4 loại cây trồng “mời gọi” rắn về, nhổ bỏ ngay nếu không muốn cả nhà bị đe dọa

Dưới đây là một số loại cây cảnh mà rắn rất thích, dễ dụ rắn vào nhà nếu trồng trong vườn.

Rắn là loại động vật có thị lực kém nhưng cơ quan khứu giác rất nhạy bén. Chúng thường tìm đến những nơi mát mẻ để trú ẩn.

Dưới đây là một số loại cây cảnh mà rắn rất thích, dễ dụ rắn vào nhà nếu trồng trong vườn.

Cây dứa (thơm)

Cây dứa có quả ngọt, mùi thơm hấp dẫn, là loài cây mà rắn rất thích. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, người ta luôn trồng dứa ngoài vườn, cách xa nhà.

Ngoài ra, những loại cây có thể mọc thành giàn lớn, tạo không gian mát mẻ như hoa giấy, hoa lý cũng thu hút loài rắn lục xanh, chị em không nên trồng quanh nhà.

Hoa dạ lý hương

Hoa dạ lý hướng (còn gọi là hoa lý xiêm la) là loại cây vừa có hương vừa có sắc. Hoa dạ lý hương có màu vàng, xanh trắng và cả màu đỏ tươi tắn. Hoa có mùi thơm đặc trưng, có thể ngửi được từ xa. Đặc biệt, vào ban đêm, mùi thơm của hoa có thể lan tỏa mạnh. Cũng chính vì vậy mà nó được gọi là dạ lý hương.

Dạ lý hương – tìm hiểu về loài hoa mang hương thơm riêng biệt

Theo quan niệm dân gian, mùi thơm của dạ lý hương có thể thu hút rắn.

Trên thực tế, không phải do mùi dạ lý hương thu hút rắn mà vì loài hoa này nở vào ban đêm, có mùi thơm nồng nàn dễ thu hút côn trùng và động vật nhỏ như chuột, ếch. Những loài vật này lại là con mồi yêu thích của rắn. Chính vì vậy, rắn thường bò lên cây dạ lý hương khi trời tối để săn mồi.

Nếu trồng cây dạ lý hương, gia chủ nên chú ý cắt tỉa, thu gọn cành lá sát mặt đất để rắn không có chỗ ẩn nấp.

Ngoài dạ lý hương, một số loài cây có hoa thơm như hoa nhài, hoa quỳnh hoặc cây dứa cũng có thể thu hút rắn đến trú ẩn, rình mồi.

Cây sa nhân tím

Sa nhân tím vốn là loại dược thảo quý giá có thể hỗ trợ điều trị các chứng lạnh bụng, đầy hơi, tiêu chảy, đau nhức răng… Vì thế, nhiều gia đình chuộng trồng cây này để phòng khi cần dùng đến. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, sa nhân tím có vị ngọt lại là thức ăn của chuột, sóc, nhím… Trong khi đó, rắn lại rất thích ăn những con vật này nên sẽ tìm đến nơi có sa nhân tím để săn mồi.

Cây dây leo, có giàn lớn

Nhiều người thích trồng những loại cây dây léo, có giàn lớn như hoa thiên lý, nho, thường xuân, hoa giấy… trong sân nhà hoặc cho leo bám theo tường, ban công, cửa sổ. Những cây giàn leo này vừa có tác dụng trang trí cho không gian sống thêm xanh tươi, vừa tạo bóng mát.

Tuy nhiên, cây có giàn leo lớn rất dễ trở thành nơi trú ngụ của rắn, đặc biệt là loài rắn lục vì màu xanh của cây trở thành nơi trú ẩn lý tưởng của những con rắn có màu xanh.

Rắn là loài động vật máu lạnh. Chúng thích môi trường sống mát mẻ nên thường tìm đến những giàn dây leo cành lá um tùm để trú ẩn.

Ngoài ra, rắn còn thích ăn trứng chim. Một số loài chim có thể làm tổ trên giàn cây nho, hoa thiên lý… Đây cũng chính là một trong những mục tiêu mà rắn nhắm đến.

Cây tre, trúc

Theo quan niệm phong thủy, trồng tre, trúc trước nhà có tác dụng bảo vệ căn nhà khỏi tà khí, xua đuổi những điều không may, đón vượng khí vào nhà. Tuy nhiên, đây là loại cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, chỉ vài năm là chúng có thể tạo thành một khóm dầy đặc.

Những khóm tre, trúc lớn có thể thành nơi trú ẩn của các động vật nhỏ như chuột, rắn…

Vì thế, nếu trồng tre, trúc trong sân, vườn nhà, gia chủ cần chú ý cắt tỉa thường xuyên để tạo sự thông thoáng, kịp thời dọn lá rụng để không thu hút rắn rết, côn trùng.

unnamed

Bạch hoa xà thiệt thảo, bạch hoa xà

Bạch hoa xà thiệt thảo còn gọi là cây xà thiệt thảo, xà châm thảo, lưỡi rắn trắng… Loại cây này thường mọc ở nơi mát mẻ, ẩm ướt. Trong y học cổ truyền, cây bạch hoa xà thiệt thảo được sử dụng như một vị thuốc. Nó có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, không độc, đi vào 3 kinh tâm, can, tỳ; tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc; dùng để trị chứng ho do phế nhiệt, viêm họng, viêm ruột thừa, kiết lỵ, sốt cao…

Bạch hoa xà thiệt thảo thường mọc ở vệ đường, nơi đất ẩm ướt nên trở thành nơi lý tưởng để rắn có thể ẩn nấp.

Trồng cây trầu bà hút lộc, thanh lọc không khí: Chỉ cần mẹo này cây xanh tốt, dài hàng mét

Cây trầu bà thường phát triển tốt mà không cần tốn quá nhiều công chăm sóc nếu bạn biết mẹo nhỏ này.

Cây trầu bà có lá xanh tươi quanh năm, lá to và có hình trái tim nhìn rất đẹp mắt, có lợi cho phong thuỷ, được ưa chuộng trồng trong nhà. Bên cạnh đó cây trầu bà có khả năng hấp thụ khí độc, tia bức xạ từ các thiết bị điện tử và bụi trong không khí. Cây trầu bà thường phát triển tốt mà không cần tốn quá nhiều công chăm sóc nếu bạn biết mẹo nhỏ này.

1. Lựa chọn đất trồng phù hợp

Đất trồng đặc biệt quan trọng với sự phát triển của cây trầu bà. Loại cây này thích đất tơi xốp, màu mỡ và thoát nước tốt. Nếu như đất cứng, nén chặt, nghèo dinh dưỡng thì cây sẽ không thể phát triển được.

Khi chọn đất trồng cây trầu bà bạn nên áp dụng phương pháp trộn đất như sau: đất vườn: mùn lá: cát = 5:3:2. Bạn cũng có thể dùng đất than bùn, thêm cát, thêm muôn lá hoặc đá trân châu. Một khi đã có đất tốt thì không có lý do gì để cây không phát triển. Bạn sẽ thấy lá mọc nhanh hơn, to và bóng mượt. Còn nếu như đất không tốt thì dù bạn có chăm sóc cẩn thận tới đâu cây cũng khó có thể sinh trưởng tốt, nhìn rất thiếu sức sống
cay-trau=ba-1
2. Ánh sáng

Ánh sáng cũng là vấn đề quan trọng cần lưu ý khi trồng trầu bà. Nếu cây trầu bà chuyển từ xanh sang hơi vàng hoặc trên lá có suất hiện đốm hay có hiện tượng rụng lá thì có thể liên quan đến ánh sáng.

Bạn nên để cây trầu bà ở nơi có ánh sáng bóng râm bán phần như vậy trầu bà mới nhiều lá, lá xanh đẹp mắt. Không nên đặt cây ở nơi có ánh nắng trực tiếp vào mùa hè và mùa thu vì như vậy lá sẽ bị vàng và cháy lá.

3. Tưới nước

Bên cạnh đó nếu trồng trầu bà trong chậu để trong nhà thì đất bầu không nên quá ẩm. Nếu đất ẩm lâu ngày sẽ gây ra tình trạng thối rễ và rụng lá. Vì vậy lượng nước tưới cho cây phải được kiểm soát ở mức hợp lý.

4. Nhiệt độ

Cây trầu bà thích hợp để sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ từ 20 đến 25 độ C. Nếu nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều có thể gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của của cây.

5. Bón phân

Thực tế, cây trầu bà không cần bổ sung thêm phân bón nếu như đất trồng đã có đủ dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đẩy nhanh thời gian phát triển của cây thì có thể thúc phân hữu cơ mỗi 4-6 tháng/lần hoặc sau một giai đoạn phát triển mới của cây.

Nếu nhà bạn có nuôi cá, mỗi lần thay nước trong bể cá hãy dùng nước này để tưới cho cây trầu bà. Trong nước nuôi cá có lẫn phân cá và một số chất khác nên tốt cho sự phát triển của cây. Khi nào cây thiếu chất dinh dưỡng, bạn bón thêm một ít phân bánh pha loãng với nước cho cây. Bạn cũng có thể lấy ít mùn lá hòa với nước rồi đem tưới sẽ mang lại hiệu quả giúp cây phát triển tốt hơn.

Một số bệnh phổ biến ở cây trầu bà
cay-trau=ba-3
+ Bệnh vàng lá

Cây trầu bà bị vàng lá thường có dấu hiệu nhận biết là phần lá cây chuyển dần sang màu vàng, úa và rụng. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà lá màu vàng ở cây có những chuyển biến khác nhau. Thông thường, những lá già sẽ chuyển sang màu vàng sớm hơn những lá non. Lá cây trầu bà có thể bị vàng từng mảng hoặc vàng toàn bộ. Có trường hợp, lá bị vàng xung quanh mép lá và lan dần vào trong. Lá trầu bà bị vàng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng vàng lá trên cây trầu bà:

– Cây thừa nước: Việc tưới nước cho cây quá nhiều, nhiều hơn nhu cầu của cây có thể dẫn đến việc cây bị vàng lá. Tưới nước quá nhiều có thể khiến cho môi trường đất bị ẩm ướt, không thoát kịp có thể khiến rễ cây bị úng. Đây là điều kiện tốt để nấm bệnh tấn công cây. Rễ cây bị thối, úng sẽ khiến lá bị vàng, rụng.

– Cây thiếu nước: Cây không được cung cấp đủ nước sẽ khiến cho lá trầu bà bị khô, cháy và rụng.

– Đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng mặt trời gay gắt: Nếu bạn đặt cây ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp trong nhiều giờ liền, nhất là ánh sáng gay gắt buổi trưa sẽ khiến lá cây bị cháy, lá chuyển sang màu vàng hoặc nâu và rụng.

– Côn trùng phá hoại: một số loại côn trùng như rệp sáp, bọ ve nhện, rệp vảy cắn phá cây sẽ khiến lá cây bị vàng. Lâu dần sẽ khiến cây suy yếu và chết.

Ngoài các nguyên nhân trên thì việc lá cây trầu bà bị vàng cũng là dấu hiệu của sự sinh trưởng, phát triển tự nhiên của cây. Khi lá cây già đi, lá sẽ chuyển vàng và rụng, nhường chỗ cho những lá non mọc lên.

Để khắc phục tình trạng cây trầu bà bị vàng lá, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. Trước hết, bạn cần cắt bỏ hết phần lá vàng, dọn sạch phần lá rơi rụng dưới gốc cây đem đi tiêu hủy. Sau đó, tiến hành điều trị bệnh cho cây.

+ Bệnh đốm lá ở cây trầu bà

Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh đốm lá trên cây trầu bà là trên lá cây thường xuất hiện các đốm lá nhỏ màu nâu vàng. Các đốm lá thường có hình tròn, có kích thước nhỏ như đầu cây tăm, sang đó to dần như đầu chiếc đũa. Dần dần, đốm lá sẽ chuyển sang màu nâu, màu nâu đen hoặc màu đen hoàn toàn. Ban đầu, các đốm đen thường xuất hiện ở mặt trên của lá. Khi tình trạng bệnh trở nặng, các đốm đen sẽ lan rộng dần ra toàn bộ phần lá của cây trầu bà.

Nguyên nhân gây bệnh đốm lá ở cây trầu bà Nam Mỹ có thể do điều kiện thời tiết ẩm ướt. Nếu trồng cây trầu bà ngoài trời trong điều kiện thời tiết có mưa liên tục hoặc cây phải chịu sương giá ban đêm qua nhiều giờ liền. Đây là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh sinh sôi gây bệnh đốm lá trên cây trầu bà.

Khi phát hiện cây trầu bà bị đốm lá do sương đem hoặc mưa làm ướt bề mặt lá, khiến nấm bệnh sinh sôi. bạn nên đưa cây vào nơi có mái che hoặc dùng vật dụng che chắn cho cây. Tiến hành cắt tỉa bỏ hết phần lá cây bị đốm, dọn sạch lá rụng dưới gốc cây để bạn chế nấm bệnh lây lan, sinh sôi.

Đối với cây trầu bà bị bệnh đốm lá nặng, bạn nên tiến hành phun thuốc trị bệnh đốm lá cho cây. Phun thuốc cho cây, bạn nên phun vào thời điểm chiều mát. Tránh phun buổi trưa nắng. Khi phun, bạn lưu ý phun ướt đẫm toàn bộ lá và thân cây. Khi thấy lá cây không còn xuất hiện các đốm nâu, đen, lá non mọc lại bình thường chính là lúc tình trạng bệnh của cây đã được khắc phục