Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo mới không phạm kỵ?

 

Nhiều người quan tâm rằng việc tỉa chân nhang nên thực hiện trước hay sau khi cúng Táo Quân, hãy cùng tìm hiểu.

Nên tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng Táo Quân?

Bao sái bàn thờ, tỉa chân nhang là việc mà các gia đình đều làm vào dịp cuối năm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa rõ rằng nên tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng Táo Quân mới chuẩn nhất.

Bởi vì thời gian này, ông Công ông Táo đi vắng nên có thể tranh thủ dọn dẹp bàn thờ, rút chân hương. Ngược lại, cũng có người cho rằng, nên bao sái bàn thờ sạch sẽ, thơm tho, rút tỉa chân nhang gọn gàng xong mới cúng ông Công ông Táo thì hợp lý hơn.

Tuy nhiên, khu vực thờ cúng là nơi thờ cúng thần linh, gia tiên, bà cô ông mãnh trong nhà. Việc Táo quân “tạm thời” vắng nhà cũng không liên quan đến việc bao sái ban thờ.

Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo mới không phạm kỵ?-1

Tùy thuộc vào văn hóa dân gian từng vùng miền trên đất nước việc dọn dẹp, giữ sạch sẽ khu vực bàn thờ cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Cũng có những địa phương cho rằng hương cháy sẽ để lại tàn rơi xuống chân nhang nên nhà nào mà có bát hương vòng to “khủng”, bề thế, đẹp là có “lộc hương”. Do đó, chắc chắn nhà có bát hương như này là gia chủ có phước lớn, nhiều tài lộc, điềm báo của một sự may mắn, đầy đủ mà bề trên trao tặng.

Tuy nhiên, việc dọn dẹp, giữ sạch sẽ khu vực thờ cúng nên được diễn ra thường xuyên chứ không nhất thiết phải đến ngày lễ. Riêng đối với dịp cuối năm, rút tỉa chân nhang nên được thực hiện sau nghi thức cúng ông Công ông Táo.

Thời gian trong năm định kỳ mỗi tháng vào mùng 1 và ngày Rằm có cúng thần linh, gia tiên thì bàn thờ đã được lau dọn trang nghiêm thanh tịnh rồi. Tỉa chân nhang là việc cần có thời gian, làm nhẹ nhàng chu đáo nên có thể thực hiện sau khi cúng ông Công ông Táo.

Theo quan niệm của người xưa, trước khi tỉa chân nhang phải tắm rửa sạch sẽ, gọn gàng.

Dưới đây là các bước tỉa chân nhang ngày ông Công ông Táo 2024 đúng phong thủy nhất:

– Bước 1: Thắp 3 nén nhang, khấn xin gia thần và tiên tổ cho phép được rút tỉa chân nhang, chờ nhang cháy hết.

– Bước 2: Bắt đầu tỉa chân nhang bằng cách một tay giữ bát nhang, một tay còn lại nhẹ nhàng rút từng chân nhang. Để lại 3 chân nhang trong bát nhang. Chân nhang rút ra ngoài để lên một tờ giấy hoặc một tấm vải sạch.

– Bước 3: Dùng khăn sạch lau xung quanh bát nhang. Có thể nhúng khăn làm ẩm để lau sạch hơn. Sau khi lau xong bát nhang thì mới lau các đồ thờ khác. Nếu cẩn thận bạn có thể dùng rượu gừng hoặc nước ngũ vị hương để tẩy uế cho bát nhang và đồ thờ.

– Bước 4: Mang chân nhang đã rút hóa thành tro, rồi đổ ra gốc cây. Tuyệt đối không đổ tro hóa chân nhang vào thùng rác hoặc các nơi ô uế.

Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo mới không phạm kỵ?-2

Những lưu ý khi tỉa chân nhang ngày ông Công ông Táo

Gia chủ cần lưu ý tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng.

Sắp xếp mâm hoa quả đặt lên trước khi dọn ban thờ và đồ thờ cúng.

Sau đó thắp 3 nén hương kính cáo Thần linh và tổ tiên cho gia chủ chuẩn bị bao sái ban thờ, tỉa chân nhang cho sạch sẽ… chuẩn bị đón Tết. Mong thần linh và tổ tiên tạm lánh để con cháu bao sái, lau dọn được sạch sẽ.

Văn khấn tùy thầy, tùy nhà mà có bài văn khấn phù hợp, nhưng có thể đọc theo cuốn Văn khấn nôm Việt Nam (một số người cẩn thận còn gieo đài âm dương, nếu được 1 âm 1 dương thì mới tiến hành bao sái), còn phần lớn chờ tuần hương cháy hết thì bắt đầu bao sái ban thờ.

Về nguyên tắc chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn… trên ban thờ. Riêng bát nhang, bài vị đã ổn định thì không nên xê dịch.

Nếu buộc phải dịch chuyển bát nhang thì tiến hành khấn xê dịch, sau khi tỉa xong phải lau chùi bát nhang và xin an vị lại bát nhang.

Nhà đẹp

Theo Giaitri.thoibaovhnt

Đổ nước này vào tưới lan: Cây đang suy dinh dưỡng cũng xanh tươi, hoa nở bung, tuôn dài như suối

Đây là bí quyết được những người đam mê trồng lan truyền tai nhau và để lại những kết quả rất tích cực.

Dùng nước mì chính tưới lan

Mì chính không chỉ là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng để giúp cho món ăn thêm đậm đà, hấp dẫn hơn mà mì chính còn có lợi cho sự phát triển của hoa lan. Mì chính có nhiệm vụ kích thích hormone tăng trưởng để lan ra hoa nhanh, hoa nở nhiều hơn, hoa lâu tàn.

F6A74975-2A8A-47CE-8011-5A466646759F

Bước 1: Cho 1 thìa cà phê mì chính vào 1 lít nước sạch, khuấy đều cho tan mì chính

Bước 2: Cho vào bình xịt để xịt xung quanh gốc cây hoặc đổ hỗn hợp vào rễ lan, 3 lần/tuần vào sáng sớm.

Trong mì chính có chứa nhiều đạm, nuôi cây mập mạp và ra rễ nhanh hơn. Ngoài ra, mì chính còn đóng vai trò kích thích hormone tăng trưởng để lan ra hoa nhanh và nhiều hơn so với thông thường.

C220BCEB-BC66-4320-80C5-859C66B7E029

Những loại nước khác tưới tốt cho hoa lan

Hoa lan là một loài hoa có giá trị kinh tế cao nhưng cây hoa lan khác với một số loại cây trồn khác, hoa lan là một trong những loại cây khó tính, cần chăm sóc cẩn thận, không cần sử dụng quá nhiều phân bón cho vây, sử dụng nước bình thường để tưới cây đúng cách là được. Nhưng để cây lan phát triển khỏe mạnh, tươi tốt có thể sử dụng một số loại nước dưới đây để tưới cho lan.

Dùng nước vo vạo tưới lan

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nước vo gạo chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất,…có lợi cho sự phát triển của hoa lan và nhiều loại cây cảnh khác. Do đó, khi sử dụng nước vo gạo tưới cho hoa lan sẽ có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình nảy rễ mới, cây sẽ nhanh chóng phát triển, khỏe mạnh, sớm đâm chồi và cho hoa sớm, phòng trừ được bệnh héo rũ, thối gốc ở lan.

Cách làm như sau:

Bước 1: Pha loãng nước vo gạo đặc với nước sạch theo tỷ lệ 1:2

Bước 2: Đổ hỗn hợp nước vừa pha vào bình xịt, phun xương cho lan vào buổi sáng

Dùng nước chuối tươi tưới cho lan

Cách làm:

Bạn hãy sử dụng nước chuối tươi đun lên lọc bỏ bã làm phân bón tưới cây, nước sử dụng để làm nước tưới sẽ có tác dụng giúp cây phát triển nhanh, ra hoa nhiều.

Bước 1: Lấy 100g chuôi chín băm nhỏ, cho vào nồi nấu chín với 1 lít nước sạch

Bước 2: Khi nước sôi hãy đun nhỏ lửa trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Để hỗn hợp nguội hẳn hãy cho chúng vào máy xay để xay thật nhuyễn. Sau khi xay nhuyễn cho thêm 1 lít nước sạch.

Bước 3: Dùng miếng vải lọc tách riêng phần bã và phần nước chuối

Phần bã chuối sử dụng làm phân cho địa lan hoặc các cây cảnh khác, phần nước đổ trong chai kín có nắp đậy dụng dần, bảo quản trong nhiệt độ mát. Khi tưới hãy tưới dung dịch nước tưới vào xung quanh gốc lan, định kỳ 15-30 ngày tưới một lần.

Bạn hãy dùng nước rửa cá, thịt tưới cho lan

Cách làm:

Mới nghe qua nhiều người sẽ thấy ngạc nhiên nhưng theo các chuyên gia trồng lan thì nước rửa thịt, cá được nhiều chủ vườn sử dụng để tưới cho lan, giúp cho lan phát triển, vì loại nước này chứa nhiều dinh dưỡng rất có lợi cho sự phát triển của lan. Nhưng khi sử dụng nước rửa thịt, cá không được cho muối, các phụ chất khác vào cá thịt trong quá trình rửa

Bước 1: Sử dụng nước rửa, thịt cá hoặc sử dụng nước vo gạo để rửa thịt cá

Bước 2: Đổ hỗn hợp nước vào bình xịt, phun xương cho lan vào buổi sáng

Dùng nước chè xanh tưới cho lan

Nước chè có tác dụng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho lan, phòng tránh các bệnh liên quan đến nấm hại.

Bước 1: Nước chè pha loãng với nước trắng theo tỷ lệ 1:10 đổ vào bình xịt

Bước 2: Xịt nước vào xung quanh thân thân hoa lan, không nên để nước chè qua đêm mới tưới vì nước chè đã bị biến đổi chất, tạo ra nhiều tính kiềm gây hại cho phong lan.