Cho vỏ trứng giã nhỏ vào ấm siêu tốc rồi đun sôi, công dụng bất ngờ nhà nào cũng cần, nhiều người chưa biết

Đây là mẹo nội trợ hữu ích mà gia đình nào cũng cần dùng tới, nhớ lưu ngay nhé

Những chiếc ấm siêu tốc giúp người nội trợ nấu nước nhanh hơn hẳn ấm thông thường. Trong những ngày lạnh ấm siêu tốc càng cần dùng nhiều hơn. Thế nhưng ấm siêu tốc khi dùng lâu sẽ bị lắng cặn bám ở đáy. Tùy theo nguồn nước mà lớp lắng cặn này dày hay mỏng, có lớp lắng cạn vàng khè. Thế nhưng hầu hết ấm iêu tốc trên thị trường lại có cấu trúc miệng nhỏ hơn đáy, sâu lòng khó vệ sinh thông thường. Thế nhưng đừng lo, bạn có vỏ trứng và một số thứ gia vị nhà bếp khác sẽ hỗ trợ vệ sinh bình siêu tốc này nhanh hơn nhiều lần:

Dùng vỏ trứng gà

Sau khi luộc trứng chúng ta thường bỏ đi, nhưng chúng thực ra lại vô cùng hữu ích. Khi cần vệ sinh ấm siêu tốc, bạn chỉ cần đập nhỏ những chiếc vỏ trứng và cho vào trong ấm siêu tốc. Sau đó bạn cho nước sạch vào tới nửa bình, sau đó dùng đũa khuấy đều. Bật ấm siêu tốc cho sôi nước và luộc chín tầm nửa tiếng. Bạn đổ nước và vỏ trứng ra và làm sạch với nước như thông thường, các mảng bám nhanh chóng bong tróc khỏi ấm.

Dùng giấm hoặc chanh tươi làm sạch nhanh

Giấm hoặc chanh đều là những gia vị thường có sẵn trong bếp. Chúng có tính axit khử khuẩn và làm mềm vết bẩn cứng đầu. Bạn hãy dùng giấm hoặc thái ngang quả chanh ra làm 5 – 6 lát. Cho những lát chanh đã thái hoặc giấm vào trong ấm rồi đổ nước lọc vào, bật ấm và đun nước. Khi nước sôi cùng với giấm và chanh sẽ giúp vết mảng bám ở ấm mềm ra. Sau đó bạn đổ nước đi rồi rửa lại là ấm trắng sạch bóng loáng, loại bỏ vết bẩn cặn.

Dùng nước coca

Nước Coca để uống nhưng lại được ứng dụng rất nhiều trong việc làm sạch. Trong nước coca cũng có một phần baking soda và một số chất khác có công dụng giúp làm sạch vết bẩn. Hãy cho 1 lon coca vào ấm siêu tố và hãy để ngâm khoảng 1 giờ. Coca sẽ làm mềm lớp mảng bám trong ấm. Nếu muốn nhanh hơn, bạn có thể đun sôi coca dùng đũa khuấy sau đó rửa lại bằng nước.

Dùng vỏ khoai tây

Vỏ khoai tây ngạc nhiên là chúng cũng có công dụng làm sạch mảng bám. Sau khi gọt bạn hãy cho vỏ khoai tây vào ấm siêu tốc và đun sôi tầm 10 phút. Sau đó bạn bỏ vỏ khoai ra và rửa bằng nước thông thường. Vỏ khoai tây giúp làm mềm hơn vết mảng bám trong ấm siêu tốc giúp bạn loại bỏ chúng dễ dàng hơn.

Dùng baking soda

Baking soda là một phụ gia cho làm bánh nhưng chúng cũng là chất làm sạch tuyệt vời. Nếu có nó, bạn hãy bỏ một thìa nhỏ baking soda vào, đun sôi lên vài phút là cặn có thể được loại bỏ. Bạn có thể dùng baking soda lau nhẹ sẽ giúp ấm sáng bóng hơn.

Dùng muối ăn

Muối ăn là chiến binh làm sạch và hút mùi trong nhà bếp. Bạn cho 2 thìa muối vào trong ấm siêu tốc, thêm nước và đun sôi, sau đó tráng lại bằng nước sạch là sẽ loại bỏ được vết bẩn của ấm siêu tốc.

Với những cách thông thường trên bạn đã có thể làm sạch ấm siêu tốc rất nhanh. Đừng lãng phí nhé.

Mẹo bảo quản ấm siêu tốc luôn như mới và giữ độ bền lâu

Khi dùng ấm siêu tốc, tránh ấm bị ướt ở phần đầu ra vào nguồn điện

Luôn rút phích cắm sau khi sử dụng ấm.

Nước trong ấm siêu tốc nên rót ra bình uống nước không nên lưu giữ lâu trong bình sẽ tạo lắng cặn.

Sau khi dùng ấm xong nên úp xuống cho ấm khô, tránh nơi bị ẩm ướt

Cẩn thận khi lau bên mặt ngoài ấm tránh nước rơi vào khu vực đầu điện sẽ gây chập cháy điện giật và làm ấm nhanh hỏng.

Nguồn nước nhà bạn mà để lại nhiều lắng cặn nên chú ý tính vệ sinh của chúng

Người có thẻ xanh sẽ ra sao khi ra khỏi Mỹ hơn 6 tháng? Được phép ra khỏi nước Hoa Kỳ thời hạn bao lâu ?

*Hỏi: Ba tôi có thẻ xanh 10 năm thì được phép ra khỏi nước Hoa Kỳ thời hạn bao lâu? Ba tôi về Việt Nam từ trước Tết tới bây giờ là gần được sáu tháng rồi như vì dịch COVID-19 nên không trở về lại Hoa Kỳ được.

-Đáp: Theo luật di trú, thường trú nhân nhập cảnh Hoa Kỳ được chia ra làm hai loại. Loại thứ nhất là “thường trú nhân trở về” (tức là returning LPR) và loại thứ hai là “thường trú nhân xin nhập cảnh.”

Sự khác biệt của hai loại là “thường trú nhân trở về” được coi là không cần xin phép nhập cảnh cho nên những điều luật cấm nhập cảnh không thể được áp dụng. Nhưng “thường trú nhân xin nhập cảnh” vì đương đơn đang xin nhập cảnh, Sở Di Trú được quyền áp dụng những điều luật cấm nhập cảnh.

“Thường trú nhân trở về” chỉ cần có giấy thẻ xanh hoặc reentry permit.

Thường trú nhân vắng mặt ở Hoa Kỳ liên tục hơn 180 ngày được coi là “thường trú nhân xin nhập cảnh.” “Thường trú nhân xin nhập cảnh” ngoài sự chứng minh đương đơn là thường trú nhân, đương đơn phải là người không có ý định bỏ rơi sự thường trú của mình.

Vấn đề chính là thường trú nhân phải chứng minh rằng họ không bỏ rơi sự thường trú của họ và những yếu tố để chứng minh người thường trú nhân có bỏ rơi sự thường trú của họ hay không là: liên hệ gia đình ở trong và ở ngoài Hoa Kỳ, tài sản ở trong và ở ngoài Hoa Kỳ, việc làm ở trong và ở ngoài Hoa Kỳ, Hoa Kỳ có phải chính thức được gọi là nhà hay không, lý do rời khỏi Hoa Kỳ, và thời gian ở ngoài Hoa Kỳ…

Tuy nhiên trong thời kỳ đại dịch COVID-19 này, nhiều người không thể mua vé để về lại Hoa Kỳ được cho nên đó có thể là lý do chính đáng mà người thường trú nhân phải bị ở ngoài Hoa Kỳ quá sáu tháng.

*Hỏi: Tôi đã làm giấy tờ bảo lãnh cho gia đình của con trai tôi ở Việt Nam từ năm 2012. Nhưng cách đây mấy hôm, con trai tôi vừa mới qua đời. Vậy hồ sơ bảo lãnh cho gia đình con trai tôi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Có cách nào để có thể mang các cháu cùng con dâu sang Hoa Kỳ được không?

-Đáp: Trong trường hợp “người bảo lãnh” c..h..ết, hồ sơ bảo lãnh có thể không bị hủy bỏ nếu Sở Di Trú USCIS quyết định sự hủy bỏ không thích đáng vì vấn đề nhân đạo. Khi đơn bảo lãnh được quyết định rằng sự hủy bỏ không thích đáng vì nhân đạo, thì đơn bảo lãnh sẽ được phục hồi (tức là reinstated). Lợi ích của sự phục hồi là đơn bảo lãnh vẫn được tiếp tục và ngày ưu tiên (tức là priority date) vẫn được giữ như cũ.

Còn trường hợp “người được bảo lãnh” mà qua đời thì hiện nay trong bộ luật di trú không có điều luật nào được miễn sự hủy bỏ đơn bảo lãnh nếu “người được bảo lãnh” mất. Nghĩa là nếu “người được bảo lãnh” mất thì vợ hoặc chồng và những người con độc thân dưới 21 tuổi của “người được bảo lãnh” (tức là những người được đi theo) sẽ không được tiếp tục di dân sang Hoa Kỳ dưới đơn bảo lãnh đó.

Thêm vào đó, luật di trú không cho phép công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ bảo lãnh cho con dâu/con rể hoặc cháu nội/cháu ngoại.

*Hỏi: Trường hợp người bảo trợ ở Hoa Kỳ đã hoàn tất hồ sơ bảo lãnh diện ưu tiên 4, nhưng vì ngày chiếu khán đáo hạn bị thụt lùi lại, vậy các trường hợp đủ điều kiện để được thụ hưởng CSPA lúc đó, bây giờ đã quá tuổi, thì còn được đi theo cha mẹ hay không?

-Đáp: Mục 3 của đạo luật CSPA có sự đòi hỏi rằng đương đơn phải xin quyền lợi nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện di dân trong vòng một năm tính từ ngày chiếu khán được đáo hạn.

Nếu đương đơn nộp hoàn thành mẫu đơn DS-260 trong vòng một năm ngày chiếu khán được đáo hạn, và đơn xin chiếu khán không được giải quyết vì priority date retrogress (tức là ngày chiếu khán đáo hạn bị thụt lùi), đương đơn thông thường sẽ được coi là đã đáp ứng các yêu cầu của Mục 3. Đương đơn sẽ tiếp tục được coi là đủ điều kiện để được hưởng quyền lợi theo các quy định của đạo luật CSPA khi ngày chiếu khán được đáo hạn trở lại. Nghĩa là tuổi của đương đơn được đứng lại từ ngày chiếu khán đáo hạn trước khi bị thụt lùi.

Trong trường hợp đương đơn chưa kịp nộp mẫu đơn DS260 nhưng ngày chiếu khán đáo hạn bị thụt lùi, đương đơn sẽ được cơ hội yêu cầu quyền lợi CSPA khi ngày chiếu khán được đáo hạn trở lại.  hưng tuổi của đương đơn sẽ tính từ ngày chiếu khán được đáo hạn trở lại nếu đương đơn xin quyền lợi đó trong vòng một năm ngày chiếu khán được đáo hạn lại. [qd]

nguoiviet