Cách nấu chè dừɑ non, đáпh taп mệt mỏi và nắng nóng những ngày hè

Những ngày nắng nóng, các chị em lại loay hoay tìm món nào đó để giải nhiệt. Vậy bạn hãƴ tham khảo ngay cách làm chè dừa non thạch lá dứa đang “siêu hot” trong những ngày hè được bật mí ngay sau đây nhé! Không đơn thuần là một món ăn giải nhiệt mùa hè, chè dừa non thạch lá dứa còn mang tới rất nhiều chất dinh dưỡng mà chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy thích thú.

Để làm пên món chè пày, bạn cần sử dụng khá nhiều nước dừa và nước cốt dừa. Hai nguyên liệu пày chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng bổ ích như: Vitamin C, vitɑmin B, Folate… Ngoài ra, chúng còn chứa một lượng lớn protein. Hãy cùng bắt đầu nhé!

Nguyên liệu Phần chè:

  • Trái dừa non
  • 200gr đường
  • 1 hộp nước cốt dừa
  • 600ml nước dừa tươi
  • 100gr bột báng
  • 2 ống vani

Phần thạch lá dứa:

  • Vài nhánh lá dứa khoảng
  • 1 gói rau câu con cá dẻo
  • 100gr đường

Phần trân châu củ năng:

  • 500gr củ năng
  • 300gr bột năng
  • 100gr đường
  • Nước ép lá nước

Cách thực hiện Phần chè dừa non:

Lấy 100gr bột báng ngâm với nước khoảng 15phút rồi rửa lại với nước. Cho bột lên bếp đun lửa vừa, khuấy đều để bột không bám vào đáy nồi, luộc đến khi chín rồi vớt ra rửa lại với nước vài lần. Dừa non bổ làm đôi lấy hết nước để riêng ra bát lớn, dùng thìa cứng cậy lấy phần cơm dừa, gọt bỏ hết phần vỏ nâu phía ngoài cơm dừa, rửa sạch, cắt miếng tuỳ ý. Bắc nồi lên bếp cho nước dừa tươi, đường, cùi dừa đun sôi 5 phút rồi cho bột báng, nước cốt dừa, 2 ống vani vào để sôi rồi tắt bếp.

Phần trân châu củ năng:

Lấy 1/2 chỗ lá dứa rửa sạch, cắt khúc rồi xay nhuyễn lọc lấy nước cốt, nếu không có máy xay thì cho vào cối giã nhuyễn. Cho 150gr đường vào bát đựng nước lá dứa, khuấy đều cho tan hết. Sau đó cho củ năng đã cắt hạt lựu vào bát. Nếu không muốn làm trân châu màu xanh thì có thể sử dụng củ dền để tạo màu hồng. Khi thấy củ năng đã thấm đều màu (khoảng 15 phút) thì vớt ra một cái rây, xóc nhẹ tay cho ráo nước nhưng lưu ý không được xốc ráo hết nước.

Đun một nồi nước sôi, trong lúc chờ nước sôi, tranh thủ làm áo cho củ năng. Cho củ năng vào một cái bát mới, cho bột năng vào cùng và xốc đều lên để bột năng bám vào. Tiếp theo, đổ củ năng ra rồi rây nhẹ để cho phần bột thừa rơi ra. Cho củ năng vào nồi nước đang sôi, chờ cho đến khi nó nổi lên là được. Chuẩn bị sẵn một bát nước đá lạnh và vớt ra để trân châu không bị dính vào nhau.

Phần thạch lá dứa:

Xay nhuyễn 1/2 phần lá dứa còn lại với ít nước, lọc kĩ lấy phần nước cốt đặc.Trộn 100gr đường với bột rau câu con cá dẻo, ngâm vào 1 lít nước cho nở rồi bắc lên bếp đun sôi. Sau khi sôi hớt hết bọt, bắc ra đổ phần nước cốt lá dứa vào khuấy đều. Làm cách пày sẽ giữ được màu xanh đẹp. Đổ phần thạch ra khuôn để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi thạch lạnh lấy ra cắt miếng tuỳ ý. Vậy là đã xong bát chè dừa thơm ngon cho mùa hè nóng bức пày rồi.

Làm xong các nàng пên để ngăn mát tủ lạnh vài tiếng, khi lấy ra ăn thì thêm thạch và trân châu vào. Nếu không có lá dứa thì có thể thay bằng bất kì loại thạch nào theo sở thích của mỗi người.

Chúc các bạn thành công.

Bí quyết trồng chanh trong chậu quả sai trĩu cành

Bạn có thể trồng chanh trong chậu ngay tại nhà, vừa để trang trí cho căn nhà, vừa được thu hoạch quả.

Chanh là loại quả được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Bạn có thể sử dụng chanh để pha nước uống, dùng trong nấu ăn, làm sạch đồ gia dụng hoặc làm đẹp (gội đầu, tẩy da chết…).

Bạn có thể trồng cây chanh ngay tại nhà, vừa để làm cảnh vừa thu hoạch quả. Ngay cả khi không có sân vườn rộng rãi, bạn cũng có thể trồng chanh trong chậu. Chỉ với một vài bí quyết nhỏ, dù trồng chanh ở đâu, cây cũng sẽ sai trĩu quả.

Thời vụ trồng chanh

Bạn có thể trồng chanh ở bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng thích hợp nhất là vào tháng 2, 3 hoặc tháng 7, 8, 10. Đây là lúc chanh phát triển tốt nhất, dễ cho nhiều trái.
trong-chanh-01
Chọn đất trồng
/,
Đất là yếu tố vô cùng quan trọng để cây chanh phát triển. Cây chanh thích hợp với loại đất có độ pH khoảng 5.5 đến 7. Nên chọn đất thịt, tơi xốp, nhiều mùn để cây chanh phát triển tốt nhất.

Chọn chậu phù hợp

Khi trồng chanh trong chậu, bạn cần chú ý chọn những loại chậu đất nung. Loại chậu này có độ xốp và khả năng thoát nước tốt hơn so với các loại chậu nhựa. Điều này giúp hạn chế tình trạng cây chanh bị úng nước.

Nên chọn chậu có kích thước lớn hơn hơn chùm rễ của cây khoảng 25% để cây có không gian phát triển.

Sau khoảng 2 năm, bạn có thể thay chậu một lần. Chậu cũ có kích thước lớn hơn chậu mới, phù hợp với bộ rễ lớn của cây. Mùa đông là thời điểm thích hợp để thay chậu cho cây.

Chọn giống

Nhiều người nghĩ có thể ươm hạt để trồng chanh. Tuy nhiên, nếu sử dụng cách này, bạn sẽ phải chờ rất lâu mới được thu hoạch. Bạn nên mua sẵn cây giống ở chợ hoặc các vườn ươm để cây phát triển nhanh hơn, sớm ra quả.
trong-chanh-02
Ánh sáng

Cây chanh chịu lạnh và chịu gió kém. Vì vậy, nên trồng chanh ở nơi có ánh nắng mặt trời và không quá nhiều gió. Cây cần có ánh sáng ít nhất là 7-8 tiếng/ngày. Có thể đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng mặt trời như hướng Đông, Tây hoặc Nam. Nên để cây ở nơi nhiều nắng nhất có thể.

Tưới nước

Cần kiểm soát nước tưới để cây chanh phát triển tốt nhất. Tưới nhiều hay tưới ít đều khiến quả bị rụng, thậm chí làm cây héo tàn. Nếu đất quá khô, muối có thể xuất hiện. Khi đó, rễ cây sẽ bị hỏng.

Để biết xem đất có đủ nước nước chưa, bạn có thể ấn ngón tay vào đất sao cho tay ngập khoảng 2-3 cm trong đất. Nếu thấy khô thì cần tưới thêm nước cho cây.

Vào những ngày trời nắng nóng, nhiều gió, hãy tăng lượng nước tưới cho cây.

Bón phân

Khoảng tháng 2, 3 và tháng 8, 10 là thời điểm phát triển mạnh của cây. Vào lúc này, bạn nên bón phân cho cây khoảng 1 lần/tháng.

Chanh trồng trong chậu chân một lượng phân bón 18-18-18 cân bằng. Bón thêm phân kali đỏ dạng bột vào thời điểm cây ra hoa để nhanh đậu quả.
trong-chanh
Tỉa cành và rễ

Bạn nên tỉa cành cho cây để cây được gọn và ra nhiều quả hơn. Việc tỉa cành có thể thực hiện khi cây bước vào mùa phát triển. Đặc biệt, hãy tỉa bớt những cây bị sâu bệnh, cảnh yếu, cành mỏng.

Một số cành lạ, mọc trực tiếp từ thân chính, hút mất dinh dưỡng của cây thì cũng cần cắt bỏ.

Ngoài ra, khi thay chậu cho cây, bạn cũng có thể tỉa lại phần rễ. Khi tỉa bớt phần rễ, cây cũng sẽ nhanh chóng ra hoa kết trái hơn.