Chàng rể 8 năm không vào nhà bố vợ, lý do khiến nhiều người tranh cãi

 

Suốt 8 năm nay, người đàn ông này chưa từng đặt chân vào nhà bố vợ. Anh chở vợ đến nhà ngoại rồi quay về luôn.

Người xưa có câu “dâu con, rể khách” ý muốn nói đến sự ưu ái của bố mẹ vợ dành cho con rể. Nhưng thực tế, không phải con rể nào cũng hòa hợp với nhà vợ, được bố mẹ vợ coi trọng.

Chẳng hạn như anh Tô (quê Tứ Xuyên, Trung Quốc) và bố vợ không hề hợp nhau. Mối quan hệ bố vợ con rể rất tệ, đến nỗi 8 năm nay anh chưa bao giờ bước chân vào nhà bố vợ.

Điển hình như Tết Nguyên đán năm nay, anh Tô chở vợ đến trước cửa nhà bố mẹ vợ vào ngày mùng 2 Tết. Nhưng ngay sau khi vợ xuống xe và lấy hết quà Tết đã chuẩn bị trước để biếu bố mẹ từ trên xe xuống, anh Tô lại trực tiếp lái xe đi, để vợ ở lại nhà ngoại một mình.

Con rể không vào nhà bố vợ suốt 8 năm, khi biết chuyện ai cũng khen anh làm đúng-1

Vào mỗi dịp Tết, anh Tô chỉ chở vợ đến trước cửa nhà. 

Chị Ngô, vợ anh Tô cho biết tình trạng này đã diễn ra được 7-8 năm nay rồi. “Đã 7-8 năm rồi, chồng chưa bao giờ vào nhà bố mẹ tôi”, chị Ngô thở dài nói. Vậy tại sao anh Tô lại không vào nhà bố mẹ vợ, giữa họ có mâu thuẫn gì?

Về vấn đề này, anh Tô cho biết, anh và vợ đã kết hôn hơn 10 năm. Trong những năm đầu chung sống, anh đều cùng vợ về nhà ngoại vào ngày mùng 2 Tết để chúc Tết bố mẹ. Nhưng từ 7-8 năm về trước đến nay, anh chưa bao giờ cùng vợ về nhà ngoại cả.

“Có 2 lý do khiến tôi không muốn về thăm bố vợ nữa. Thứ nhất, bố vợ thường coi thường tôi. Thứ hai, khi tôi gặt hái được thành công trong sự nghiệp rồi, ông ấy thường kiếm cớ để xin tiền tôi”, anh Tô nói.

Sau khi vợ xuống xe và lấy hết quà Tết xuống, anh Tô liền lên xe rời đi.

Anh Tô kể tiếp: “Khi mới cưới vợ, tôi chỉ là một người làm công ăn lương, bố vợ thường xuyên chế giễu, chê bai và coi thường tôi. Khi ấy tôi đã tự nhủ mình phải thật cố gắng để giàu có, có cuộc sống tốt hơn.

Sau đó, tôi bắt đầu kinh doanh riêng bằng nghề chăn nuôi và kiếm được nhiều tiền. Khi ấy thái độ của bố vợ thay đổi hẳn. Ông thường đến nhà tôi rồi đưa ra nhiều lý do khác nhau để xin tiền. Ban đầu tôi có đưa cho ông một ít, nhưng ông luôn nói vẫn chưa đủ, ít nhất phải mấy triệu rồi lên chục triệu, trăm triệu. Tôi sợ quá, nên dần dần không còn tình cảm với bố vợ cũng như không dám đến nhà thăm hỏi bố vợ nữa”.

Anh Tô cho biết thêm, lúc cưới vợ anh đã đưa 300.000 – 400.000 tệ (1-1,3 tỷ đồng) cho bố vợ rồi. Đồng tiền anh kiếm được thật sự không dễ dàng, bố vợ cứ bòn rút như thế anh quả thật không chịu nổi.

Khi cư dân mạng biết được sự thật, đa số mọi người đều cho rằng anh Tô làm đúng, bố vợ như vậy thì càng ít tiếp xúc càng tốt. Số khác thì chê trách người bố vợ đó là kẻ hợm hĩnh, ích kỷ, không biết vun vén cho con cái mà chỉ biết bòn rút, việc làm đó có thể ảnh hưởng xấu tới hôn nhân của con gái, thậm chí dẫn đến ly hôn.ợ.

Chàng rể phải làm thế nào để hóa giải bất hòa với bố vợ?

Ngoài đời, bố vợ và con rể không hòa hợp cũng là vấn đề khiến gia đình đau đầu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mối quan hệ này bất hòa, ví dụ như bố vợ coi thường con rể, bố vợ cảm thấy con gái lấy nhầm người, có sự so sánh giữa con trai và con rể,…

Nếu mối quan hệ giữa con rể và nhà vợ căng thẳng thì người vợ đứng giữa sẽ rất khó xử khi rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Vậy phải chàng rể phải làm thế nào để hạn chế, hóa giải bất hòa với bố vợ? Hãy cùng tham khảo 7 cách nhau.

– Chàng rể đến nhà bố vợ càng ít càng tốt để giảm cơ hội gặp gỡ, tránh mâu thuẫn khi gặp mặt.

– Có thể để vợ làm người hòa giải những mâu thuẫn giữa con rể và bố vợ.

– Biết đặt mình vào vị trí của người khác, xem xét vấn đề từ góc độ của người lớn tuổi và bình tĩnh nói chuyện với bố vợ.

– Nếu mắc lỗi, con rể phải thành tâm xin lỗi bố vợ.

– Tôn trọng bố mẹ vợ, nhà ngoại.

– Hãy cố gắng làm việc chăm chỉ để kiếm tiền, có kinh tế ổn định để bố chòng không thể coi thường bạn được nữa.

– Nên duy trì thái độ khiêm tốn, cố gắng nói ít nhất có thể trước mặt bố vợ để tránh xung đột.

Khi xảy ra mâu thuẫn với bố vợ, vợ bạn là người khó chịu nhất. Nếu yêu vợ và vẫn muốn tiếp tục cuộc hôn nhân này thì bạn nên nhẫn nhịn, lùi lại một bước. Bởi nếu làm căng quá thì cuộc sống của hai vợ chồng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Yêu

Theo Báo PNTĐ

Mẹo giúp bạn đi ngàn dặm không bị say tàu xe

Người Việt Nam mình say tàu xe nhiều. Có thể do chúng ta đã quá quen với việc đi xe máy, nên đi tàu, đi xe khách, ô tô…là nhức đầu chóng mặt thậm chí buồn nôn.

Ngày xưa mình cũng vậy đó, nhưng từ hồi có oto, đi hoài, “lấy độc trị độc” nên thành quen, giờ đi đâu cũng phây phây 🙂

Có một số mẹo khác áp dụng đây, cả nhà cứ tham khảo thử nhé:

Vậy nên, để tránh tình trạng say tàu xe, bạn hãy áp dụng những cách sau:

1. Dùng gừng

Theo đông y, để chồng say xe, trước khi khởi hành khoảng 30 phút, nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát.

Việc sử dụng gừng trong điều trị chống say xe vừa dễ vừa đảm bảo hiệu quả, không gây các tác dụng phụ.

2. Vỏ quýt

Trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, lấy 1 quả quýt bóc vỏ, gấp đôi vỏ quýt, đặt vào giữa hai lỗ mũi và lấy tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm, có thể hít 10 lần như vậy.

Trong khi ngồi trên xe cũng có thể làm như thế bất cứ lúc nào.

3. Ấn huyệt nội quan

Khi say xe có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan (huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay. “Chiêu” này thường được các bác sĩ Đông y áp dụng.

4. Chống say tàu xe bằng cách ăn và ngửi bánh mì

Khi ăn bánh mì, tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin. Men này trao đổi chất với axit amin trong bánh mì có tác dụng trấn tĩnh thần kinh. Thêm vào đó, bạn có thể ngửi vỏ bánh mì để tránh hít phải khí gas hoặc mùi xe cộ gây buồn nôn.

5. Chống say tàu xe bằng lá trầu

Bạn có thể sử dụng lá trầu dán vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định lại. Lá trầu sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn. Giữ 1-2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ “át” mùi của xăng xe, và cản trở gió sẽ giúp bạn đỡ mệt mỏi, say xe.

6. Chống say tàu xe bằng cách quấn khăn khô

Tương tự như việc dùng lá trầu, phương pháp quấn khăn khô để giữ ấm từ phía sau ót ra trước ngực cũng có tác dụng rất hữu hiệu giúp không bị say tàu xe đối với một số người.