải thưởng thường niên, uy tín về điện ảnh – truyền hình tại Việt Nam. Năm 2023 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của giải thưởng này khi bước lên nấc thang thứ 10, tròn một thập niên tôn vinh những giá trị nghệ thuật điển hình có đóng góp tích cực cho nền phim ảnh nước nhà cũng như góp phần làm cầu nối đưa tên tuổi nghệ sĩ Việt vươn tầm quốc tế.

Đêm trao giải Ngôi sao xanh 2023 sẽ diễn ra vào 18h00 ngày 10/01/2024 tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM.