Tổ tiên nhắc nhở: 49 chưa qua 53 đã tới, vậy 49 và 53 có gì mà đáng sợ tới vậy?

Trong dân gian thường truyền tai nhau câu nói “49 chưa qua 53 đã tới” câu nói này cần phải hiểu như thế nào hãy cùng tìm hiểu nhé!

Những cách lý giải về 49 và 53

Cách lý giải thứ nhất

Các cụ dặn 49 chưa qua 53 đã tới có ý nghĩa thật sự là gì? Có đáng sợ như lời đồn

Khi cộng dồn số 49 ta thấy:

4+9=13

1+3=4

Tương ứng với nam gặp sao Thái Bạch, nữ gặp sao Thái Âm.

Cộng dồn số 53:

5+3=8

Tương ứng nữ gặp sao Thái Bạch, nam gặp sao Thái Âm.

Trong đó, “Thái” được hiểu là quá, “Bạch” là trắng; chủ về tang chế, tai nạn, xương cốt. “Âm” là đen, tối, nước, hiểm trở; chủ về ốm đau, dao kéo, xe cộ, sông nước.

bien-so-xe-49-53

Cách lý giải thứ hai

Chòm sao Thái Tuế quản 12 năm hàng Chi. Khởi điểm là 1 tuổi mang sao Thái Tuế. Cứ 12 năm lại lặp lại một lần.

Vào những năm có số tuổi chia cho 12 dư 1 (13, 25, 37, 49, 61, 73, 85…) sẽ mang sao Thái Thuế. Theo quan niệm phong thủy, Thái Tuế chủ về quan sự, khẩu khiệt, hao tốn, ốm đau, tang chế.

Trước Thái Tuế có Thiên Không, sau Thái Tuế có Quan Sách. Hai sao này thuộc Hỏa và cũng được xem là những sao không có lợi.

Cách lý giải thứ ba

Cách này dựa vào chu kỳ 7 x 7. Theo đó, các mốc có số 7 như 7 giờ, 7 ngày, 7 tuần, 7 tháng, 7 năm đều đánh dấu sự thay đổi quan trọng.

Chẳng hạn như, 7 năm thứ nhất phát triển chiều ngang, 7 năm thứ hai phát triển chiều cao, 7 năm thứ ba phát dục, 7 năm thứ tư phát triển cơ bắp, 7 năm thứ năm phát triển trí tuệ, 7 năm thứ sáu phát triển toàn diện, 7 năm thứ bảy dừng lại, ổn định, dần suy giảm.

Theo đó, 7×7=49 là hết một chu kỳ. Hết chu kỳ sẽ là 49, 53, có thể bị diệt vong hoặc có thể phát triển chu kỳ mới.

cac-cu-dan-49-chua-qua-53-da-toi-y-nghia-thuc-su-la-gi1-1951

Cách lý giải thứ tư

Từ tuổi 49 – 53 ứng vào con số 5 (là số ngũ hành, gồm sinh – lão – bệnh – tử – sinh). Nếu ai vượt qua được nghĩa là họ bước vào một chu kỳ phát triển mới trong đời.

Cách lý giải thứ năm

49 là năm “hạn” Tam Tai, còn 53 là tuổi Kim Lâu. Hai “hạn” này đều nặng, tránh làm việc lớn.

Tuổi 49, 53 hay ốm có phải do vận hạn?

Việc nói 49, 53 là tuổi hạn, các chuyện không hay hoặc bệnh tật thường ập đến vào lúc này là không có cơ sở khoa học. Có người lo lắng năm hạn mà mắc bệnh chứ không có yếu tố tâm linh, thần thánh nào ở đây.

Trên thực tế, từ tuổi 49-53 trở đi, con người có sự lão hóa rõ rệt. Khả năng ăn uống kém dần, lượng dinh dưỡng vi chất ngày càng giảm.

Đa số phụ nữ đều mắc các bệnh liên quan đến thiếu canxi, thoái hóa xương khớp, loãng xương… rồi ảnh hưởng tới các cơ quan khác như tim mạch.

Nam giới cũng thường gặp các bệnh về chuyển hóa vì cơ thể cũng giống như một cỗ máy, đã vận hành quá nửa đời người, các mạch máu cũng không còn là dòng nước thông suốt mà có thể bị tắc nghẽn do mỡ…

Đặc biệt, phụ nữ ở giai đoạn này phải đối mặt với tiền mãn kinh, mãn kinh. Khi đó, họ dễ mắc các bệnh thông thường như cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản hoặc bộc lộ nhiều bệnh tật như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thoái hóa khớp…

Hầu như phụ nữ nào cũng phải đối mặt với tình trạng thay đổi tính tình, hay cáu gắt, hoa mắt chóng mặt, rong kinh, kinh lúc có lúc không, đổ nhiều mồ hôi đặc biệt là vào ban đêm. Một số phụ nữ còn gặp tình trạng nóng trong người, thỉnh thoảng có cơn bốc hỏa và cảm giác lạnh trong người xen kẽ.

Do vậy, chúng ta cần chú ý tốt hơn về sức khỏe cũng như chú ý làm việc, nghỉ ngơi điều độ, ăn uống đủ dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục thể thao thay vì lo lắng, bận tâm mãi về tuổi hạn.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, suy ngẫm

Vì sao CĐM kêu gọi “đừng uống trà chanh giã tay Trung Quốc, hãy uống nước cam cứu nông dân”?

Kể từ khi trà chanh giã tay du nhập vào Việt Nam đã tạo nên “hot trend” trong giới trẻ. Đối lập điều đó, nhiều nông dân trồng cam khóc ròng vì thất thu.

Hậu “cơn sốt” bánh đồng xu phô mai, gỏi gà măng cụt, trà mãng cầu… thì mới đây, giới trẻ Việt tiếp tục đón nhận “hot trend” mới nhất là món trà chanh giã tay. Được biết, món thức uống đặc biệt này đã “làm mưa làm gió” khắp các trang mạng xã hội của Trung Quốc bởi cách chế biến lạ mắt cùng hương vị được review thơm ngon, mát lạnh.

Vì sao CĐM kêu gọi đừng uống trà chanh giã tay Trung Quốc, hãy uống nước cam cứu nông dân? - Hình 1
Món trà chanh giã tay được mọi người hưởng ứng khắp nơi

Theo thông tin tìm hiểu, trà chanh giã tay xuất xứ từ món ăn đường phố ở Quảng Đông. Nguyên liệu chế biến không phải những quả chanh thông thường mà được làm từ một giống chanh đặc biệt ở Quảng Đông. Đặc điểm của những quả chanh này chính là ít nước, vỏ dày nhưng hương vị rất thơm.

Sau khi mua về, người bán phải dùng dụng cụ giã thật mạnh những lát chanh hòa tan trong đá lạnh, sau đó rót trà vào để tạo nên món trà chanh thơm lừng. Những ngày này, món trà chanh giã tay được bày bán khắp các khu phố ẩm thực ở Tây Hồ (Hà Nội), xung quanh đường Xã Đàn, Kim Mã hay trên những con đường Lê Văn Sỹ, Nguyễn Văn Cừ tại TP.HCM.

Vì sao CĐM kêu gọi đừng uống trà chanh giã tay Trung Quốc, hãy uống nước cam cứu nông dân? - Hình 2
Cách chế biến của món này cũng vô cùng đặc biệt, phải dùng một cái chày giã mạnh

Không khó nhận ra trước những xe trà chanh giã tay tập trung rất đông khách hàng chờ mua, tương tự như tình trạng đắt hàng của món bánh đồng xu phô mai hay trà mãng cầu cách đây vài tháng trước. Mỗi ly trà chanh giã tay được bán với giá dao động từ 25.000-40.000 đồng tùy theo địa điểm. Trong những quán nước cao cấp hơn thì giá thành có thể được “độn” lên cao hơn.

Vì sao CĐM kêu gọi đừng uống trà chanh giã tay Trung Quốc, hãy uống nước cam cứu nông dân? - Hình 3

Vì sao CĐM kêu gọi đừng uống trà chanh giã tay Trung Quốc, hãy uống nước cam cứu nông dân? - Hình 4
Món trà chanh giã tay bắt nguồn từ Trung Quốc. Nguyên liệu cũng là một giống chanh đặc biệt của Quảng Đông

Kể từ khi món trà chanh giã tay tại thành “hot trend” tại Việt Nam đã kéo theo sản lượng chanh Quảng Đông được nhập vào trong nước hàng loạt. Trên mạng xã hội, các thương lái rao giá chanh Quảng Đông từ 75.000 đồng/kg đến 99.000 đồng/kg tùy theo số lượng đặt mua.

Trong khi đó, mới đây, tình trạng giá cam sành ở miền Tây rớt thảm khiến các hộ nông dân trồng cam lo lắng vì thất thu khi đã cận kề cái Tết. Ông Lê Phú Cường – đại diện Hợp tác xã Khánh Nhân (huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) chia sẻ trên PLO, từ qua tết đến tháng 4, giá cam sành ở các vườn chỉ giảm còn 6.000-7.000 đồng/kg. Trong vòng 1 tháng nay – tức tháng 11/2023, giá tiếp tục rớt mạnh chỉ còn khoảng 3.000 đồng/kg.

Vì sao CĐM kêu gọi đừng uống trà chanh giã tay Trung Quốc, hãy uống nước cam cứu nông dân? - Hình 5
Trong khi đó, giá cam sành ở Việt Nam rớt thảm vì sức mua giảm mạnh

Theo ghi nhận tại các sạp bán hàng trong chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP.HCM), chợ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình, TP.HCM), nhiều sạp trái cây treo bảng giá bán cam sành xổ với giá 7.000-9.000 đồng/kg hay 15.000 đồng/2kg và 20.000 đồng/3kg. Riêng những quả cam loại nhỏ hơn thì chỉ bán sổ 5.000 đồng/kg. Nguyên nhân khiến giá cam sành năm nay rớt nhiều hơn so với mọi năm là vì sức mua thấp.

Chính vì vậy trên mạng xã hội, nhiều người kêu gọi ưu tiên mua cam Việt Nam hoặc uống nước cam để ủng hộ cho các nhà vườn trồng cam hơn là “chạy” theo xu hướng của các loại thức uống đến từ nước ngoài.