Mẹ chồng đưa 500 nghìn bảo tôi làm 2 mâm cơm 10 món, lúc đồ ăn dọn ra cả nhà choáng váng

 

Cầm 500 nghìn mà tôi ngẩn cả người. Vật giá leo thang, 500 nghìn này sao đủ làm 2 mâm cỗ 10 món chứ? Tuy khó chịu trong lòng nhưng tôi chẳng dám nói.

Gia cảnh của tôi kém hơn nhà chồng một chút nên khi anh thành thật nói với gia đình muốn cưới tôi, mẹ anh đã không đồng ý. Nhưng lúc đó chồng tôi không chịu, ai nói gì cũng không nghe nên cuối cùng gia đình đành phải thỏa hiệp, với điều kiện hai vợ chồng phải sống chung nhà vì bố chồng đã qua đời, chồng tôi là con trai trưởng.

Vì hạnh phúc của mình, mỗi bên lùi một bước nên tôi đồng ý. Tuy nhiên, vì mẹ chồng không ưa tôi từ trước nên cuộc sống làm dâu của tôi không hề êm ả. Thời gian đầu, tôi và mẹ chồng cứ như hai người ở hai thế giới. Thậm chí nhiều lúc bức xúc quá, tôi còn khóc lóc đòi chồng thuê trọ sống cho khỏi va chạm.

Mỗi lần như thế, chồng lại động viên:

– Thực ra mẹ hiền lắm. Có lẽ thời gian đầu hai bên chưa hiểu tính nhau nên mới thế thôi. Em cố gắng từ từ sẽ thích ứng được, có gì chưa hài lòng về mẹ thì cứ nói với anh, anh sẽ góp ý với mẹ. Các em ở xa, có mỗi anh ở gần nên anh cũng không yên tâm để mẹ ở một mình.

Chồng nói thế nên tôi đành cố gắng, dần dần mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu cũng đỡ gay gắt hơn trước nhiều nhưng vẫn có nhiều cái chưa hài lòng về nhau.

Buổi tối trước hôm giỗ, mẹ chồng đưa tôi 500 nghìn bảo làm 2 mâm cỗ. (Ảnh minh họa)

Buổi tối trước hôm giỗ, mẹ chồng đưa tôi 500 nghìn bảo làm 2 mâm cỗ. (Ảnh minh họa)

Cuối tuần rồi là giỗ bố chồng tôi, các cháu lại nghỉ hè nên nhà hai người em chồng về đông đủ lắm. Tối hôm trước giỗ, mẹ chồng đưa tôi 500 nghìn rồi dặn dò:

– Các em mới về đến nhà, lại đi đường xa nên sợ rằng sáng mai không dậy sớm được. Con cầm lấy 500 nghìn đi chợ giúp mẹ nhé. Con làm 2 mâm, 10 món đơn giản thôi là được. Mấy đứa nhỏ để mẹ trông cho, chứ mấy nay mẹ bị đau khớp cũng chẳng xuống bếp được.

Cầm 500 nghìn mà tôi ngẩn cả người. Vật giá leo thang, 500 nghìn này sao đủ làm 2 mâm cỗ 10 món chứ? Tuy khó chịu trong lòng nhưng tôi chẳng dám nói.

Hôm giỗ bố chồng, một mình tôi đi chợ, một mình tôi vào bếp xoay sở với 2 mâm cỗ 10 món, chồng chỉ phụ nhặt được vài cọng rau. Hai nhà em chồng ngủ tới 9-10 giờ sáng, đến giờ thắp hương mới dậy.

Thấy chị dâu bày được 2 mâm cỗ đủ đầy, trang trí đẹp mắt, mấy người em liền khen:

– Chị dâu đỉnh quá! Hôm qua em đi ngang qua phòng chị, thấy mẹ đưa cho chị mỗi 500 nghìn mà chị bày biện được mâm cao cỗ đầy thế này. Em khâm phục chị quá. Sau này cỗ bàn nhà mình cứ yên tâm giao hết cho chị dâu.

Hôm làm giỗ, một mình tôi vào bếp và có chồng phụ được đôi chút. (Ảnh minh họa)

Hôm làm giỗ, một mình tôi vào bếp và có chồng phụ được đôi chút. (Ảnh minh họa)

Lúc này tôi rút tờ 500 nghìn ra đưa trả mẹ chồng rồi nói:

– Thưa mẹ, tiện đây con cũng muốn nói vài câu. Thực ra chuyện công việc trong nhà cũng là trách nhiệm của con cái, không phải mẹ đưa tiền thì chúng con mới hoàn thành được công việc. Con gửi mẹ lại tiền không phải vì con chê ít hay có thái độ gì cả. Chúng con đã lớn cả rồi, anh chị em chúng con lo được nên mẹ không phải bận tâm những chuyện cỏn con này nữa đâu ạ.

Sau đó tôi cũng nói thẳng với các em:

– Chị biết các em đi đường xa vất vả, nhưng một năm chỉ có một cái giỗ của bố, chị mong các em có thể sắp xếp thời gian để về nhà sớm hơn, giúp chị làm cơm. Làm 2 mâm cơm chẳng đáng là bao, cũng không vất vả gì nhưng đó là tấm lòng của con cái với bố. Các em có ít góp ít, có nhiều góp nhiều, không góp anh chị cũng chẳng trách. Nhưng mỗi người nên xúm vào một tay vừa để mấy anh chị em chuyện trò, gắn kết với nhau, vì cả năm được mấy dịp chúng ta được quây quần bên nhau đâu.

Cả mẹ chồng và mấy người em chồng đều im bặt. Còn tôi, nói xong cũng xởi lởi không nhắc lại chuyện này nữa.

Thực ra khi mẹ chồng đưa 500 nghìn bảo làm 2 mâm, mỗi mâm 10 món thì tôi cũng bực lắm. Thậm chí nghĩ “ăn miếng trả miếng” bằng cách làm cỗ chay, mua đúng 500 nghìn tiền thực phẩm rồi mặc kệ mẹ muốn làm gì thì làm.

Nhưng sau đó tôi nghĩ lại, mẹ chồng có tính tiết kiệm từ trước rồi nên đôi khi bà đưa tiền cho tôi không có ý gì xấu cả vì bấy lâu nay chuyện chợ búa đều do tôi phụ trách. Nếu cứ chấp nhặt, “ăn miếng trả miếng” với người nhà thì chỉ có mệt mỏi, đau đầu thêm, đồng thời hạ thấp giá trị, đạo đức của bản thân. Vì thế, tôi quyết định bỏ tiền túi ra làm giỗ bố chồng rồi góp ý thẳng thắn với cả nhà để những lần sau con cháu sẽ góp tiền, góp sức làm giỗ bố.

Thật may, quyết định đó của tôi là đúng đắn. Những ngày sau đó, thái độ của mẹ chồng với tôi thay đổi hẳn, nhã nhặn hơn trước rất nhiều. Những lúc gia đình có công việc, mấy em chồng cũng sắp xếp thời gian về sớm để phụ giúp tôi một tay chứ không dám ỷ lại chị dâu nữa.

Người Việt học giỏi tới mức "không thể lí giải được": Thành tích sánh ngang các nước giàu

Người Việt Nam có khả năng học tập tốt hơn hẳn các quốc gia có nền kinh tế tương đương khác.

Trang Chương trình Nghiên cứu Cải thiện Hệ thống Giáo dục (RISE) tập trung vào nghiên cứu toàn cầu nhằm tìm hiểu cách hệ thống giáo dục ở các nước đang phát triển có thể vượt qua các vấn đề trong giáo dục. RISE nhận được tài trợ từ Văn phòng Đối ngoại, Khối thịnh vượng chung và Phát triển của Vương quốc Anh (FCDO), từ Bộ Ngoại giao và Thương mại (DFAT) của Chính phủ Úc và từ Quỹ Bill & Melinda Gates của tỉ phú Mỹ Bill Gates.

Một bài viết trên trang này đã ghi nhận “điều kì lạ” trong khả năng học tập của học sinh Việt Nam, được đánh giá qua những bài kiểm tra tiêu chuẩn trên thế giới. Dưới đây là nội dung bài viết, được dựa trên dữ liệu từ năm 2012:

Thành tích giáo dục của Việt Nam

Về cơ bản, Việt Nam là quốc gia có thu nhập thấp duy nhất có kết quả kiểm tra tương đương với thành tích của các nước giàu trong các bài kiểm tra quốc tế. Việt Nam là một trường hợp ngoại lệ “kì lạ”. Thành tích từ các bài kiểm tra cho thấy Việt Nam có kết quả tốt hơn rất nhiều so với kì vọng đối với một quốc gia ở mức thu nhập này.

Các quốc gia giàu có thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) như Anh và Mỹ có mức điểm trung bình trong bài kiểm tra PISA thấp hơn khoảng 100 điểm so với Thượng Hải (Trung Quốc) và Phần Lan.

Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) là một nghiên cứu trên toàn thế giới của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tại các quốc gia thành viên và không phải thành viên nhằm đánh giá các hệ thống giáo dục thông qua việc đánh giá kết quả học tập của học sinh 15 tuổi trong toán học, khoa học và đọc hiểu.

PISA lần đầu được tổ chức vào năm 2000 và sau đó lặp lại 3 năm 1 lần. Mục đích của nó là cung cấp dữ liệu có thể so sánh được với mục đích cho phép các quốc gia cải thiện chính sách và kết quả giáo dục. Bài kiểm tra có thể đo lường khả năng giải quyết vấn đề và nhận thức của học sinh.

 Người Việt học giỏi tới mức không thể lí giải được: Thành tích sánh ngang các nước giàu - Ảnh 1.

Trong bài kiểm tra toán của PISA, Việt Nam có kết quả tương đương Phần Lan và Thuỵ Sĩ dù GDP thấp hơn nhiều.

Việt Nam còn có kết quả cao hơn 100 điểm so với mức trung bình của các nước có thu nhập thấp.

Hiện tượng “lạ”

Nhưng không chỉ bài kiểm tra này cho thấy kết quả đặc biệt của Việt Nam. Một nghiên cứu khác của Abhijeet Singh đã tổng kết cuộc khảo sát của Oxford Young Lives với bài kiểm tra TIMMS quốc tế, và một lần nữa phát hiện kết quả kiểm tra của Việt Nam vượt trội hơn hẳn các quốc gia có thu nhập thấp khác.

Nghiên cứu của Singh cho thấy lợi thế của học sinh Việt Nam đã bắt đầu từ sớm. Trẻ em Việt Nam có kết quả tốt hơn một chút so với trẻ em ở các nước đang phát triển khác ngay cả trước khi chúng bắt đầu đi học tiểu học, nhưng sau đó khoảng cách liên tục tăng lên sau mỗi năm.

Nghiên cứu cho thấy một năm học tiểu học ở Việt Nam ‘hiệu quả’ hơn đáng kể so với một năm học ở Peru hoặc Ấn Độ.

 Người Việt học giỏi tới mức không thể lí giải được: Thành tích sánh ngang các nước giàu - Ảnh 2.

Kết quả bài kiểm tra TIMMS của học sinh Việt Nam cao vọt so với các quốc gia có mức thu nhập đầu người tương đương, thậm chí xấp xỉ so với các nước có thu nhập cao như Mỹ và Canada.

TIMSS (Xu hướng trong Học tập Khoa học và Toán học Quốc tế) là một phần trong chương trình nghiên cứu của IEA – Hiệp hội Đánh giá Thành tựu Giáo dục Quốc tế có trụ sở chính tại Amsterdam. Với một trung tâm nghiên cứu và xử lý dữ liệu lớn ở Hamburg, IEA đã tiến hành các nghiên cứu so sánh quốc tế về thành tích của học sinh thế giới từ năm 1959 tới nay.

Câu hỏi mà nghiên cứu này đặt ra – và kinh nghiệm của Việt Nam cho thấy – là: “Tại sao ở một số quốc gia, kết quả học tập mỗi năm lại lớn hơn nhiều so với các quốc gia khác? Hay nói một cách đơn giản hơn, tại sao trường học ở một số quốc gia lại tốt hơn nước khác rất nhiều?”.

Nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Ngân hàng Thế giới Suhas D. Parandekar và Elisabeth K. Sedmik cho thấy rất khó để lí giải “hiện tượng Việt Nam”.

 Người Việt học giỏi tới mức không thể lí giải được: Thành tích sánh ngang các nước giàu - Ảnh 3.

Học sinh Việt Nam có kết quả học tập vượt trội so với các nước có mức thu nhập tương đương.

Bằng cách phân tích thống kê sử dụng các yếu tố đo lường có sẵn, nghiên cứu cho thấy rằng sự kết hợp giữa đầu tư có mục tiêu và “yếu tố văn hóa” giải thích được một phần nào đó trong khoảng cách lên tới 100 điểm giữa Việt Nam và các nước thu nhập thấp khác trong bài kiểm tra PISA.

Các yếu tố chính có thể nhắc tới bao gồm:

Chú trọng đầu tư giáo dục

– Học sinh có nhiều cơ hội được học ở trường mầm non hơn.

– Có nhiều đầu tư vào cơ sở hạ tầng trường học, đặc biệt là ở các thành phố và thị trấn nhỏ.

Các yếu tố văn hóa

– Học sinh học chăm chỉ hơn – ít nghỉ học hơn, dành thời gian tương đương hoặc nhiều hơn ở trường, cộng với thời gian học thêm đáng kể sau giờ học.

– Học sinh có kỷ luật và tập trung hơn vào việc học. Hiệu trưởng và phụ huynh theo sát hoạt động giáo dục của các giáo viên.

– Cha mẹ đóng một vai trò quan trọng thông qua việc tích cực tham gia vào việc học của con cái, theo sát giáo viên của các con và đóng góp của họ ở trường.

Tuy nhiên, tất cả những lí giải này mới chỉ giải thích được một phần của “hiện tượng học giỏi ở Việt Nam”. Một nửa câu trả lời còn lại vẫn là một bí ẩn và chúng tôi hy vọng nhóm nghiên cứu của RISE Việt Nam có thể giúp làm sáng tỏ, thậm chí có thể cung cấp một số bài học hữu ích cho các quốc gia có thu nhập thấp khác.

Hội anh chị em học giỏi của sao Việt: Em họ siêu mẫu Hà Anh tốt nghiệp Đại học Cambridge, 1 sao nữ còn có anh là THẦN ĐỒNG

Theo Tất Đạt