Loại rau dại được ví như ‘lộc trời’, chỉ ăn sương vẫn tươi tốt, được săn lùng nhất chợ

Chúng thường mọc hoang thành từng đám, có rễ rất sâu, chúng ăn “sương” và “thở” bằng khí trời. Loại rau này còn là đặc sản ở Cát Bà và thường được người dân ví von là “lộc trời”.

Nếu như trước đây rau nhót chỉ là loại rau dại dùng để cứu đói thì nay đã được xếp vào hàng đặc sản. Với mỗi cân rau nhót, bà con có thể thu về 15.000 – 25.000 đồng nhưng muốn ăn cũng phải đặt trước.

Rau nhót không đòi hỏi phải chế biến cầu kỳ, chỉ cần luộc chín, thêm chút gia vị, rắc ít lạc rang giã dập lên trên là thành món thanh mát, giá rẻ, lớn bé ai cũng thích. Bên cạnh đó, rau nhót cũng có thể dùng để ăn kèm với bánh mướt, bún lá hoặc xem như một món lai rai trong những dịp gặp mặt, hội ngộ.

Vì sinh trưởng và phát triển hoàn toàn trong môi trường tự nhiên, không có phân hóa học, không thuốc trừ sâu nên rau có vị rất đặc biệt.

Vì sinh trưởng và phát triển hoàn toàn trong môi trường tự nhiên, không có phân hóa học, không thuốc trừ sâu nên rau có vị rất đặc biệt.

Bạn có thể tham khảo công thức làm nộm rau nhót dưới đây để cả nhà cùng thưởng thức.

Giá của rau nhót

Lúc trước giá của rau nhót khá rẻ, chỉ rơi vào khoảng 5.000 – 8.000 đồng/kg. Nhưng hiện tại đã lên đến khoảng 25.000- 30.000 đồng/kg.

Bạn có thể mua giá rẻ này ở Cát Bà nhưng tại Hà Nội và Vinh thì có thể tìm loại rau này ở chợ mạng hoặc có người nhập về bán nhưng giá chênh lệch khá cao rơi vào tầm khoảng 70.000- 100.000 đồng/kg.

Nguyên liệu

– Rau nhót: 1-2 mớ (tùy vào số lượng thành viên trong gia đình)

– Lạc rang giã dập: 1/2 bát nước chấm

– Đường

– Lá chanh

– Ớt tươi: 2-3 quả (nếu không ăn được cay thì giảm bớt)

– Giá: 100g

– Cà rốt: 1 củ

– Chanh tươi: 2 quả

– Mì chính

Cách làm nộm rau nhót

Sơ chế nguyên liệu

– Rau nhót mua về bạn rửa thật sạch rồi để cho ráo nước.

– Cà rốt gọt vỏ, bào thành sợi.

– Lá chanh rửa sạch thái chỉ.

– Giá rửa sạch, chần sơ qua nước nóng. Bạn lưu ý không chần giá quá chín vì như vậy sẽ làm giá mềm nhũn không ngon.

Luộc rau nhót

– Rau nhót sau khi rửa sạch bạn đem luộc chín rồi vớt ra ngâm ngay vào nước lạnh. Cách này giúp giữ cho rau được xanh và giòn ngon. Đến khi rau nguội, bạn dùng tay vắt rau nhót thật kỹ để loại bỏ bớt phần nước thừa.

Nộm rau nhót

– Tiếp đến bạn cho rau nhót đã vắt nước vào bát tô. Sau đó lần lượt cho vào đây giá đã chần sơ, lá chanh thái chỉ, cà rốt bào sợi, nước cốt chanh, đường, mì chính cùng với nước cốt chanh rồi trộn đều lên.

– Bạn dùng tay trộn sẽ giúp rau ngấm gia vị tốt hơn. Bạn lưu ý là cần thử rau nhót rồi mới nêm thêm muối vì bản thân rau nhót đã có vị hơi mặn. Nếu không thử qua rất dễ khiến món ăn trở nên quá mặn.

Hoàn thành

– Sau khi trộn xong bạn để khoảng 20 phút cho ngấm rồi gắp ra đĩa, rắc lạc rang lên trên. Món nộm giòn ngon, thanh mát khiến bạn khó có thể cưỡng lại. Rau nhót chín tới ăn rất giòn lại có màu xanh đẹp mắt. Lạc rang bùi béo, lá chanh thơm đặc trưng, cà rốt, giá đỗ giòn sần sật ăn cực cuốn.

Món ăn đạt yêu cầu phải có màu xanh đẹp mắt. Rau, giá và cà rốt vẫn giữ được độ giòn, mát. Gia vị nêm đậm đà có đủ vị chua – mặn – ngọt hòa quyện với nhau. Phần bùi béo của lạc rang sẽ trung hòa các vị cho món ăn trở nên xuất sắc hơn.

Mách bạn cách luộc MĂNG KHÔ khoa học ‘thôi’ hết độc ra ngoài, thấy dấu hiệu này 100% ướp lưu huỳnh

Măng khô là nguyên liệu quen thuộc đối với các gia đình Việt. Tuy nhiên, nhiều người vì lợi nhuận trước mắt nên sử dụng khá nhiều phẩm màu cùng lưu huỳnh để ướp măng. Đây là chất cực kì độc hại, về lâu dài nó có thể trở thành tác nhân gây ung thư.

Cách nhận biết măng khô có chứa độc hay không?

Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa), khi mua măng khô, người tiêu dùng cần để ý mấy điểm sau:

Empty

– Mùi vị: Măng khô sấy bằng lưu huỳnh thường có mùi khét đặc trưng của lưu huỳnh chứ không thơm. Hơn nữa, khi đưa lên ngửi, bạn sẽ thấy mùi hơi ngai ngái, khai, cực kì khó ngửi. Hoặc, có một số trường hợp măng khô có sẽ có mùi như mùi diêm. Còn măng khô sạch thì không có mùi lạ, thơm mùi măng.

– Màu sắc:

Măng khô bình thường sẽ có màu nâu nhạt, đường vân rõ ràng, thịt dày. Bởi, bình thường người ta làm thủ công, nếu có sử dụng một ít bột lưu huỳnh thì nó cũng chỉ thấm vào giúp măng không mốc. Tuy nhiên, nếu gặp phải măng khô chứa hóa chất thì sẽ có màu vàng thẫm hoặc màu đen, bóng, nhìn rất đẹp. Đặc biệt, đường vân của măng bị ngâm hóa chất nên không còn rõ ràng nữa.

Empty

– Cách bảo quản: Với măng sạch, vì được phơi kĩ nhưng không thể tiếp xúc với không khí vì nó dễ mốc nên người ta thường đựng trong túi nilon. Bên ngoài có ghi rõ ràng địa chỉ, nguồn gốc. Còn nếu là măng đẫm lưu huỳnh thì khác, nó thường được bỏ vào tải lớn, không có thứ gì bọc cũng chẳng có địa chỉ nguồn gốc sản xuất.

– Nơi bán: Măng khô sạch vì thường được sản xuất từ những cơ sở lâu năm nên hay được bày bán ở siêu thị, có cam kết đảm bảo an toàn. Tất nhiên, giá cả của nó cũng cao hơn. Còn măng hóa chất thì hay được bán đầy rẫy ở chợ, không có bao bì, nhãn mác gì cả.

Cách đơn giản để loại bỏ những độc tố tự nhiên và lưu huỳnh có trong măng khô:

Empty

– Không chọn mua măng có màu sắc quá bóng loáng hoặc màu sắc khác thường.

– Măng có mùi lạ, mùi lưu huỳnh bay ra. Măng nguyên chất có mùi măng thơm nhẹ do được phơi nắng.

– Măng xuất hiện các vết lốm đốm do mốc.

– Măng cầm có cảm giác mềm hoặc bẻ gãy được.

– Hạn chế mua măng trái mùa thu hoạch thông thường.

– Măng mua về ngâm vào nước lạnh trong thời gian khoảng 1 ngày, thay nước 1-2 lần.

– Sau đó tiếp tục rửa măng thật sạch, ngâm với nước vo gạo 60 – 90 phút.

– Cho măng vừa ngâm vào luộc. Trong quá trình luộc mở nắp nồi để độc tố bay hơi. Nếu có thể, luộc tiếp lần 2, vớt măng ra và để ráo nước.

– Măng không sử dụng hết, đậy kín để tủ lạnh ngăn mát trong 1 tuần hoặc 1 tháng đối với ngăn đá.