Vì sao các cụ nhà ta có câu ‘bút sa thì gà chết’, thì ra đây là ý nghĩa mà ít người biết

Câu thành ngữ dân gian “bút sa gà chết” để ám chỉ về sự cẩn thận, làm một việc gì đó (ký kết, hợp tác,..) thì nên suy nghĩ cẩn trọng, và tìm hiểu kỹ càng. Vì nếu gặp sự cố sẽ phải chịu trách nhiệm với những gì đã quyết.

Câu thành ngữ là vậy, nhưng mà cây bút với con gà thì có liên quan gì nhau? Tại sao khi bút sa thì con gà lại chết? Bạn có thắc mắc giống vậy không?

Có nhiều lời giải thích cho điều này.

Giải thích thứ nhất

Theo tục lệ ngày xưa, khi người dân đến cửa quan để trình chuyện, xin nhờ vả lúc nào cũng phải có trầu rượu và con gà thì may ra mới được việc. Người ta hài hước với nhau rằng, hễ ngòi bút của quan mà đặt xuống (Bút sa) một loại đơn từ nào đó thì y như rằng một con gà phải lên mâm (gà chết).

Giải thích 2

Tương tự như trên, thời xưa không phải người dân nào cũng biết chữ, viết thơ từ gì thì phải tìm đến thầy nho. Cứ mỗi lần đến nhờ như vậy thì trả công, biếu bằng một con gà ăn lấy thảo.

Giải thích 3

Theo hướng mê tín một chút, ngày xưa người dân hay quan niệm tin vào thần linh, có việc gì cũng mời thầy về cúng vái. Thầy bùa khi làm phép thường hay vẽ bùa lên giấy, và gia chủ cũng phải giết gà để phục vụ cho lễ cúng.

Giải thích 4

Có người cho rằng, thời xưa đầu bút được làm từ lông gà nên phải giết gà thì mới có lông để làm bút viết. Nhưng mà giải thích này mình không khả quan cho lắm vì lông gà làm bút thường rất ít. Chắc thấy trên phim cổ trang hay cầm cọng lông để viết.

Đó là những giải thích mà mình tìm hiểu được. Anh em có biết thêm thì bổ sung giúp mình bên dưới phần bình luận với nhá!

2023-12-02-4-44-7-thumb