Suy ngẫm: Con cái liệu có nuôi пổi cha mẹ già?

 

Người già mong mỏi nhìn thấy mặt con cháu, trò chuyện, tận hưởng khung cảnh sinh hoạt gia đình, liệu con cái có đáp ứng được?

Suy ngẫm: Con cái liệu có "nuôi" пổi cha mẹ già?

Chị họ tôi có hai con, đều lập nghiệp và có nhà ở thành phố. Cả hai đứa đều dự định là sẽ không về quê ở nên vài năm trước đã mời bố mẹ lên ở chung.

Chị tôi tay xách nách mang đồ đạc từ quê lên ở với một đứa con thử vài tháng. Nhưng được một tháng, chị quyết định về quê ở với chồng. Từ đó đến nay, hai vợ chồng ở với nhau, cô đơn, quạnh quẽ trong căn nhà ngói rộng thênh ở quê.

Mỗi năm, gia đình ấy chỉ sum vầy vào dịp Tết và dịp nghỉ hè của các cháu. Ngày giỗ ông bà, tổ tiên những năm trước, con chị còn thu xếp về dự. Nếu không xin nghỉ phép được thì bố mẹ lại xin phép họ hàng dời ngày giỗ vào dịp cuối tuần để con cháu tiện về.

Nhưng các năm gần đây, con cái thành đạt hơn, giữ chức vụ quản lý thì hầu như thời gian dành cho công việc và gia đỉnh nhỏ, hiếm thấy về nhà mỗi năm đôi lần như trước.

Suy ngẫm: Con cái liệu có "nuôi" пổi cha mẹ già? ảnh 1

Vợ chồng chị không thiếu của nhưng sự thiếu thốn lớn nhất lại là tình cảm gia đình của con cháu. Lúc chưa có dịch Covid-19, tôi thường đi bộ rồi qua nhà thăm chị, uống nước trà, xem TV và bàn chuyện thời sự cho vui cửa vui nhà. Tôi biết rằng hai vợ chồng chị khá cô đơn. Mỗi ngày của họ là vòng lặp ăn, ngủ, xem TV, tưới cây… Từ ngày có smartphone, anh chị có thể vừa trò chuyện vừa xem hình ảnh của con cháu nhưng dường như chỉ đem lại cảm giác vui vẻ nhất thời. Có hôm con cái đi làm về muộn, vợ chồng già ngồi trông mãi mà cũng chẳng thấy con gọi.

Họ tâm sự với tôi rằng khi xưa mong con học giỏi, thành đạt để nở mày nở mặt với dòng họ, hàng xóm. Nhưng bây giờ nhìn những nhà con cháu buôn bán, làm nông ở quê nhưng luôn đông đủ, họ thấy khá buồn và chua chát.

Tôi nghe xong cũng giật mình với câu chuyện của họ. Và tưởng tượng ra rằng vài năm nữa, khi hai đứa con lên thành phố học và làm việc, vợ chồng tôi cũng sẽ nối gót anh chị họ của mình.

Những suy nghĩ này khiến tôi trăn trở. Tôi rất ủng hộ việc mỗi người nên chuẩn bị tài chính để lúc tuổi già không là gánh nặng con cháu, không để con phải nai lưng ra làm việc, tích góp để nuôi cha mẹ.

Suy ngẫm: Con cái liệu có "nuôi" пổi cha mẹ già? ảnh 2

Nhưng tôi thấy nhiều người học tập tư tưởng sống kiểu phương Tây, ủng hộ việc cha mẹ già sống riêng hoặc biệt lập với con cái bằng cách vào nhà dưỡng lão. Tôi khá chạnh lòng và nói ngay rằng không ủng hộ.

Có lẽ đa số những người ủng hộ việc này đều còn trẻ và muốn sống tự do như vậy. Nhưng nếu đặt trong trường hợp là cha mẹ già, có con đi làm, lập nghiệp ở nơi xa. Khi con cái quyết định không sống cùng thì cha mẹ có chấp nhận điều đó không?

Cha mẹ già phần nhiều không đặt nặng vật chất, tiền bạc mà con cái phải phụng dưỡng như nhiều người nghĩ. Điều mà người già mong mỏi là nhìn thấy mặt con cháu, trò chuyện và điều khiến họ ấm áp là khung cảnh sinh hoạt gia đình. Những cặp cha mẹ già phải sống cô quạnh, khi một trong hai người về với cõi trời thì người còn lại sống sẽ ra sao? Chuyện vỗ về tinh thần, đâu phải cứ nói “vào viện dưỡng lão” là bù đắp được, đâu phải là chuyện nhẹ như lông hồng mà nhiều người nghĩ.

Tôi đặt ra vấn đề: Khi bố mẹ già, lớp con cái có nuôi nổi không? Nuôi ở đây bỏ qua lớp nghĩa cung phụng về vật chất, tiền bạc như đã nói. Nuôi ở đây chính là sự gắn bó và săn sóc về mặt tinh thần.

“Thần dược” tự nhiên của mạch máu được người Nhật rất thích, có ngay ở chợ Việt: Đánh lùi máu đông, đàn hồi tốt như “trẻ hóa” chục tuổi

Không phải tự nhiên mà người Nhật rất thích loại thực phẩm này và ăn liên tục quanh năm.

‏”Thần dược tự nhiên” bán nhiều ở chợ Việt‏

‏Cà tím, một loại rau củ phổ biến, không chỉ là nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn có những tác động tích cực đối với sức khỏe mạch máu. Ăn cà tím thường xuyên có thể bảo vệ các bệnh về tim mạch, mạch máu não và điều hòa huyết áp.‏

‏Trong mỗi 100g cà tím có chứa khoảng 3g chất xơ, 0.2g chất béo, nhóm Vitamin B1, B3, B6, B9, B5, B2, Vitamin E, Choline, Vitamin K. Ngoài ra, cà tím còn chứa nhiều khoáng chất như Đồng, Mangan, Magie, Kali và nhóm hàm lượng ít hơn bao gồm: Kẽm, Sắt, Canxi, Phốt pho,… ‏

‏Đặc biệt, cà tím có lượng calo thấp chỉ khoảng 24 calo trong mỗi 100g tương đương với 1.7% lượng calo cần nạp vào hàng ngày. Có thể thấy cà tím là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.‏

‏Nhờ lượng vitamin như A, C, K cùng với khoáng chất như kali, mangan và magiê dồi dào, loại thực phẩm này đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe mạch máu.‏

“Thần dược” tự nhiên của mạch máu được người Nhật rất thích, có ngay ở chợ Việt: Đánh lùi máu đông, đàn hồi tốt như “trẻ hóa” chục tuổi - Ảnh 1.

‏Ăn cà tím thường xuyên có thể bảo vệ các bệnh về tim mạch, mạch máu não và điều hòa huyết áp. Ảnh minh họa: Internet

‏Có thể đây là một trong những lý do khiến người Nhật rất yêu thích cà tím. Họ ăn cà tím thường xuyên, thường xuyên chế biến chúng thành nhiều món ăn thơm ngon, bắt mắt như chiên vàng, xào, nấu canh…‏

‏Cà tím còn được chứng minh là tốt cho sức khỏe của tim, giúp giảm cân, ngừa thiếu máu và phòng ngừa ung thư rất tốt. Do đó, nó được mệnh danh là thứ rau kéo dài tuổi thọ của người Nhật. Đáng mừng là cà tím ở Việt Nam luôn nhiều và có sẵn.‏

‏Tác dụng của cà tím đối với hệ thống tim – mạch‏

‏1. Hỗ trợ giảm cholesterol‏

‏Cà tím chứa hợp chất chống ô nhiễm và chất chống oxy hóa, đặc biệt là anthocyanins, giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu và hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh, có thể kích thích sự hiện diện của cholesterol HDL “tốt”. ‏

‏Sự cân bằng của cholesterol trong cơ thể luôn dao động dựa trên thực phẩm chúng ta ăn, nhưng chúng ta càng có nhiều HDL cholesterol thì càng tốt. Điều này có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ, có tác dụng giúp tăng cường chức năng của tim. ‏

‏2. Kiểm soát huyết áp‏

‏ Kali trong cà tím không chỉ hỗ trợ cân bằng nước trong cơ thể mà còn giúp kiểm soát huyết áp. Việc duy trì mức huyết áp ổn định là một yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe của hệ mạch máu.‏

‏3. Giảm nguy cơ hình thành mảng bám, các cục máu đông‏

‏Các chất chống ô nhiễm trong cà tím có thể giúp ngăn chặn sự hình thành mảng bám trong động mạch, giảm nguy cơ tắc nghẽn và cải thiện sự linh hoạt của hệ mạch máu.‏

‏4. Giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu‏

‏Là một nguồn giàu chất sắt, cà tím làm tăng sản xuất các tế bào hồng cầu trong cơ thể và do đó giúp chống lại bệnh thiếu máu hoặc thiếu sắt, thường gặp ở phụ nữ. Hơn nữa, cà tím cũng giàu đồng, một thành phần thiết yếu để sản xuất các tế bào hồng cầu. Điều này cũng góp phần nâng cao sức khỏe mạch máu, giúp máu được đưa đi nuôi cơ thể tốt hơn.‏

“Thần dược” tự nhiên của mạch máu được người Nhật rất thích, có ngay ở chợ Việt: Đánh lùi máu đông, đàn hồi tốt như “trẻ hóa” chục tuổi - Ảnh 2.

‏Lưu ý khi sử dụng cà tím‏

‏Mặc dù cà tím mang lại nhiều lợi ích, nhưng không nên lạm dụng quá mức. Những người có tiền sử về dị ứng hoặc vấn đề về dạ dày nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thêm cà tím vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.‏

‏Đặc biệt, cà tím có chứa solanine – chất có thể tác động đến các trung tâm hô hấp, gây ngộ độc nếu ăn nhiều. Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine đó là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu mỗi người ăn khoảng 250 gram cà tím/mỗi bữa thì sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào.‏

‏Bên cạnh đó, những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên vì cà tím có tính hàn. Tương tự, người mắc bệnh thận nên hạn chế, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn. ‏

‏Do cà tím và cua đều là thực phẩm tính hàn nên không nên ăn kèm với nhau. Sự kết hợp giữa 2 món này có thể gây cho người ăn cảm giác lạnh bụng, hại cho dạ dày và sẽ dẫn đến tiêu chảy.‏

‏Kết luận‏

‏Cà tím, với tất cả những thành phần dinh dưỡng và tác dụng tích cực đối với sức khỏe mạch máu, thực sự là một nguồn thực phẩm quan trọng. Sự kết hợp hài hòa giữa nguồn dinh dưỡng tự nhiên và công nghệ y học hiện đại có thể mở ra những cánh cửa mới trong việc bảo vệ và cải thiện sức khỏe của chúng ta. Hãy tận dụng những điều này để hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.‏

‏(Tổng hợp)