Xôi gấc là món ăn quen thuộc với mọi nhà, nhưng đặc biệt đại kỵ với những người này, 1 miếng cũng không được nếm thử

Xôi là một món ăn dân dã và quen thuộc đối với bất kì người Việt Nam nào. Nó không chỉ dễ ăn mà còn mang đậm hương vị dân tộc quê hương. Nhưng không phải ai cũng thích hợp với món ăn thơm ngon và bổ dưỡng này.

Bệnh nhân bị đau dạ dày

Mặc dù xôi cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể bạn nhưng xôi lại không phải là thực phẩm thích hợp dành cho người bị đau dạ dày. Đặc biệt, ăn xôi vào buổi sáng càng khiến cho tình trạng tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Gạo nếp dù là thành phần lành tính nhưng khi chế biến thành xôi, đây lại là thực phẩm khó tiêu, dễ khiến tình trạng tăng acid dạ dày xảy ra, khiến người có các vấn đề về tiêu hóa dễ bị trào ngược, ợ hơi, ợ chua và khó chịu.

Những người béo phì

Những người mập thường do khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm tốt hơn so với những người gầy. Do đó, nếu muốn giảm cân, bạn cần hạn chế lượng tinh bột dung nạp vào cơ thể, nhất là trong những món ăn làm từ gạo, nếp như xôi hay cơm. Thay vào đó là thưởng thức những bữa ăn sáng nhẹ nhàng và thêm một cốc nước ấm để giúp no bụng và đủ năng lượng cho cả một ngày nhé.

Phụ nữ sau khi sinh con

Phụ nữ sinh mổ, bị rạch khi sinh con cũng nên tuyệt đối tránh ăn món xôi nếp, vì gạo nếp có tính nóng, dẻo, dễ gây sưng và mưng mủ cho vết mổ.

Người già, người mới ốm dậy và trẻ quá nhỏ

Trong gạo nếp có chất Amylopectin rất khó tiêu. Vì vậy người già, người mới ốm dậy và trẻ quá nhỏ không nên ăn xôi buổi sáng quá nhiều.

Những người có cơ địa nóng

Ăn nhiều xôi là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra nóng trong người, khiến da dễ nổi mụn và mẩn đỏ hơn. Do đó, những người có cơ địa nóng thì không nên ăn xôi, nhất là vào ban sáng. Hoặc nếu muốn ăn, bạn thêm dùng kèm với các loại nước có tính mát như rau má, chanh hay trà để cân bằng nội tiết trong cơ thể nhé.

Người bị mẩn ngứa , mề đay

Những người bị mẩn ngứa, mề đay cũng không nên ăn xôi nếp buổi sáng vì có thể bị dị ứng thực phẩm. Với những món ăn chế biến từ đồ nếp giúp no lâu vì chứa rất nhiều calo. Hơn nữa đây được xem là thực phẩm an toàn, không chứa hóa chất độc hại như nhiều món ăn khác. Tuy vậy, theo các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn nhiều vào buổi sáng và không quá 2 lần/tuần.

Phụ nữ có thai

Những phụ nữ có thai cũng hạn chế ăn xôi sáng, tuy xôi nếp có tác dụng trị các chứng hư lao, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng, thiểu năng tuần hoàn não ở phụ nữ có thai, chống lợm giọng và cảm giác buồn nôn khi thai nghén. Trong thành phần gạo nếp có chứa nhiều chất béo, dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, giúp no lâu.

Tuy nhiên, mẹ bầu trong quá trình mang thai thường dễ bị táo bón, nóng trong nên nếu ăn xôi sẽ dễ làm cho cơ thể bức bối, khó tiêu. Bên cạnh đó, phụ nữ khi mang thai ăn nhiều xôi dễ bị tiểu dường thai kỳ không tốt cho mẹ và bé.

Bệnh nhân hậu phẫu hoặc có vết thương hở

Nếp là loại gạo có tính nóng, dẻo, dễ gây sưng và mưng mủ cho vết mổ cũng như các vết thương chưa lành miệng. Do đó, bệnh nhân vừa mới phẫu thuật hoặc những ai có vết thương hở không nên ăn những loại thực phẩm từ gạo nếp như chè, xôi.

Tóm lại, bữa sáng lý tưởng cần có đủ các thành phần: chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất mới đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Món xôi nếp ăn nhiếu sẽ bị tăng cân vì có quá nhiều calo, còn có thể mắc một số bệnh lý. Vì vậy không nên ăn xôi nếp quá 2 lần/ tuần, và cũng không nên ăn quá nhiều vào buổi sáng.

Lưu ý: Không ăn xôi khi được bọc trực tiếp vào giấy báo

Giấy báo bọc xôi được nhiều người bán xôi dùng vì rẻ tiền, phổ biến. Nhưng nguy hiểm là giấy báo có nhiều tạp chất, hóa chất tổng hợp, nhất là mực in giấy báo có thành phần chì rất nặng và nguy hiểm cho người ăn phải.

Mực in báo còn có nhiều nguyên tố gây hại như: ethanol, isopropanol, toluen,…đặc biệt là PCBs ( Polychlorinated Biphenyls). Tuy giấy báo khô đã bớt khả năng gây hại, nhưng chì và những độc tố, kim loại nặng có hại kia nếu con người hít phải, ăn phải sẽ nguy hiểm.

Ở nhiệt độ cao, chì càng phát tác độc và nguy hiểm hơn ở mức bình thường. Trong khi giấy báo bọc xôi rất phổ biến, và nguy cơ nhiễm độc chì nếu ăn xôi bọc giấy báo là rất cao.

Chất chì trong giấy báo bọc xôi không thể hòa tan trong nước, hay oxy hóa… nên nó sẽ tích lại trong gan, thận, biểu mô mỡ gây hại cho sức khỏe, có thể gây suy giảm trí nhớ, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn…

Bên cạnh đó nguy cơ nhiễm khuẩn do giấy báo rất cao, bởi giấy báo từ khi ra lò, tới sạp bán, qua tay người đọc, rồi các bà đồng nát thu mua đổ về vựa phế liệu, mới tới tay các chủ hàng bán xôi… nên sẽ có rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn tấn công sức khỏe con người.

Thực phẩm này cho vào tủ lạnh vừa mất chất vừa sinh đ.ộ.c: 10 nhà thì đến 9 nhà làm sai

Có một số tuyệt đối không nên để trong tủ lạnh mà tốt nhất nên bảo quản bên ngoài để bảo đảm chất lượng dinh dưỡng, an toàn cho sức

Tủ lạnh là một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Chúng giúp chúng ta bảo quản, dự trữ thực phẩm phục vụ những ngày bận rộn không thể đi chợ được. Tuy nhiên, không phải tất cả thực phẩm cũng nên bảo quản trong tủ lạnh. Có một số tuyệt đối không nên để trong tủ lạnh mà tốt nhất nên bảo quản bên ngoài để bảo đảm chất lượng dinh dưỡng, an toàn cho sức khỏe.

1. Khoai tây

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, ở nhiệt độ thấp, khoai tây sẽ bị biến chất, ảnh hưởng đến mùi vị món ăn. Khi khoai tây ở trong môi trường tủ lạnh sẽ bị thoát hơi nước, môi trường xung quanh nó trở nên ẩm ướt, thúc đẩy khoai nảy mầm. Ở khoai tây mọc mầm, hàm lượng dinh dưỡng giảm trong khi chất độc solanin tăng lên, có thể khiến người ăn bị ngộ độc với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy.

Cách tốt nhất, cho một vài quả táo vào túi đựng khoai tây và để ở nơi tối và thoáng mát. Quả táo chín thải ra khí ethylene, có thể làm chậm tốc độ nảy mầm.

2. Cà chua
thuc-pham-khong-nen-cho-vao-tu-lanh-1
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bảo quản cà chua nhiều ngày ở nhiệt độ dưới 12 độ C sẽ làm thay đổi kết cấu tự nhiên của cà chua, sản sinh ra các chất dễ bay hơi và 65% các chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi. Chính vì vậy, hãy để cà chua ở nơi khô ráo, thoáng mát để giữ được hương vị thơm ngon ban đầu.

Cà chua cũng không bảo quản được lâu ở nhiệt độ thường, do đó bạn nên mua số lượng vừa phải, đủ dùng trong dăm ba ngày để đảm bảo hương vị ban đầu của chúng.

3. Quả chuối

Chuối là loại trái cây rất dễ hỏng, khó bảo quản nhưng không nên cho vào tủ lạnh vì nó có xu hướng chuyển sang màu đen và mất mùi vị ở nhiệt độ thấp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệt độ ở tủ lạnh có thể phá hủy cấu trúc tế bào chuối, ảnh hưởng đến hương vị.

Ngoài ra, chuối để trong tủ lạnh nhanh bị thâm đen, thối hỏng hơn ở môi trường nhiệt độ phòng. Vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhanh và thậm chí “tấn công” sang cả những thực phẩm khác trong tủ lạnh nhà bạn.

4. Hành tây

Nếu hành tây đã được thái ra, dù bạn có bọc gói cẩn thận thế nào, nó cũng vẫn bị mất nước và khô héo nếu cho vào tủ lạnh. Ngoài ra, việc để hành tây trong tủ lạnh quá lâu cũng khiến chúng dễ bị nhiễm nấm mốc, không còn an toàn. Mặt khác, hành tây có mùi hăng nồng, nếu cho vào tủ lạnh sẽ khiến các thực phẩm khác bị nhiễm mùi.

5. Tỏi

Việc cất tỏi trong tủ lạnh sẽ kích thích mọc mầm, mọc rễ. Tỏi cũng nhanh bị biến chất, nhiễm vi khuẩn. Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ làm tỏi cứng lại; độ ẩm cao sẽ khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn.

Tủ lạnh không phải là môi trường tốt để bảo quản tỏi. Hãy bảo quản tỏi ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Nên mua tỏi phơi khô thay cho tỏi tươi hoàn toàn nếu bạn muốn tích trữ để ăn dần. Thay vì bọc kín, hãy để tỏi tiếp xúc với không khí, tránh xa nơi có độ ẩm cao.

Nếu muốn bảo quản tỏi trong tủ lạnh, hãy dùng ngăn đông thay vì ngăn mát. Cách làm là bóc vỏ từng tép tỏi cho vào lọ, đổ dầu ăn vào ngập tỏi, đóng kín nắp rồi cho vào ngăn đá. Phương pháp này không những giúp bảo quản tỏi hiệu quả mà còn rất tiện lợi khi nấu nướng.

6. Hải sản đã nấu chín

Chất đạm trong hải sản rất dễ phân hủy và trở thành chất độc hại, khiến người ăn bị tiêu chảy, ngộ độc, dị ứng. Vì thế với loại thực phẩm này, bạn nên mua vừa đủ để ăn trong ngày, đừng cất qua đêm trong tủ lạnh.
thuc-pham-khong-nen-cho-vao-tu-lanh-2
7. Mật ong

Nhiều người nghĩ rằng bất cứ thực phẩm nào cũng giữ chất lượng tốt được lâu hơn nếu để vào tủ lạnh, nhất là nếu nó ở dạng lỏng. Tuy nhiên, điều này không hề đúng với mật ong. Mật ong rất giàu chất kháng khuẩn và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm trong tủ lạnh sẽ khiến mật ong bị kết tinh, giảm chất lượng và dễ trở thành mục tiêu của vi khuẩn, nhất là nếu bạn đóng nắp không kỹ hoặc bọc không kín.

Để giữ mật ong tươi, bạn chỉ cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng và nhiệt độ cao.

8. Cà phê, trà

Một số sản phẩm được phơi và sấy khô như trà, cà phê, sữa bột… sau khi xử lý sấy sẽ có độ ẩm cực thấp, vi sinh vật khó sinh sôi, chỉ cần chú ý đến độ ẩm là có thể bảo quản được lâu. Tuy nhiên nếu bạn đã mở hộp để dùng và cất trong tủ lạnh, chúng sẽ bị ẩm và mốc, chưa kể bị nhiễm mùi thức ăn trong tủ lạnh. Nó sẽ bị biến chất nhanh chóng, không giữ được hương vị ban đầu mà còn nguy cơ nhiễm khuẩn từ các loại thức ăn khác.

9. Các món nộm, gỏi

Hầu hết các món nộm, gỏi đều không cần dùng đến nhiệt độ để làm chín, vì thế vi khuẩn và kí sinh trùng dễ bị sót lại. Nếu để chúng lâu trong tủ lạnh, vi khuẩn, nấm mốc sẽ có điều kiện thuận lợi sinh sôi, tạo ra các độc tố khiến người ăn bị bệnh đường ruột, thậm chí ngộ độc.

Hơn nữa, các món gỏi, nộm chứa rất nhiều gia vị như giấm, ớt…, nếu để lâu sẽ dễ sinh ra những chất độc hại. Vì vậy, món ăn này nên được ăn trong ngày.