Mẹ đ:ẻ lên chơi tôi gói cho bà ít đồ ăn thừa mang về, mẹ chồng liền chạy tới gi:ậ:t lại nhưng mẹ tôi lại vui ra mặt

Tôi năm nay 25 tuổi. Sau 3 năm hẹn hò, tôi và chồng đã tổ chức đám cưới hồi đầu năm, chính thức thành vợ thành chồng. Sau khi kết hôn, tình cảm hai vợ chồng tôi rất tốt, anh rất quan tâm tới tôi và chúng tôi gần như chưa bao giờ to tiếng, cãi vã với nhau.

Tuy nhiên, phần vì bố chồng tôi mất sớm, phần vì không có tiền mua nhà riêng nên vợ chồng tôi quyết định ở chung với mẹ chồng để tiện chăm sóc mẹ, cũng như tiết kiệm tiền bạc. Sống chung với mẹ chồng bao giờ cũng có chút bất tiện nên cuộc sống hôn nhân của tôi không được trọn vẹn, thoải mái cho lắm.

Mẹ chồng tôi là người mạnh mẽ, quyết đoán, có gì nói đó, mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều do bà quyết định hết. Nghe chồng tôi kể, hồi bố chồng tôi còn sống, ông cũng không thể cãi được mẹ chồng cơ mà.

Thực ra không cần chồng nói, về làm dâu chưa bao lâu tôi đã nhận ra điều này rồi. Tính tôi thì sống nội tâm, rụt rè nên gần như tôi không dám nói chuyện với mẹ chồng, bà bảo gì thì tôi làm nấy chứ không dám làm trái, cũng chẳng dám nói nhiều vì sợ nói nhiều dễ nói sai, làm phật lòng mẹ chồng.

Tôi thường xuyên bị mẹ chồng trách mắng, chỉ trích. (Ảnh minh họa)

Dẫu vậy nhưng tôi vẫn thường xuyên bị mẹ chồng chê trách, có hôm trước mặt hàng xóm bà còn chê tôi chậm chạp, không khéo ăn khéo nói. Mẹ chồng nói không sai thật nhưng dù gì trước mặt người ngoài thì giữ thể diện cho con dâu một chút chứ, thế này thì ra ngoài tôi biết giấu mặt vào đâu nữa. Giận lắm nhưng tôi không dám nói gì, chỉ cười trừ với các bà hàng xóm cho qua.

Nếu chồng tôi ở nhà, ít nhất anh còn nói đỡ cho tôi vài lời. Ngặt nỗi, anh ấy lại thường xuyên đi công tác, có tháng đi tận 15-20 ngày, tôi ở nhà với mẹ chồng thở mạnh cũng chẳng dám luôn, chỉ biết chịu đựng những lời mắng mỏ, chỉ trích của mẹ chồng.

Về kinh tế, mẹ chồng tôi có lương hưu, vả lại bà còn trẻ khỏe vẫn đi chợ gạo được nên có đồng ra đồng vào. Vợ chồng tôi ở chung với mẹ nên mỗi tháng cũng gửi chút tiền cho mẹ đi chợ, lo chi phí sinh hoạt trong nhà. Kinh tế dư dả nên tuy là cơm hàng ngày thôi nhưng bữa nào nhà tôi cũng ăn như ăn tiệc, có tận 4-5

Mỗi lần nhìn vào mâm cơm với thịt cá đủ đầy, tôi lại nhớ tới mẹ ruột tôi ở quê. Mẹ tôi vốn sức khỏe không tốt nên chẳng ai lấy, năm 40 tuổi bà mới đi xin ngủ cùng người ta một đêm để kiếm đứa con lúc về già, cho nên từ bé đến lớn tôi cũng chẳng biết mặt bố. Vậy mà giờ mẹ già rồi tôi cũng chẳng ở gần chăm lo cho mẹ được, bữa cơm hàng ngày cũng chỉ có rau dưa.

Rất nhiều lần tôi muốn mua chút quà hay vật dụng trong nhà biếu mẹ nhưng sợ mẹ chồng phát hiện ra rồi trách mắng, làm rùm beng lên. Để báo hiếu, tôi chỉ dám lén lút gửi chút tiền về cho mẹ, mỗi lần gửi cũng chỉ dám đưa 500-1 triệu mà thôi.


Nhìn bữa cơm lúc nào cũng thịt cá đuề huề mà tôi lại nhớ tới người mẹ của tôi ở quê. (Ảnh minh họa)

Nháy mắt vợ chồng tôi đã cưới nhau được hơn nửa năm rồi. Cách đây vài ngày là giỗ bố chồng tôi, mẹ chồng đột ngột đề nghị mời mẹ tôi lên chơi, tôi vui lắm. Cũng hơn tháng tôi chưa về quê rồi, tôi rất nhớ mẹ.

Do hôm đó là giỗ nên tôi và mẹ chồng nấu khá nhiều món, ăn xong còn thừa rất nhiều đồ. Vì vậy, đến chiều khi mẹ về, tôi đã gói lại một ít đồ ăn thừa để bà mang về nhà ăn tối. Không ngờ, mẹ chồng thấy vậy liền chạy tới lấy túi đồ ăn thừa trên tay tôi, cấm tôi không được đưa cho mẹ tôi. Mẹ nói:

– Mẹ con hiếm khi mới có dịp lên đây chơi vậy mà con để bà ấy mang thức ăn thừa về à? Trong bếp còn có con gà quay còn nguyên, lúc nãy mẹ mới quay lại cho nóng, con gói con gà đó lại cho mẹ con mang về, ai lại để bà mang đồ ăn thừa về như thế.

Các con là phận làm con thì phải biết báo hiếu bố mẹ, mẹ con già rồi thì thỉnh thoảng con cũng nên gửi chút tiền về cho bà trang trải cuộc sống hàng ngày, đối xử với bố mẹ hai bên phải công bằng hiểu chưa?

Nghe mẹ chồng nói xong mắt tôi đỏ hoe, hóa ra bao lâu nay tôi đã hiểu lầm mẹ chồng, bà cũng không tệ như tôi nghĩ. Có lẽ chẳng qua là bà hơi thẳng tính một chút, tính tình mạnh mẽ nên tôi mới sợ mà kiêng dè như vậy chứ thật tâm bà là người tốt phải không?

Cách rã đông thịt rất hɑy, chỉ 3 phút là tan sạch đá, thịt tươi ngon như mới

Cho thêm vài giọt này vào sẽ có tác dụng làm ấm nên sẽ giúp rã đông thịt nhanh chóng. Đồng thời, thịt cũng giữ được màu đỏ tự nhiên, hương vị và các chất dinh dưỡng sau khi rã đông.

9

Nhiều bà nội trợ có thói quen trữ đông thịt lợn để không phải đi chợ quá nhiều lần. Khi ăn, đa phần mọi người sẽ ra đông bằng cách cho vào lò vi sóng hoặc ngâm trong nước. Tuy nhiên, việc ngâm nước sẽ làm thịt nhạt, mất ngon, còn lò vi sóng thì không phải nhà nào cũng có.

6

Vì thế đầu bếp mách bạn một cách rã đông rất nhanh và hoàn hảo, cho dù thịt đông cứng đến đâu, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt này lên là thịt sẽ rã đông sau 3 phút. Cách làm cụ thể như sau:

Trước tiên là chuẩn bị một chậu nước thích hợp với miếng thịt cần rã đông. Sau đó cho vài giọt giấm trắng vào nước, thêm một thìa muối. Khuấy đều cho muối và giấm hòa tan trong nước. Thả miếng thịt cần rã đông vào. Lưu ý không cho miếng thịt vào nước ngay từ đầu sẽ làm thịt nhạt. Phải đợi hòa tan muối, giấm xong mới cho vào.

7

Nhiều người lo lắng cho giấm vào nước ngâm thịt làm thịt có mùi, ảnh hưởng đến hương vị. Tuy nhiên, giấm trắng không những không ảnh hưởng đến mùi vị của thịt lợn mà còn khiến thịt lợn bớt mùi tanh, tươi ngon hơn.

Mục đích chính của việc cho giấm trắng là để tăng tốc độ rã đông cho thịt đông lạnh. Trong giấm trắng có chứa nhiều axit axetic, axit axetic có thể hạ thấp điểm đóng băng của nước và có vai trò rã đông nhanh. Rã đông thịt với giấm trắng chỉ mất từ 3-5 phút, rất nhanh, không tốn thời gian nấu nướng.

Còn nếu bạn cho thêm muối sẽ giúp khử bớt vi khuẩn và muối còn làm chất xúc tác khiến thịt rã đông được nhanh hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm 1 vài cách rã đông thịt khác:

Sử dụng chanh

Cho vài lát chanh và gừng vào trong nước, sau đó ngâm thịt trong 10 phút, thịt sẽ mềm từ từ. Gừng và chanh giúp thịt nhanh rã đông, có mùi thơm tự nhiên, nó cũng hiệu quả trong việc loại bỏ vi khuẩn và mùi tanh.

Sử dụng rượu gạo

Thông thường, một số người vì muốn rã đông nhanh chóng nên cho ngay vào nồi nước sôi để luộc hoặc ngâm trong nước lạnh. Tuy nhiên, cách làm này sẽ làm mất chất, dễ phát sinh vi khuẩn. Trên thực tế, mọi người có thể sử dụng khăn giấy và rượu gạo để rã đông nhanh.

Trải một lớp khăn giấy dưới đáy bát rồi đổ rượu gạo lên, giấy sẽ thấm hút nhanh rượu. Tiếp tục đặt thịt đông cứng lên trên bề mặt giấy đã tẩm rượu, khăn giấy sẽ hút hơi ẩm trên bề mặt thịt, đẩy nhanh quá trình truyền nhiệt và tốc độ rã đông của thịt. Quá trình này tốn vài phút, cuối cùng rửa sạch thịt một lần nữa.

Sử dụng chảo nhôm

Lấy 2 cái chảo nhôm, đặt một cái lên bếp rồi cho thịt đông đá vào, sau đó úp cái còn lại, bật bếp. Thịt sẽ được rã đông sau 5 phút. Nguyên lý là do nhôm có khả năng dẫn nhiệt rất mạnh, chỉ cần để thịt đông đá gần nồi nhôm, theo nguyên lý dẫn nhiệt, có sự trao đổi nhiệt rất nhanh giữa thịt đông đá và không khí xung quanh, nó sẽ tan chảy băng trong thời gian ngắn.

Rã đông “tự nhiên”

Bảo quản thịt cần trữ đông trong những chiếc túi hút chân không sạch sẽ. Bỏ túi này ra và giữ ở nhiệt độ phòng trước khi đi làm. Về nhà sau khi tan sở, bạn đã có miếng thịt rã đông hoàn hảo, tươi ngon và hầu như… không mất thời gian!

meo-ra-dong-thit
Rã đông bằng “dòng nước mát’

Để miếng thịt đông lạnh trong túi bảo quản vào nồi. Đổ nước có nhiệt độ từ khoảng 8 -10 độ vào nồi. Lưu ý, đổ nước từ từ và không đổ trực tiếp lên thịt. Đổ nước và ngâm như vậy trong 30 phút, thịt trong túi sẽ rã đông nhanh hơn mà vẫn đảm bảo được độ thơm ngon, chất lượng như khi mới mua về.

Rã đông “ngay từ khi đông lạnh thịt”

Đó là cách giảm thời gian rã đông ngay từ khi cho thịt vào tủ lạnh. Thịt mua về, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn, để vào trong những túi sạch hoặc tủi chân không và trữ đông như thường lệ. Mỗi lần sử dụng, chỉ lấy một phần lượng đủ dùng. Thịt được cắt nhỏ giúp thời gian rã đông nhanh hơn, tránh phải rã đông rồi lại đông lạnh cả tảng thịt lớn trong mỗi lần lấy nguyên liệu ra để chế biến.