Người càng giàu càng tránh tiếp xúc với người thu nhập thấp hơn không phải vì coi thường mà bởi 2 LÝ DO

Nếu trình độ kinh tế giữa 2 người quá chênh lệch thì dù 2 người có thể giao tiếp với nhau trong thời gian ngắn cũng khó có thể duy trì mối quan hệ lâu dài và trở thành bạn thân.

Theo kết quả thực nghiệm của các nhà tâm lý học, phần lớn người giàu thích kết giao với những người có cùng mức độ kinh tế với mình, không thích kết giao với người có thu nhập thấp hơn quá nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là ở 2 điều sau.

1. Sự kiên cố hóa giai cấp

Từ xa xưa đến nay, xã hội đã được chia thành nhiều giai cấp. Thời xa xưa có 2 tầng lớp rõ rệt là quý tộc và dân thường. Ngay cả trong xã hội ngày nay cũng ngầm phân chia thượng lưu, trung lưu và người có mức sống thấp hơn.

Các giai cấp ở thời cổ đại hầu hết được phân biệt theo huyết thống. Nhưng ở thời hiện đại, xã hội thường phân biệt theo tài sản và địa vị kinh tế.

Người càng giàu càng tránh tiếp xúc với người thu nhập thấp hơn không phải vì coi thường mà bởi 2 LÝ DO - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Trong bộ phim kinh điển “Titanic”, ngoài câu chuyện tình yêu sâu sắc, phim còn diễn giải một cách hoàn hảo về tầng lớp xã hội lúc bấy giờ.

Trong một chuyến tàu có hạng trên và hạng dưới. Tầng trên đi hạng nhất, tầng dưới đi hạng ba. Các nhân vật trong phim sống cuộc sống rất khác nhau ở hạng nhất và hạng ba.

Trong khoang hạng nhất, những người thượng lưu được nếm thử rượu ngon nhất, nghe những bản nhạc du dương và khiêu vũ với những bước nhảy uyển chuyển. Nhưng ở hạng ba, mọi người chỉ có thể giải trí và uống bia với chi phí thấp hơn.

Mặc dù họ sống cuộc sống hoàn toàn khác nhau, nhưng chỉ cần không làm phiền nhau thì họ đều có thể yên tâm. Tuy lối sống khác nhau nhưng họ có thể tìm thấy hạnh phúc trong môi trường riêng của mình.

Nhưng đằng sau hoàn cảnh tưởng chừng như hài hòa ấy lại ẩn chứa một vấn đề xã hội nghiêm trọng, đó là vấn đề kiên cố hóa giai cấp. Nghĩa là khó vượt qua những rào cản của giai cấp.

Các tầng lớp xã hội vững chắc, trong các nhóm của mỗi tầng lớp đều ở trạng thái tương đối khép kín, cho dù các cá nhân muốn thay đổi mức sống bằng nỗ lực của chính mình và phá bỏ xiềng xích của sự phân chia, nhưng vẫn khá khó khăn.

Xét từ góc độ xã hội học, hiện tượng cố định giai cấp trong xã hội rõ ràng thì tình hình xã hội ổn định. Những người sống thu nhập thấp hơn khó vươn tới tầm cao mới sẽ dần dần thích nghi với hiện tại.

Người thu nhập thấp và người giàu sống ở những môi trường hoàn toàn khác nhau và hầu như không có cơ hội giao tiếp. Nói cách khác, có rất ít chủ đề chung giữa 2 bên.

2. Khác biệt về quan điểm

Trên thực tế, yếu tố hạn chế người thu nhập thấp vượt qua rào cản không chỉ là của cải vật chất, mà còn về mặt tư duy.

Nhiều người nghèo dành cả cuộc đời để theo đuổi sự ổn định và thoải mái, vì vậy một khi mức sống đạt đến mức mong muốn, họ sẽ ngừng cố gắng. Nhưng người giàu thì khác, vì họ được tiếp cận với nhiều thứ mới hơn, nhiều thông tin và nguồn lực xã hội hơn nên họ có tầm nhìn rộng hơn. Dưới ảnh hưởng của kiểu suy nghĩ này, họ có nhiều khả năng thành công hơn.

Người càng giàu càng tránh tiếp xúc với người thu nhập thấp hơn không phải vì coi thường mà bởi 2 LÝ DO - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Nền tảng kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn và tầm nhìn ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, trình độ của con người. Chính vì vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng, nền tảng kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề này.

Tuy nhiên, dù chúng ta đang có điều kiện sống thế nào cũng không cần phải so sánh bản thân với người khác, chỉ cần là chính mình. Mỗi người đều có cách sống riêng, dù nghèo khó hay giàu sang thì cũng phải vươn lên, khiến cho bản thân hạnh phúc hơn mỗi ngày.

Đỗ thủ khoa Đại học Dược, nam sinh nghèo được Bộ trưởng Quốc phòng đặc cách vào Học viện Quân y

Đỗ thủ khoa Đại học Dược, Lê Đức Duẩn được Bộ trưởng Quốc phòng đặc cách vào Học viện Quân y. Cậu học trò nghèo đã bước vào môi trường quân ngũ với ước mơ chữa bệnh cứu người.

Không thi vẫn đỗ Học viện Quân y

Năm 2012, Lê Đức Duẩn đỗ đầu Đại học Dược Hà Nội với 29 điểm. Sau khi báo chí thông tin về chàng thủ khoa nghèo quê Phú Xuyên (Hà Nội), Đài truyền hình Việt Nam cũng về tận quê để làm phóng sự về nam sinh này.

Dù thi cao điểm nhất Đại học Dược, nhưng khi ấy chàng trai học giỏi có nguy cơ không thể đến giảng đường, vì nhà quá nghèo. Trước tình hình đó, Bộ trưởng Quốc phòng đã quyết định đặc cách cho Lê Đức Duẩn vào thẳng Học viện Quân y (Hà Nội).

Khi biết tin con trai được tiếp tục theo đuổi nghề y để cứu người như mong ước, lại không phải đóng học phí, bà Thu – mẹ Duẩn – vui mừng lắm. Nỗi lo như bớt đè nặng trên đôi vai người phụ nữ một mình gánh vác gia đình.

Lê Đức Duẩn và mẹ trong bộ quân phục của Học Viện Quân Y
Lê Đức Duẩn và mẹ tại Học Viện Quân Y. Ảnh: NVCC.

Bước vào trường quân y, chàng thủ khoa nặng 39 kg trải qua 6 tháng rèn luyện trong quân ngũ. Duẩn kể, mỗi tuần 3 lần, cậu và đồng đội phải mang ba lô chứa quân tư trang, cùng súng, xẻng…, hành quân 10 km đường rừng để rèn luyện.

Những giờ học bơi giữa trời nắng nóng, bắn súng trên thao trường, những chuyến dã ngoại, huấn luyện dài ngày…, khiến các học viên ngày một thêm rắn rỏi.

Dù thấp bé nhẹ cân nhưng Duẩn đã 2 lần “xông pha hiến máu” tại trường. Duẩn kể, hiến máu xong béo lên trông thấy. Cậu hy vọng, trong tương lai, sẽ trực tiếp cứu sống bệnh nhân nghèo bằng nghề y học được.

Kết thúc 6 tháng huấn luyện, Duẩn vùi đầu vào sách vở với khối lượng kiến thức khổng lồ, khi theo ngành Bác sĩ đa khoa. Nam sinh này luôn thiếu thời gian để học.

“Giáo trình một môn học dày khoảng 400 trang. Mỗi học kỳ, mình phải ôn lượng kiến thức rất lớn”, Duẩn nói.

Lê Đức Duẩn cho biết, vừa bước vào năm 3 đại học. Tuy chương trình khá nặng nhưng chàng thủ khoa năm nào vẫn phát huy được tinh thần học tập tốt. Cậu thường xuyên là sinh viên khá, giỏi và luôn nằm trong top 10 của lớp.

Phía trước nam sinh giàu nghị lực là 4 năm học chuyên ngành. Chàng trai hy vọng, kết thúc 6 năm học, sẽ được giữ lại trường để tiếp tục học Bác sĩ chuyên khoa, để sau đó thỏa giấc mơ chữa bệnh cho người nghèo.

Thủ khoa qua lời kể của mẹ

Về thăm nhà Duẩn ở xóm Nhị Khê, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, vẫn căn nhà cấp 4 nứt vách và mảnh sân phủ rêu loang lổ. Hiên nhà đầy hàng mây tre đan. Bên trong kho chứa đồ cũ vẫn còn chiếc xe đạp đứt phanh, bục lốp, đã theo Duẩn vượt 10 cây số tới trường suốt thời phổ thông trung học. Hóa ra, tin đồn mẹ thủ khoa nhận được nhiều tiền ủng hộ, xây nhà khang trang chỉ là thất thiệt.

Bà Thu vừa trở về nhà sau cả buổi sáng gặt lúa ngoài đồng. Người mẹ lam lũ đã bước qua tuổi 50, vẫn cấy 6 sào lúa và đan hàng mây tre những lúc nông nhàn để kiếm thêm thu nhập, lo cho con trai thứ 2 đang học lớp 8.


Bà Thu kể về ý chí học tập của con trai. Ảnh: Ngọc Tân.

Bà Thu kể, chồng mất vì bệnh ung thư, một mình phải nuôi hai con trai khôn lớn.

Người mẹ nơi quê nghèo nhớ lại, nhiều lúc, Duẩn ngỏ ý không thi đại học, vì nếu đỗ cũng không có tiền đóng học phí. “Những lúc ấy, tôi chỉ biết bảo con, muốn không nghèo như bố mẹ thì chỉ có học giỏi”, bà Thu nói.

“Duẩn rất chăm học, gần như chỉ buông sách vở những lúc ăn, ngủ hoặc làm việc giúp mẹ. Hàng ngày, cháu vượt 10 cây số tới trường bằng chiếc xe đạp đã rách yên, bục lốp. Học cả ngày, Duẩn mang theo chiếc cặp lồng cơm, bên trong chỉ có rau luộc và vài con ốc bươu vàng”, người mẹ nhớ lại.

Chiếc xe đạp
Chiếc xe đạp từng gắn bó với chàng thủ khoa. Ảnh: Ngọc Tân.

Chỉ về chiếc xe đạp cất trong kho, bà Thu chia sẻ: “Dù được tặng 2 chiếc xe đạp mới, nhưng tôi vẫn không bỏ chiếc xe đã gắn bó với ước mơ đại học của con trai. Cả hai mẹ con đều muốn giữ nó lại để ghi nhớ về lúc gia đình khốn khó”.

Chính trong lúc khó khăn ấy, nghị lực đã giúp chàng trai nghèo vươn lên, trở thành thủ khoa đại học. Và cũng chính động lực thoát nghèo, cứu giúp người khổ đã và đang thôi thúc chàng trai Lê Đức Duẩn không ngừng nỗ lực để trở thành bác sĩ trong tương lai.