Nước ta có 1 nữ Tiến sĩ cực giỏi: 17 tuổi ghi dấu ở đấu trường quốc tế, 26 tuổi thành Phó Giáo sư trẻ nhất tại Pháp, thân thế gia đình “ con ông, cháu cha“

Nữ Tiến sĩ Phan Thị Hà Dương là một trong những niềm tự hào của Toán học Việt Nam.

Kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia cuộc thi Olympia Toán quốc tế (IMO) vào năm 1974, đã có rất nhiều thí sinh nữ được cử đi thi. Nhiều cái tên nổi bật đã mang về huy chương cho đất nước, trong đó phải nhắc tới Phan Thị Hà Dương.

Sau Phan Vũ Diễm Hằng, Nguyễn Thị Thiều Hoa và Nguyễn Thị Minh Hà, Phan Thị Hà Dương là nữ sinh thứ tư đoạt giải tại IMO. Năm đó, cô nữ sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam vinh dự giành Huy chương Đồng. Sau nhiều năm, Phan Thị Hà Dương trở thành một trong những cái tên nổi bật của làng Toán học Việt Nam.

Việt Nam có 1 nữ Tiến sĩ cực đỉnh: 17 tuổi ghi dấu ở đấu trường quốc tế, 26 tuổi thành Phó Giáo sư, gia đình toàn tên tuổi lớn - Ảnh 1.

Tiến sĩ Phan Thị Hà Dương, Huy chương Đồng IMO năm 1990.

Sinh ra trong gia đình tri thức, 26 tuổi trở thành Phó Giáo sư tại Pháp

Phan Thị Hà Dương sinh năm 1973, trong một gia đình tri thức. Bố cô là Giáo sư Phan Đình Diệu, một trong những người được ghi nhận là có công đầu trong kế hoạch đào tạo và phát triển ngành tin học tại Việt Nam. Ông Diệu là chuyên gia trong các lĩnh vực: Toán học kiến thiết, lôgíc toán, lý thuyết thuật toán, ôtômat và ngôn ngữ hình thức, lý thuyết mật mã và an toàn thông tin.

Còn cậu của Phan Thị Hà Dương chính là Phó Giáo sư nổi tiếng Văn Như Cương. Thầy Văn Như Cương là người thành lập và là Hiệu trưởng trường dân lập đầu tiên tại Việt Nam – THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội.

Thời phổ thông, Phan Thị Hà Dương theo học tại trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Năm 1990, cô là thành viên nữ duy nhất của Việt Nam thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 21 tại Bắc Kinh, Trung Quốc và dành Huy chương Đồng.

Sau đó, Phan Thị Hà Dương trở thành sinh viên Khoa Toán – Cơ – Tin, ĐH Tổng hợp (cũ) Hà Nội, nay là trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Năm 3 đại học, Hà Dương nhận được học bổng của Chính phủ Pháp và được xét đặc cách vào học tiếp năm thứ 4 tại ĐH Paris 6 nhờ thành tích học tập tốt.

Việt Nam có 1 nữ Tiến sĩ cực đỉnh: 17 tuổi ghi dấu ở đấu trường quốc tế, 26 tuổi thành Phó Giáo sư, gia đình toàn tên tuổi lớn - Ảnh 2.

Tiến sĩ Hà Dương hiện công tác tại Việt Nam.

Năm 1995, Phan Thị Hà Dương chính thức lấy bằng cao học về Hình học đại số. Cô được thầy hướng dẫn của mình là Giáo sư Christian Peskine, trưởng Viện Toán của ĐH Paris 6 và Paris 7 chủ động đề nghị làm việc trong những bước nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên Hà Dương lại chọn ngã rẽ khác bởi: “Ngành Toán Việt Nam đã có nhiều đại thụ xuất sắc trong khi ngành Tin mới mẻ hơn. Tin học ở nước ta hiện nghiêng về ứng dụng, nhưng càng phát triển, Tin càng cần nhiều nghiên cứu cơ bản, trong đó có Toán”.

Năm 1999, luận văn Tiến sỹ của Phan Thị Hà Dương được Hội đồng chấm luận án Đại học Paris 7 xếp vào loại rất xuất sắc (très honorable). Không chỉ vậy, cô còn vượt qua 100 ứng viên để trúng tuyển vị trí Phó Giáo sư tại khoa Tin học, ĐH Paris 7. Năm đó, Tiến sĩ Phan Thị Hà Dương mới chỉ 26 tuổi.

Tháng 8/2005, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Hà Dương quyết định quay về Việt Nam, công tác tại phòng Cơ sở Toán học của Tin học, Viện Toán học. Một trong những lý do khiến cô về nước là vì yêu thích công việc giảng dạy và muốn giảng dạy cho sinh viên Việt Nam. Được biết chồng của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Hà Dương chính là Tiến sĩ Lê Minh Hà.

pv

Nguồn: Afamily

Short URL: http://tinnhanh.123-games.org/viewID/1624

Cách bảo quản trứng tươi lâu, gần nửa năm vẫn nguyên dinh dưỡng: Không cần cho vào tủ lạnh

Bạn có thể tham khảo cách bảo quản trứng gà được lâu và cách nhận biết trứng bị hỏng của những người nội trợ thông thái.

Trứng là một loại thức ăn bổ dưỡng, giá thành rẻ, đặc biệt bảo quản được trong thời gian dài nên được nhiều người dự trữ trong nhà. Ngoài cách cho trứng vào tủ lạnh, còn có nhiều cách bảo quản trứng dễ dàng và lâu dài khi chưa thể sử dụng hết. Bạn có thể tham khảo cách bảo quản trứng gà được lâu và cách nhận biết trứng bị hỏng của những người nội trợ thông thái.

Bảo quản trứng dùng trấu hoặc mùn cưa

Trấu khô và mùn cưa sẽ giúp bảo quản trứng gà hoặc trứng vịt lên đến vài tháng với cách làm vô cùng đơn giản.

Bạn chỉ cần cho một lớp trấu hoặc mùn cưa vào thùng xốp, đặt trứng gà vào rồi tiếp tục rắc thêm trấu/mùn cưa cho đến khi phủ kín mặt trứng. Bạn cứ làm xen kẽ như vậy cho đến khi hết trứng, sau đó, đậy kín và đặt thùng ở nơi thoáng mát và sử dụng dần.

Quét/phết dầu ăn lên vỏ trứng
cach-bao-quan-trung-2
Một cách bảo quản trứng cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần phết một lớp dầu thực vật như dầu mè, dầu dừa, dầu đậu nành,… thật mỏng lên vỏ trứng là có thể dễ dàng bảo quản chúng. Tuy nhiên, cách làm này sẽ hiệu quả hơn nếu bạn để trứng ở nhiệt độ từ 25 – 32 độ C và sử dụng trứng trong vòng một tháng.

Đặt trứng trong bã trà

Nếu không có sẵn mùn cưa hay trấu khô ở nhà, bạn có thể sử dụng một nguyên liệu dễ tìm hơn chính là bã trà. Với cách thực hiện tương tự như khi làm với mùn cưa hay trấu phía trên, bạn có thể dễ dàng bảo quản trứng lên đến 2 – 3 tháng bằng bã trà.

Bọc trứng trong giấy báo

Khi bảo quản trứng trong giấy báo, bạn nên làm sạch bề mặt trứng bằng khăn giấy ướt và vo mềm giấy báo. Sau đó, bọc trứng nhẹ nhàng trong giấy báo và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát là được. Ngoài ra, bạn có thể đặt trứng đã bọc giấy báo trong tủ lạnh thì càng tốt.

Bảo quản trứng trong tủ lạnh
cach-bao-quan-trung-1
Bảo quản trứng trong tủ lạnh luôn là một cách làm được các bà nội trợ chọn lựa vì tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, để trứng được bảo quản một cách tốt nhất, bạn nên tuân thủ các điều sau:

+ Lau sạch trứng trước khi bảo quản

Để loại bỏ các vết bẩn có thể mang vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trước khi bỏ trứng vào tủ, bạn lau sạch trứng bằng khăn mềm, đã thấm ướt lau sạch vỏ trứng.

+ Giữ đầu to quay lên trên

Khi cho trứng vào vỉ, bạn nên xoay đầu nhỏ xuống dưới, để đầu to lên trên vì sẽ giúp lòng đỏ trứng không bị trôi nổi, dễ dàng sử dụng trứng được lâu hơn.

+ Sử dụng khay chuyên dụng

Để bảo quản trứng dễ dàng, bạn để trứng đã lau sạch, dựng đúng đầu trong hộp carton, hộp đựng thực phẩm hoặc các hộp chuyên dụng và cho vào trong ngăn mát tủ lạnh.

+ Không để trứng ở cửa tủ lạnh

Cánh cửa tủ lạnh là vị trí có nhiệt độ thường xuyên bị thay đổi, điều này sẽ dẫn đến trứng nhanh bị hỏng. Bạn nên đặt trứng vào sâu bên trong tủ hoặc trong các ngăn chứa thực phẩm.

+ Trứng chỉ có thể bảo quản trong tủ lạnh từ lúc bạn đặt trứng vào tủ là từ 3 – 5 tuần. Lưu ý thời gian để tránh sử dụng trứng đã để quá lâu nhé!

+ Nếu trứng đã được bảo quản trong tủ lạnh thì bạn không nên lấy ra và để lâu ở môi trường ngoài, sau đó lại bỏ lại vào tủ. Việc này sẽ làm trứng bị hư vì các hạt nước do tỏa hơi đọng trên vỏ trứng sẽ thấm vào và khiến trứng mau hỏng hơn.

Cách nhận biết trứng bị hỏng
cach-bao-quan-trung-3
Thời gian tối đa để bạn bảo quản trứng trong tủ lạnh là từ 3 – 5 tuần. Khi lấy trứng ra khỏi tủ lạnh, bạn nên sử dụng ngay trong vòng 2 tiếng để tránh làm trứng bị hỏng.

Để kiểm tra trứng có bị hỏng hay không, bạn chuẩn bị một cốc nước lạnh đầy, cho trứng vào cốc rồi bắt đầu quan sát:

– Trứng tươi: trứng chìm xuống và nằm yên ở đáy cốc.

– Trứng hơi cũ (1 tuần): trứng nằm dưới đáy và hơi bồng bềnh trên mặt nước.

– Trứng cũ (3 tuần): trứng giữ thăng bằng với đầu nhọn quay xuống dưới và đầu to quay lên.

– Trứng bị hỏng: trứng nổi hẳn trên mặt nước.