Tại sao khi ép mía bán người ta thường cho thêm 1 quả quất vào ép cùng? Không phải để cho thơm, đây mới là lý do người bán không bao giờ dám ti:ết l:ộ

Tại sao khi ép mía bán người ta thường cho thêm 1 quả quất vào ép cùng? Không phải để cho thơm, đây mới là lý do người bán không bao giờ dám ti:ết l:ộ.

Khi đi mua nước mía uống giải nhiệt mùa hè, bạn thường thấy người bán hàng cho thêm 1, 2 quả quất vào ép cùng, mục đích là làm gì vậy.

Nước mía vốn rất được ưa chuộng bởi vị ngọt tự nhiên của mía và độ mát lạnh khi uống cùng với đá. Dần dần, nước mía còn được biến tấu với nhiều phiên bản kết hợp trái cây “xịn xò” hơn như nước mía dâu, nước mía sầu riêng, nước mía cốt dừa, nước mía trân châu,…

Tuy nhiên, có một điều vẫn còn giữ nguyên vẹn đó là khi ép mía người bán thường cho một quả quất vào ép cùng, vậy mục đích là gì vậy?

Tại sao khi ép mía bán người ta thường cho thêm 1 quả quất vào ép cùng?

Tại sao khi ép mía bán người ta thường cho thêm 1 quả quất vào ép cùng?

Vì sao ép mía lại cho tắc vào ép cùng?

Thật ra câu trả lời vô cùng đơn giản, bởi vì vị chua thanh của tắc có thể làm dịu lại vị ngọt của mía. Khi thêm quả tắc vào cùng, nước mía sẽ không bị ngọt gắt cũng như có thêm hương thơm của tắc. Từ đó, nước mía sẽ thanh hơn, ngon hơn và dễ uống hơn.

Ngoài quất, một số người bán nước mía còn cho vào một lát cam hay dứa với mục đích tương tự.

Lưu ý: Nếu bạn dùng ngay sau khi ép thì mới nên kết hợp quất với nước mía, còn nếu chưa uống ngay thì không nên cho quất vào ép cùng. Nếu để lâu, quất sẽ khiến nước mía nhanh hỏng hơn.

Có 2 cách kết hợp quất và nước mía: Thứ nhất là trực tiếp cho quả quất vào ép cùng với mía. Đây là cách được ưa chuộng vì nước quất sẽ hòa quyện một cách hoàn hảo nhất với nước mía ép, cũng là cách tiết kiệm thời gian nhất.

Cách thứ hai là sau khi ép mía xong, cho nước mía và đá vào ly, bạn mới dùng dao cắt quất, lọc bỏ hạt và vắt quất vào ly mía. Cách này tránh được tình trạng nước mía có vị đắng từ vỏ quất. Cần chú ý lượng quất vắt vào ly, đừng để ly bị chua quá.

Nước mía mang lại nhiều lợi ích

Nước mía mang lại nhiều lợi ích

Những tác dụng của nước mía

Theo tư vấn của bác sỹ Huỳnh Tấn Vũ (Đại học Y Dược TP.HCM) trên VnExpress, nước mía rất giàu chất dinh dưỡng, gồm đường saccaro, canxi, crôm, kẽm, vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, C), phytonutrient, chất chống oxy hóa, protein và chất xơ hòa tan.

Nước mía là loại nước bổ dưỡng, có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được dùng với liều lượng hợp lý (dưới 249ml mỗi ngày).

Giảm mệt mỏi

Nhiều nghiên cứu cho thấy nước mía giúp cải thiện hiệu suất tập thể dục, bổ sung nước và năng lượng sau tập luyện, giảm mệt mỏi. Công dụng này có được nhờ lượng carbohydrate và các vitamin, khoáng chất, điện giải.

Điều chỉnh đường huyết

Do có chỉ số đường huyết (GI) thấp, nếu được dùng với liều lượng vừa phải, nước mía giúp ngăn tình trạng đường huyết tăng đột biến. Tuy nhiên, việc dùng quá nhiều sẽ làm tăng tổng lượng đường trong máu.

Chống lão hóa, thải độc gan

Nước mía chứa nhiều chất chống oxy hóa phenolic, flavonoid và vitamin, giúp hạn chế các tổn thương tế bào do gốc tự do. Nó cũng có tác dụng làm chậm lão hóa, ngăn chặn tế bào ung thư, đặc biệt ung thư tiền liệt tuyến, vú; bảo vệ gan.

Ngăn ngừa sỏi thận và nhiễm trùng tiểu

Nhờ tác dụng lợi tiểu, nước mía giúp phòng chống sỏi thận, hỗ trợ chức năng thận, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng tiểu. Các nghiên cứu cho thấy việc uống nước mía với chanh và nước dừa giúp giảm cảm giác nóng rát ở đường tiết niệu do nhiễm trùng tiểu, sỏi thận, viêm tuyến tiền liệt hay bệnh lây truyền qua đường tình dục. Loại đồ uống này còn tăng cường miễn dịch, giảm ốm nghén.

Lưu ý: Nên uống nước mía ngay sau khi ép, nếu để quá lâu bên ngoài sẽ dễ nhiễm khuẩn. Người bệnh tiểu đường hoặc đang dùng thuốc không nên uống nước mía. Bạn cũng không nên dùng nhiều loại đồ uống này nếu muốn giảm cân.

Đầu bếp tiết lộ: Luộc lòng lợn trắng giòn sần sật, không đắng chỉ cần đúng 1 thứ

Đầu bếp tiết lộ: Luộc lòng lợn trắng giòn sần sật, không đắng chỉ cần đúng 1 thứ

Vốn là món không được chuyên gia khuyến cáo ăn nhiều nhưng lòng lợn luộc vẫn được yêu thích. Chế biến món này khá dễ nhưng để luộc lòng được ngon cũng cần có mẹo.

Chọn lòng lợn ngon

Một trong những yếu tố quyết định để món lòng lợn luộc được thơm ngon đó chính là chọn được phần lòng lợn ngon. Nên tránh mua những đoạn lòng có thành mỏng tang. Bóp thử đoạn lòng thấy dịch vàng chảy ra. Những phần như vậy khi luộc sẽ bị dai và đắng. Tuyệt đối không mua phần lòng lợn có màu sẫm, lẫn các tia máu.

Nên chọn những khúc đầu của lòng vì đoạn này dày, giòn hơn khúc cuối. Nên lựa phần lòng căng tròn, cuống bé. Bóp nhẹ thấy dịch bên trong có màu trắng sữa. Những phần lòng ngon thường bán hết rất nhanh nên bạn cần đi chợ sớm hoặc dặn trước người bán để phần.
Nên đi chợ buổi sáng để chọn được đoạn lòng lợn ngon.

Cách làm sạch lòng lợn

Khâu làm sạch lòng có ý nghĩa rất quan trọng. Do lòng lợn là bộ phận tiêu hóa của con lợn nên nó cũng chứa nhiều chất bẩn. Bạn cần rửa lòng lợn cẩn thận để loại bỏ các cặn này đồng thời khử mùi hôi tanh.

Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng không nên ken lòng quá kỹ vì việc này sẽ khiến miếng lòng bị dai.

Nên chọn phần lòng lợn căng tròn, trắng hồng. Nên đi chợ sớm để mua được phần lòng lợn ngon.

Bạn có thể dùng dao hoặc kéo cắt bớt phần mỡ xung quanh đoạn lòng. Cho lòng vào chậu, thêm 2 thìa canh giấm, 1 thìa canh muối hạt và dùng tay bóp nhẹ để phần dịch nhớt bên trong chảy ra. Rửa lại lòng bằng nước sạch. Nên xả nước vào bên trong lòng lợn để rửa trôi hết phần dịch bên trong hoặc tuốt nhẹ rồi rửa lại chứ không tuốt kỹ, tuốt mạnh tay.

Tiếp tục cho lòng vào chậu, vắt thêm một quả chanh và bỏ một ít gừng đập dập rồi ngâm trong vòng 20 phút. Bóp nhẹ cho miếng lòng sạch và thơm. Có thể đun sôi một nồi nước, cho phần lòng đã làm sạch vào chần sơ khoảng 15 giây rồi vuốt nhẹ để dịch bên trong chảy ra. Rửa lại lòng bằng nước sạch.

Một cách khác để làm sạch lòng lợn. Lộn trái lòng lợn, loại bỏ bớt phần mỡ. Thêm bột mì và một chút muối vào lòng lợn rồi bóp nhẹ. Bột mì sẽ giúp hút hết phần nhớt bên trong lòng lợn. Rửa lại lòng lợn bằng nước sạch cho hết nhớt. Sau đó, rửa lại lòng lợn bằng chanh tươi để loại bỏ các chất bẩn còn sót lại và khử mùi hôi tanh.
Cách luộc lòng chuẩn
Chuẩn bị 1 bát nước nguội có pha vài giọt chanh hoặc dùng nước lạnh pha với một chút phèn chua, đun sôi rồi để nguội.

Đun nước sôi nước rồi mới thả lòng vào. Bước này là bước quyết định lòng có ngon hay không. Việc thả vào nước đang sôi sẽ khiến lòng vừa chín tới và giòn tan.
Thêm chút gừng để lòng thơm hơn.

Để nước sôi 2-3 phút đển khi lòng chuyển sang màu hồng thì vớt ra ngâm vào bát nước nguội pha vài giọt chanh ở ban đầu. Làm như thế, lòng vừa giòn vừa có màu trắng đẹp mắt, không bị thâm đen. Thông thường, tổng thời gian từ khi cho lòng vào nồi nước sôi đến lúc vớt ra khoảng 7-10 phút (tùy số lượng nguyên liệu nhiều hay ít).

Với lòng non, chỉ cần sôi lại vài phút là có thể tắt bếp. Vớt ra, cho ngay vào thau nước sôi để nguội có pha phèn chua và mấy cục đá lạnh, để nguội rồi vớt ra thái vừa ăn.
Lòng trắng giòn ngon

Điều cần chú ý nhất để lòng luộc được trắng, giòn là phải luộc nhanh, khi vừa chín tới là phải vớt ra ngay. Để càng lâu, lòng sẽ càng bị dai.