14 năm trôi qua, Giáo sư vẫn kiên quyết lựa chọn Tết Tây thay vì Tết Ta: “Thích cổ truyền là còn nghèo hoài”

Đến thời điểm hiện tại, vị Giáo sư vẫn giữ nguyên quan điểm nên bỏ Tết Ta để tránh tình trạng người dân trì trệ, không hứng thú làm việc.

Cứ đến thời điểm cuối năm chuẩn bị bước sang năm mới, câu chuyện có nên bỏ tết ta và gộp chung “Tết Tây” lại được tranh cãi. Nói nôm na, “Tết Ta” là đón năm mới theo âm lịch và trở thành văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam, còn “Tết Tây” là đón năm mới ngay ngày 1/1 như các nước phương Tây và nhiều nước phương Đông.

Sau 14 năm trình bày quan điểm nên bỏ Tết Ta, giáo sư Võ Tòng Xuân vẫn giữ nguyên quan điểm của mình. Cách đây vài tháng, giáo sư có cho rằng: “Ở Việt Nam ta, đã ăn tết Tây, ngày 31/12/2019 vừa rồi, tôi thấy nhiều nơi đốt pháo hoa, đếm ngược, làm lễ tất niên đón năm mới tưng bừng, như thế là ăn tết Tây rất lớn rồi. Rồi tới tết ta, mọi tục lệ lại tiếp tục, như thế rất tốn kém.

Tết ta tính ra đúng là từ ngày 30 tết tới hết ngày mùng 3, nhưng cứ để ý thì người dân Việt Nam đã ăn tết ta từ sau rằm tháng chạp (15/12). Công việc trì trệ, người dân uể oải, đường sá kẹt cứng… Đi đâu, có việc gì người ta cũng nói thôi lo ăn tết đã. Và người ta ăn tết ít nhất sau rằm tháng giêng.

Tôi ủng hộ chủ trương là, mình ăn tết Tây, nhưng đến tết ta không phải mình bỏ hẳn đi, mình vẫn kỷ niệm nhưng chỉ khoảng 3 ngày thôi. Thích cổ truyền, rồi tâm linh, thì mình vẫn nghèo hoài. Mình càng giữ cổ truyền thì mình càng giữ cái nghèo. Càng nghèo lại càng thích ăn nhậu”.

GS Võ Tòng Xuân: 'Tết có thể đi du lịch, không nhất thiết phải về sum vầy bên gia đình'

Giáo sư Tòng Xuân cho rằng việc bày tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ có thể ở bất cứ lúc nào, không cần đợi đến ngày Tết cổ truyền.

Đây cũng không phải ý kiến duy nhất về việc bỏ Tết Ta và gộp chung đón năm mới với tết Tây bởi năm ngoái giáo sư Trương Nguyện Thành cũng từng gây tranh cãi khi đưa ra quan điểm về vấn đề này. Theo đó, ông cho rằng nên ăn Tết Ta ít ngày lại so với hiện nay. Vốn nhận là người lưu truyền nét đẹp truyền thống, giáo sư Nguyện Thành ủng hộ không bỏ Tết ta nhưng thay vào đó hãy rút ngắn chỉ tập trung trong 3 ngày và kéo dài thời gian nghỉ Tết Dương lịch.

 

“Chọn cách như vậy sẽ giúp kinh tế và hiệu quả công việc sẽ tốt hơn. Ngày nay người dân văn phòng hầu như có tâm lý nghỉ tết từ tết Tây đến tận tết ta. Khoảng thời gian giữa 2 cái tết này hầu như không làm việc, chỉ tiệc tùng nhậu nhẹt là chính. Vậy thì nên nghỉ tết ta ngắn lại để bắt đầu công việc sớm hơn”, GS Thành cho biết.

Nhìn vào tình hình thực tế lúc này, ý kiến của hai giáo sư bên trên không phải vô lý. Thời điểm nghỉ làm, đón năm mới đa phần được người Việt trưng dụng để ăn nhậu, hát karaoke rồi thậm chí ẩu đả rất phiền phức. Trong truyền thống, ngày Tết là dịp nghỉ ngơi sau một năm làm việc và dành thời gian cho bố mẹ, thầy cô như lời dạy “mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” ý nói đây là thời gian dành tri ân những người nuôi nấng, dạy dỗ mỗi người. Tuy nhiên, tình hình xã hội ngày càng có nhiều biến tướng và tết cũng mất đi ý nghĩa truyền thống đẹp đẽ như xưa.

Chưa kể quan niệm “tháng giêng là tháng ăn chơi” nên nhiều người đổ đốn việc làm, công việc bê trễ và tâm lý của những ngày nghỉ còn dư âm khi đi làm trở lại. Tuy nhiên, một năm đầy biến động vừa rồi khiến nhiều người phải “ăn Tết” tận nửa năm nên hẳn nhiều chán ngán, lo sợ và lúc ấy mới cầu mong mọi chuyện nên như cũ: nghỉ tết vừa đủ để quay lại công việc.

Tuy nhiên, dù có biến tướng, có lai căng hay ngày càng tân tiến, hiện đại thì trong tâm thức của người Việt, tết cổ truyền là một điều khó có thể xóa bỏ, gần như thiêng liêng không thể đụng vào. Phải công nhận, có những tập tục đã ăn sâu, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nên rất khó bỏ đi hay đưa ra quan điểm trái ngược.

Chỉ mong rằng, mọi người nếu đã ra sức phản đối bỏ tết ta với lý do muốn giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc thì phải sống đúng với điều ấy. Thay vì khăng khăng đòi giữ tết ta để ăn nhậu be bét, lái xe lạng lách hay trong tình trạng sử dụng rượu bia, rồi hát hò karaoke lớn tiếng, ẩu đả xô xát thì rõ ràng đã đi rất xa với ý nghĩa của ngày tết cổ truyền. Nếu đã bảo vệ để giữ nguyên nét đẹp ấy thì phải có ý thức, hiểu đúng và làm đúng trong những ngày thiêng liêng, đặc biệt này.

“Thang thuốc quý” của Việt Nam khiến 98% người Hàn Quốc khen ngon không biết chán, Mỹ và châu Âu liên tục xếp hàng săn đón dù giá cao giật mình

Mặt hàng này của Việt Nam xuất ngoại thành hàng siêu hot, nhiều thị trường hết lời khen ngợi vì chất lượng thơm ngon.

Mía Việt Nam xuất khẩu đến nhiều thị trường lớn

Mía là cây công nghiệp ngắn ngày, dễ trồng, không kén đất, trồng 1 lần có thể cho thu hoạch 3-4 vụ. Mía cho năng suất sinh học cũng như năng suất kinh tế rất cao; với giống mía cao sản, mỗi hecta một năm có thể cho từ 150 đến 200 tấn, cá biệt còn có thể lên đến 260 tấn.

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có diện tích mía lớn nhất cả nước với diện tích trên 27.000ha. Hòa Bình cũng là một trong những tỉnh có diện tích trồng mía lớn, tập trung ở các huyện Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Kim Bôi. Riêng Kim Bôi được mệnh danh là thủ phủ của cây mía với tổng diện tích trồng trên 9.000ha. Tây Ninh cũng là vùng trồng mía nổi tiếng, có 6.400ha trồng mía, chủ yếu tập trung tại huyện Châu Thành, Tân Biên và Tân Châu.

Thang thuốc quý của Việt Nam khiến 98% người Hàn Quốc khen ngon không biết chán, Mỹ và châu Âu liên tục xếp hàng săn đón dù giá cao giật mình - Ảnh 1.

Hòa Bình có giống mía tím và mía trắng ép nước. Đây đều là những giống mía lâu đời, có chất lượng tốt, mềm, ngọt, phù hợp ăn tươi và ép nước uống…

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông tỉnh Hòa Bình, từ năm 2019, cây mía Hòa Bình không chỉ có mặt ở nhiều vùng miền trong cả nước mà đã dần tìm đường xuất khẩu. Bắt đầu chỉ từ 120kg mía tím làm hàng mẫu sang thị trường Nhật Bản, sản phẩm này đã mở rộng sang thị trường khác như: Hàn Quốc, Anh, EU.

Sản lượng xuất khẩu đã tăng nhanh qua các năm. Cụ thể, năm 2020, xuất khẩu mía tươi của địa phương đạt 5,7 tấn, năm 2021 đạt 74 tấn và năm 2022 là 300 tấn.

Trong năm 2023, đã có 3 lô hàng được xuất khẩu từ Hòa Bình sang thị trường Hoa Kỳ với tổng cộng hơn 55 tấn mía.

Khách quốc tế mê mẩn nước mía Việt

Nước mía là một trong những thức uống đường phố rất được ưa chuộng vì giá thành rẻ, hương vị ngọt mát và dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu, nhất là vào mùa hè, món nước này lại càng được “săn đón”. Ngoài tính giải khát, mía còn được mệnh danh “Thang thuốc phục mạch”, nghĩa là thuốc trị thiếu máu, có vị ngọt tính hàn. Vì vậy, không chỉ giới hạn trong nước, nước mía còn xuất ngoại thành hàng cực hot.

Hồi đầu năm nay, hình ảnh về xe bán nước mía quen thuộc xuất hiện trên đường phố Hàn Quốc đã gây sốt cộng đồng mạng. Xe bán nước mía này tuy nhỏ nhưng thu hút rất đông khách hàng đứng chờ mua.

“Ban đầu khi mới mở bán, mình không nghĩ người Hàn sẽ thích nước mía như vậy. Họ khen ngon, có người uống 3 ly liền. Trong 3 ngày, mình ép hết 1,5 tấn mía. Ở bên Hàn không có mía nên với người dân Hàn Quốc đây là thức uống mới lạ. Mình nhập máy ép và mía từ Việt Nam sang”, chủ nhân xe nước mía chia sẻ.

Thang thuốc quý của Việt Nam khiến 98% người Hàn Quốc khen ngon không biết chán, Mỹ và châu Âu liên tục xếp hàng săn đón dù giá cao giật mình - Ảnh 2.

Mía được cắt khúc, đóng thùng, vận chuyển từ Việt Nam sang Hàn Quốc. Người này nhập mía tím của tỉnh Hòa Bình với tiêu chí vừa mềm, vừa ngọt. Ngày thường bán được khoảng 300-400 cốc, còn cuối tuần khoảng hơn 1.000 cốc. Một ly nước mía có giá 5.000 won (khoảng 90.000 đồng).

Nước mía cũng từng được nhắc đến trong chương trình Battle Trip của Đài Truyền hình KBS (Hàn Quốc) vào năm 2016. Đoàn quay phim đã có dịp đến tham quan chợ Bến Thành, một trong những chợ nổi tiếng và tiêu biểu ở TP. Hồ Chí Minh với tuổi đời hơn 100 năm.

Ngoài Hàn Quốc, châu Âu cũng là điểm đến quen thuộc của mía. Năm 2020, những cây mía ngon nhất từ Tây Ninh đã được vận chuyển và cấp đông trực tiếp từ Việt Nam sang Pháp để phục vụ uống tại chỗ. Có nhiều quán ăn ở Thủ đô Paris đã bán nước mía Việt Nam.

Một doanh nhân kinh doanh máy ép mía và nước mía Việt Nam tại Pháp cho biết: “Mía châu Phi quá to. Mía Costa Rica cũng vậy. Còn mía Ai Cập lại quá bé. Kích thước phù hợp mà lại cho nhiều nước đúng màu vàng nhạt thì chỉ có mía ở Việt Nam. Giá nhập khẩu có thể lên đến 2.000 USD một tấn.”

Thang thuốc quý của Việt Nam khiến 98% người Hàn Quốc khen ngon không biết chán, Mỹ và châu Âu liên tục xếp hàng săn đón dù giá cao giật mình - Ảnh 3.

Đức là một thị trường khá khó tính tại EU nhưng cũng vô cùng ưa thích vị ngọt đậm của nước mía. Giá thành phẩm của mía cắt khúc của công ty sản xuất trải qua nhiều khâu kiểm định, đóng gói bảo quản nghiêm ngặt, cùng chi phí vận chuyển cao nên khi xuất sang châu Âu được dùng làm nước ép có giá thành rất đắt. Mỗi cốc nước mía ép có giá bán khoảng 5 USD (khoảng 122.000 đồng). Nhiều người cho biết, nước mía ở Đức chỉ dành cho các… “đại gia”.

Ngoài châu Âu, tại các cửa hàng của người Việt ở Mỹ, giá một ly nước mía Long An ép nguyên chất là hơn 5 USD (khoảng 122.000 đồng).

Tại Nhật Bản, những địa điểm bán nước mía ép cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Loại nước ép thơm ngon này do một du học sinh người Việt cung cấp với giá 269 JPY/ly (tương đương khoảng 44.000 đồng/ly).