Làm sao có thể hiếu thảo với cha mẹ khi bạn không có trách nhiệm với chính cuộc đời mình

 

Ai làm con cũng nói đến lòng hiếu thảo với cha mẹ nhưng người xưa dạy muốn làm được điều đó trước hết phải có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình.

Làm sao có thể hiếu thảo với cha mẹ khi bạn không có trách nhiệm với chính cuộc đời mình

Tôi từng nghĩ so với tiền bạc, điều cha mẹ quan tâm chính là thái độ của bạn đối với họ. Sau này, khi đã trưởng thành, tôi cảm thấy rằng mình nên có trách nhiệm với cuộc sống của mình, đó mới là đạo hiếu tốt nhất.

Chỉ những người có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình mới có thể chịu trách nhiệm trước cha mẹ và những người xung quanh. Chỉ những ai biết sống hết mình, sống hạnh phúc mới có thể yêu thương và đối xử với người mình muốn yêu thương.

Cha mẹ không bao giờ đòi hỏi sự sung túc, giàu sang, họ chỉ muốn bạn được bình an và hạnh phúc. Bạn vui khỏe, những năm tháng của họ sẽ êm đềm.

Cách đây nhiều năm, khi đi ngang qua một làng quê, tôi thấy một cụ bà đang ngồi thất thần dưới gốc cây mai cổ thụ.

Đôi mắt cụ bà đượm buồn hướng về đám trẻ phía xa đang cười đùa rượt đuổi. Người dân kể lại, cụ bà nay đã 81 tuổi, có 2 con trai 1 gái. Ở cái tuổi xưa nay hiếm nhẽ ra được sum vầy bên con cháu nhưng do gia đình có nhiều biến động, bà là người duy nhất còn lại sống trong làng.

Khi con trai cả của bà ở độ tuổi 40, anh ta phải ngồi tù chung thân vì vướng vào vòng lao lý. Người vợ đau lòng, lâm bệnh nặng và bỏ đi.

Làm sao có thể hiếu thảo với cha mẹ khi bạn không có trách nhiệm với chính cuộc đời mình ảnh 1

Người con thứ của bà luôn sống kiêu ngạo, sau khi cưới vợ, sinh con, bỏ quê đi làm ăn xa. Công việc kinh doanh đã từng rất phất lên như “diều gặp gió” nhưng vì ăn chơi hưởng thụ, thái độ khinh người nên cuối cùng phải gánh một số nợ khổng lồ. Anh ta phải bán hết tài sản, mảnh ruộng ở quê để trả nợ. Hôn nhân đổ vỡ, con cái theo mẹ bỏ đi, anh cảm thấy xấu hổ không bao giờ dám trở về quê nữa.

Cô con gái út của bà từng là đứa trẻ ngoan, cùng bà trải qua những tháng ngày khốn khó nhất. Sau này lấy chồng cũng đi biền biệt, chẳng mấy khi về thăm mẹ già.

Nhiều năm sau, cụ bà đã qua đời với bao niềm tiếc nuối. Những đứa con của cụ đã từng rất ngây thơ, dễ thương khi nói về cách hiếu thảo với cha mẹ, chuyện kiếm nhiều tiền, xây nhà để mẹ được sung sướng khi về già

Nhưng cuối cùng thì sao? Họ không chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình, tự đẩy mình vào vực thẳm của tội lỗi, đáy của số phận, của khốn khó.

Nỗi khổ này không chỉ riêng bản thân họ mà còn là nỗi khổ của cả bố mẹ. Bạn không thể quản lý tốt cuộc sống của chính mình, làm sao có thể hiếu thảo với cha mẹ đây?

Từng có một cậu bé rất thông minh và học giỏi, cậu ước mơ tương lai trở thành một bác sĩ, giáo viên và nhà khoa học. Cậu muốn kiếm thật nhiều tiền và làm việc chăm chỉ để cho bố mẹ được ăn sung mặc sướng, lấy một người vợ xinh đẹp, sinh một đứa con kháu khỉnh cho ông bà bế bồng, muốn cho bố mẹ đi du lịch khắp thế giới

Làm sao có thể hiếu thảo với cha mẹ khi bạn không có trách nhiệm với chính cuộc đời mình ảnh 2

Nhưng sau này, cậu bé ấy không chỉ mê cờ bạc mà còn vay nặng lãi để tiêu xài phung phí hàng chục triệu đồng, bị người khác uy hiếp, trốn ở nhà không dám ra ngoài khiến bố mẹ vô cùng khổ tâm.

Túng quấn quá, anh tìm cách bỏ trốn để lại mọi trách nhiệm cho bố mẹ, để lại đứa con thơ cho ông bà nuôi. Mọi ước mơ từ những ngày xa xưa ấy đều trở nên hão huyền.

Đạo hiếu không phải là khẩu hiệu mà là hành động, không phải tiền bạc mà là ý chí. Không chỉ là bạn có thể để bố mẹ tận hưởng những năm tháng tuổi xế chiều mà còn phải biết có trách nhiệm với cuộc đời mình.

Khi bạn an toàn, họ sẽ cảm thấy thoải mái. Khi bạn trưởng thành, trở thành người có ích, họ sẽ hạnh phúc nhường nào.

Hãy sống thật tốt và cố gắng đừng gây phiền phức cho bố mẹ, có lẽ đây là đạo hiếu tốt nhất.

251c77b912d34d4ee590af7035cc201e