Mất 27 năm nghiên cứu tìm ra 10 loại cây nhả khí oxy ban đêm, để trong phòng ngủ còn đuổi muỗi, hút khí độc

Sáng nay đọc báo thấy báo chí nói rằng NASA – một dự án nghiên cứu cách để làm sạch không khí trong trạm không gian có chia sẻ rằng việc trồng một số loại cây trong nhà rất có lợi cho sức khỏe. Theo đó, chúng có thể loại bỏ các tác nhân độc hại như benzene, forrmadehyde, tricloetylen, xylen, ammoniac trong không khí. Những chất độc này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe.

TS. B.C Wolverton – người đứng đầu nghiên cứu 27 năm trước của NASA cho biết:  nên có ít nhất 1 cây trồng trên mỗi 10m2. Vì vậy, trong không gian phòng ngủ, bạn nên chọn lựa một số loại cây có tác dụng lọc không khí để bảo vệ sức khỏe lại giúp không gian thêm đẹp mắt.

Nhà mình cũng đang trồng một số loại trong này, cảm thấy phòng ngủ cũng dễ chịu hơn hẳn. Các mẹ cũng nên thử xem ạ chứ giờ ô nhiễm không khí ghê quá.

hình ảnh

Cây Lan ý. Ảnh: Internet

Lan ý

Nếu muốn lọc sạch không khí mà bỏ qua cây lan ý thì là lựa chọn quá sai lầm. Lan ý có tên khoa học là Spathiphyllum. Đây là loại cây ưa ẩm, có thể sống tốt ở môi trường thiếu ánh sáng như phòng ngủ. Nó chính là cây đứng đầu trong danh sách những loại cây có khả năng gột rửa không khí nhờ tác dụng loại bỏ benzene, formaldehyde, trichloroethylene, toluene, CO2 và thải ra oxy vào ban đêm. Đây đều là những chất rất độc, có nhiều trong không khí, có khả năng gây nhiều bệnh, thậm chí là ung thư.

Hoa nhài

Hoa nhài có mùi thơm dịu nhẹ, đẹp mắt lại có công dụng ‘sản sinh’ oxy vào ban đêm. Nó mang tới cảm giác thư thái, làm giảm lo âu. Từ đó giúp bạn có giấc ngủ ngon, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Không chỉ thế, hoa nhài còn mang lại cảm giác sảng khoái, tươi tỉnh, dễ chịu để khởi động ngày mới. Do đó, bạn nên có một chậu hoa nhài trong phòng ngủ.

hình ảnh
Hoa nhài và lưỡi hổ cũng nên trồng trong nhà. Ảnh: Internet

Lưỡi hổ

Lưỡi hổ có thể hấp thụ CO2 và thải ra oxy vào ban đêm. Nhờ vậy mà có thể mang tới cảm giác dễ chịu cho không gian phòng ngủ. Đồng thời, vì nó hút CO2 và thải ra oxy nên bạn sẽ có giấc ngủ sâu, ngủ ngon hơn hẳn. Bên cạnh đó, NASA cũng giúp hấp thụ formaldehyde, nitrogen oxide. Hơn nữa, loại cây này lại rất dễ trồng, khả năng sinh trưởng tốt nên thích hợp để ở phòng ngủ, tốn ít công chăm mà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Trầu bà

Đây là loại cây dây leo dễ sống, dễ trồng. Bạn có thể trồng đất hay chậu để bàn đều được. Trầu bà có thể hấp thu các hợp chất độc hại như benzene, fomandehit, tricloetylen, toluene, xylen. Đồng thời, hút hết CO2 và thải ra oxy vào ban đêm. Nhờ đó giúp không khí phòng ngủ sạch sẽ và dễ chịu hơn hẳn.

hình ảnh

Cây trầu bà. Ảnh: Internet

Cây dương xỉ

Dương xỉ là một trong những cây cảnh phổ biến được NASA khuyên nên trồng trong phòng ngủ. Loại cây này có nhu cầu về độ ẩm cao nên bạn cần tưới thường xuyên. Nó có thể loại bỏ phần lớn hóa chất độc hại như fomandehut, xylen, toluene, thủy ngân, asen và ‘thải’ ra oxy vào ban đêm. Do đó, các chuyên gia ví nó như một chiếc ‘máy lọc không khí’ tốt nhất.

hình ảnh

Cây dương xỉ. Ảnh: Internet

Cây dây nhện

Cây dây nhện còn được gọi là cây cỏ nhện môn hoặc lục thảo trổ. Loại cây này ưa sáng nhưng cần tránh ánh sáng trực tiếp từ trưa tới chiều nên thích hợp cho không gian phòng ngủ râm mát. Cây có tác dụng hút CO2, thải ra oxy vào ban đêm và các chất độc hại trong không khí như formaldehyde, benzene.

hình ảnh

Cây dây nhện. Ảnh: Internet

Cọ lá tre

NASA cho biết: cọ lá tre là loại cây có thể lọc benzene, tricloetylen, đặc biệt còn có tác dụng sản xuất ra oxy vào ban đêm ‘thần sầu’. Loại cây này có nhu cầu lớn về độ ẩm và ưa râm nên thích hợp với những không gian mát mẻ như phòng ngủ, vừa làm cảnh vừa điều hòa không khí.

hình ảnh

Cây cọ lá tre. Ảnh: Internet

Cây huyết giác

NASA cho biết: Cây huyết giác còn được gọi là cây hồng phát tài hoặc phất dũ trúc. Nó thích hợp trồng ở nơi có ánh sáng mặt trời vừa phải. Cây này có công dụng lọc xylen, tricloetylen, formaldehyde trong không gian sống nói chung và phòng ngủ nói riêng.

hình ảnh

Cây huyết giác. Ảnh: Internet

Cây phú quý

Cây phú quý là giống cây có nguồn gốc từ Indonesia. Đây là loại cây có nhiều tác dụng như sản xuất oxy vào ban đêm, làm sạch không khí trong nhà bằng cách loại bỏ hóa chất như formaldehyde, benzene hoặc các chất độc khác.

hình ảnh

Cây phú quý. Ảnh: Internet

Nha đam

Nha đam hay còn được gọi là cây lô hội. Nó đã được NASA công nhận khả năng cải thiện không khí vượt trội. Loại cây này có khả năng giải phóng lượng lớn oxy vào môi trường trong đêm tối nên thích hợp với phòng ngủ.

hình ảnh

Cây nha đam. Ảnh: Internet

Cây vạn niên thanh

Không chỉ là loại cây mang lại yếu tố phong thủy mà vạn niên thanh còn có khả năng nhả khí oxy vượt trội phù hợp với căn phòng ngủ. Bên cạnh đó, nó còn có thể hút sạch formaldehyde từ máy tính hoặc các thiết bị điện tỏa ra. Nhờ thế không gian phòng ngủ trở nên sạch sẽ, trong lành và tốt cho sức khỏe.

hình ảnh

Vạn niên thanh. Ảnh: Internet

Cây bồ đề

Cây bồ đề còn có khả năng nhả ra lượng lớn oxy giúp căn phòng ngủ nhà bạn thêm trong lành. Bên cạnh đó, nó còn có thể giúp hấp thụ các chất gây ung thư như carbon dioxide, benzen, selen, toluene, rất tốt cho sức khỏe.

hình ảnh

Cây bồ đề. Ảnh: Internet

Hoa đồng tiền

Không chỉ mang ý nghĩa về tài lộc mà hoa đồng tiền còn có thể hấp thu CO2 và nhả ra oxy vào ban đêm. Nhờ vậy mà giúp bạn có giấc ngủ sâu, ngon hơn, tránh gặp hiện tượng khó thở, bị bí bách, khó chịu.

hình ảnh

Hoa đồng tiền. Ảnh: Internet

Cây quân tử lan

NASA cho biết: Cứ 1 ngày 1 đêm thì quân tử lan có thể hấp thụ 1 lít không khí và giải phóng ra 80% khí oxy. Loại cây này có thể sống ở nơi ánh sáng yếu, chỗ càng tối thì càng sản sinh ra nhiều oxy. Kể cả ban đêm, quân tử lan này vẫn chăm chỉ hít vào CO2 và giải phóng khí oxy. Ngoài ra, quân tử lan còn có thể hút bức xạ, độc tố trong môi trường không khí bị ô nhiễm.

hình ảnh

Cây quân tử lan. Ảnh: Internet

Xương rồng

Xương rồng không chỉ làm giảm bức xạ điện tử mà còn có công dụng khử trùng, chống viêm và hấp thụ CO2. Do đó, xương rồng rất thích hợp để trong phòng ngủ.

hình ảnh

Cách luộc gà cúng đẹp không rách da, thịt ngọt săn chắc chuẩn như nhà hàng nhờ mẹo này

Gà cúng là món lễ vật không thể thiếu trong dịp tuần rằm, lễ lạt của người Việt. Luộc gà cúng đặc biệt ngoài ngon thì phải đảm bảo về hình thức để mang lại nhiều may mắn

Gà cúng đặc biệt rất quan trọng từ kỹ thuật vặt lông, tới cách buộc gà cánh tiên và cách luộc. Bởi gà cúng buộc dáng cánh tiên nên khi luộc càng cần chú ý hơn gà luộc thông thường để đảm bảo hình thức đẹp, không rách da, khi ăn vẫn ngon.

Đĩa gà cúng vô cùng quan trọng trong mâm lễ của người Việt, nên những người nội trợ đảm đang sẽ thấy vô cùng áy náy nếu luộc gà cúng không đẹp.

 

ga-cung

 

Chọn gà cúng

Quan niệm cúng gà trống đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều người nên bạn nhớ chọn gà trống tơ không đạp mái. Gà sau mổ còn khoảng 1,2-1,5kg là đẹp nhất để cúng không bị quá to không quá nhỏ. Gà còn sống tầm 2kg sau khi thịt hao mất 5-6 lạng lông, lòng mề nội tạng. Gà cúng gia tiên nên nhớ lấy cả bộ lòng về luộc cùng để không bị “thiếu”.

Hiện nay dịch vụ thịt gà rất nhanh tiện nên bạn chỉ cần chọn gà không phải làm thịt. Bạn cần chọn gà mào đỏ, nhúa cao đều, lông mượt bóng, mỏ không có nước, mắt nhanh, gà khỏe, ức gà căng nhưng diều không căng. Cựa gà vừa phải không dài, không thâm tím.

Còn với gà thịt sẵn thì chọn con có da màu vàng nhạt tự nhiên, lớp da mỏng đều toàn thân, thịt săn chắc, phao câu nhỏ, có ít mỡ ở phần cổ và phần đùi.

ga-cung-dep

Nếu bạn không thuê được người mổ và làm gà cánh tiên thì có thể tham khảo cách tự làm sau:

Gà cúng không nên mổ phanh vì sẽ xấu mà cần mổ moi, tức chỉ moi một phần nhỏ bụng sau gà để lấy nội tạng. Chú ý cắt tiết gà để tránh bị thâm máu, gà sẽ bị đen cổ. Để tạo dáng gà chầu cánh tiên, cần lấy dao sắc rạch hai bên cổ gà, nhét phần cánh về phía miệng thông qua hai đường này. Nếu thích dáng gà bay, hãy bẻ nhẹ hai cánh gà về phía lưng, buộc cố định phần khớp xương của hai cánh lại với nhau. Tránh buộc chặt quá sẽ tạo vết hằn đứt trên cánh.

Kỹ thuật luộc gà đẹp và ngon

Vì gà cánh tiên sẽ không lật dở trong quá trình luộc nên bạn cần chuẩn bị nồi rộng để dáng gà giữ tốt nhất và đẹp nhất.

Đặt gà vào đĩa rồi đặt vào nồi cho dáng gà ngay ngắn. Lót đĩa ở dưới để bụng gà không bị rách.

Để gà ngon, bạn chuẩn bị siêu nước sôi đủ ngập gà. Bởi nếu không ngập gà thì phần da gà sẽ không đều màu không đẹp và để không phải lật gà tránh bị xước da.

Đặt gà vào nồi, sau đó rót nước sôi vào bật bếp. Cho nước sôi để da gà co nhanh lại thì thịt gà bên trong sẽ ngọt. Để nước sôi lại thì bật liu riu om gà chín trong nhiệt tầm 70 độ C, tránh để nước sôi bùng lên gà sẽ bị rách da và thịt bị khô lớp ngoài mà lớp trong chưa chín. Nhiều người thường cho gà vào từ nước lạnh nhưng cách đó khiến nước gà tiết ra nên thịt hay bị khô và giảm ngọt.

ga-cung-dep-ngon

Gia vị luộc gà: Gà bình thường thì bạn có thể thêm hành nướng, gừng, lá chanh vào nước luộc để gà thơm. Nhưng với nhiều gia đình khi thờ thì có kiêng vị hành tỏi. Do đó bạn cần chú ý quan niệm của gia đình để có nên nêm gia vị hành tỏi không. Nếu không kiêng thì bạn nướng hành củ, gừng củ rồi rửa lớp đen cháy do nướng, thả vào nồi, nêm bột nêm, mì chính để nước thơm gà ngọt hơn.

Lòng tiết nên nhớ đặt cùng gà cúng. Nhưng để lòng tiết không làm xấu màu da gà thì bạn nên luộc chúng ở nồi riêng. Đun nước sôi thả lòng tiết vào và om tầm 80 độ C khoảng 10 phút là được. Vớt lòng tiết ra đặt dưới đáy đĩa.

Gà om tầm 30 phút là chín tùy theo kích thước gà, gà tầm 1,5kg om tầm 30 phút là gà đủ chín. Vớt gà ra gà sẽ không bị nứt da, dáng gà nguyên vẹn vì không bị chọc đũa, lật dở và thịt gà chín đều trong ngoài không bị khô thịt.

Vớt gà và tạo màu gà đẹp

Khi gà chín, vớt gà ra bạn có thể đặt gà vào thau nước đá lạnh to để gà nhanh săn lại. Muốn màu da gà bóng đẹp hơn bạn có thể quét một lớp nước mỡ nghệ để da gà vàng hơn. Tuy nhiên khi bạn chọn gà ngon màu da gà vàng tự nhiên trông sẽ đẹp và ăn ngon hơn là quét nước mỡ nghệ. Gà luộc xong thịt chín, ngon mềm, không rách da, gà cúng đẹp săn chắc, khi chặt ra ăn thịt chín đều ăn ngọt và mọng nước. .