Ở Mỹ không dám bệnh, bạn có tin không?

Sống ở Mỹ, mở mắt là đi cày, bệnh là mệt lắm. Vì thế nên không ai dám bệnh hết, cuộc sống vô cùng cực khổ.

Ở chỗ tôi, khí hậu thay đổi là mọi người đổ bệnh nhiều lắm, cảm hay đau đầu là chuyện bình thường.

Ở Mỹ không dám bệnh, nói thật không ai tin. Không phải tự dưng tôi hay chia sẻ với các bạn rằng: “Đừng có cố quá, cố quá là quá cố”.

Tôi nhớ giai đoạn tôi còn đi làm hãng, nhất là những mùa lạnh, đau đầu mệt mỏi cỡ nào cũng phải cố lết cái thân đi. Khi mình cảm hay ốm, ăn còn chẳng muốn ăn nhưng vẫn phải cắn răng làm. Nhiều người hỏi tại sao không nghỉ đi. Muốn lắm chứ các vị. Tuy nhiên, năm đầu đi làm, mình chưa có bất cứ chế độ đãi ngộ nào nên phải cố để được hưởng những quyền lợi về sau.

Khổ nhất là có nhiều người cố quá, không cầm cự nổi mà phải ra đi. Tôi đã chứng kiến một vài trường hợp như thế. Thành ra, nói cố quá thành quá cố là như vậy.

Ở xứ này là xứ công nghiệp, việc bị bệnh là việc của mình, người ta không mấy quan tâm, mình làm không được thì mình ở nhà, người ta kiếm thợ khác. Làm nail hay làm nhà hàng cũng vậy thôi.

Bệnh tật là chuyện không ai muốn, vậy nên sang đây mọi người chú trọng sức khỏe mình lắm. Đặc biệt trong sáu tháng đầu, bảo hiểm chưa có nên muốn khám bệnh kê thuốc khó khăn vô cùng. Còn làm công ngày nào còn khổ sở ngày đó.

Cuộc sống mưu sinh vất vả cùng nỗi nhớ gia đình, bạn bè khiến nhiều nghệ sĩ đau đáu trở về quê nhà Việt Nam.

Nhớ gia đình, khán giả quê nhà 

Mới đây, trong chương trình Lời tự sự, NSƯT Quốc Thảo cho biết, sau 10 năm định cư ở nước ngoài, ông đau đáu suy nghĩ trở về Việt Nam bởi cuộc sống ở Mỹ rất khắc nghiệt, cô đơn.

“Tôi nghĩ 10 người nghệ sĩ sang Mỹ thì 9 người rưỡi muốn về, nếu không muốn nói là cả 10 người. Có những nghệ sĩ tôi biết từng tuyên bố quyết tâm không bao giờ về Việt Nam thì bây giờ cũng đã về rồi.

Lý do nghệ sĩ nào cũng muốn về vì muốn gặp lại khán giả của mình. Ở nước ngoài, chúng tôi có tất cả mọi thứ về vật chất nhưng vẫn có cảm giác không phải nhà của mình. Đó là lý do mà nhiều ca sĩ, nghệ sĩ hải ngoại muốn về Việt Nam.

Người nghệ sĩ muốn diễn tốt phải có sự tập luyện, giao lưu với nhau. Tuy nhiên tôi hiểu và thông cảm vì mỗi người đều có cuộc sống riêng. Cuộc sống ở Mỹ rất khắc nghiệt, nhiều khi phải ăn uống ngay ở trên xe nên nghệ sĩ không có thời gian tập cùng nhau.

Có những lúc bạn bè từ Việt Nam qua, tôi sợ nhất là cảm giác lúc họ chia tay khi về. Có lần khi tôi đưa Thành Lộc ra sân bay về Việt Nam, trên đường từ sân bay về nhà, tôi cảm thấy buồn hiu hắt.

Trong đầu tôi nghĩ Thành Lộc sẽ được về Việt Nam diễn kịch, gặp gỡ khán giả trong khi mình phải một mình đi trên con đường lạnh lẽo. Tôi đã rơi nước mắt với những suy nghĩ đó và hiểu rằng đây không phải nhà của mình”, NSƯT Quốc Thảo kể.

NSƯT Quốc Thảo: Tôi nghĩ 10 nghệ sĩ sang Mỹ thì 9 người rưỡi muốn về! - Ảnh 1.

Cũng giống như NSƯT Quốc Thảo, ca sĩ Phạm Thanh Thảo sau 2 lần sinh con quyết định đi hát lại ở Mỹ.

“Dĩ nhiên, khi phải xa “thánh đường” giải trí VN, Thảo tiếc lắm và rất nhớ. Ở Mỹ, ngoài thời gian đi hát, mỗi khi có các show truyền hình bên này, Thảo đều liên lạc muốn được tham gia. Máu nghề vẫn còn mạnh lắm”, cô nói.

Ca sĩ Cam Thơ – vợ nhạc sĩ Lê Quang sống gần khu Phước Lộc Thọ, Quận Cam với gia đình. Cô cho biết, tường xuyên gặp bạn bè để vơi đi nỗi nhớ quê hương. Trong gần 3 năm ở Mỹ, Cam thơ phát hành 3 album và 1 single.

“Ở đây ngoài công việc đi hát cuối tuần, phần lớn tôi dành thời gian cho con gái, bạn bè. Sang năm cháu 18 rồi, có thể tự lập. Mỗi tuần thứ hai, thứ ba tôi còn tham gia trong hội Tâm Linh với gần 100 người phần lớn là nghệ sĩ VN. Gặp nhau trò chuyện cho đỡ nhớ quê”, cô nói.

Cuộc sống khó khăn, vất vả mưu sinh

Không may mắn như trường hợp các nghệ sĩ đã dư dả về vật chất, nhiều ngôi sao nổi tiếng ở Việt Nam nhưng sang nước ngoài phải vất vả làm đủ mọi nghề để mưu sinh, trang trải cuộc sống.

Nam diễn viên Hoàng Anh “Gạo nếp gạo tẻ” khi qua Mỹ phải làm một lúc 3 công việc: bán hàng online, hướng dẫn viên du lịch và cộng tác với một số đài truyền hình của người Việt ở Mỹ trong vai trò MC.

“Bản thân tôi, đôi khi cảm thấy buồn, chạnh lòng khi làm các công việc đó. So với nghề diễn viên thì không thể so sánh được. Nhưng biết làm sao được khi cuộc sống bắt buộc phải như vậy. Nếu không làm việc, không thể có đủ thu nhập trả tiền nhà, tiền xe… mỗi tháng”, anh tâm sự.

NSƯT Quốc Thảo: Tôi nghĩ 10 nghệ sĩ sang Mỹ thì 9 người rưỡi muốn về! - Ảnh 2.

Cố ca sĩ Vân Quang Long cũng từng vất vả lao động để kiếm tiền trang trải cuộc sống cho vợ con ở Việt Nam. Anh làm đủ nghề, từ thợ điện, bốc vác, thợ xây…

Ca sĩ Hàn Thái Tú – bạn thân Vân Quang Long từng bộc bạch: “Thực sự, nghệ sĩ sống ở Mỹ rất khác, Long làm rất cực, tôi làm nhà hàng rất cực, ai qua xứ Mỹ mà không phải làm”. Hàn Thái Tú kể rằng có lần sang thăm bạn, thấy Vân Quang Long đang bê từng viên gạch, bao xi măng làm thợ xây nhà. Đôi môi ông bố 3 con khô khốc, tái mét, miệng thở ra khói dưới trời lạnh…

NSƯT Quốc Thảo: Tôi nghĩ 10 nghệ sĩ sang Mỹ thì 9 người rưỡi muốn về! - Ảnh 3.

Phi Nhung thời trẻ cũng từng làm đủ công việc nặng nhọc để kiếm tiền nuôi con như lợp tôn, may thảm… đến nát cả chân tay.

“Tôi đi làm vất vả, kiếm từng đồng một để trả tiền nhà, tiền xe. Đến cái chén ăn cơm tôi cũng phải bỏ tiền ra mua. Tiền đó ở đâu mà có? Đó là tiền tôi phải đi làm cực nhọc kiếm ra, chứ đâu được ai cho. 

Thậm chí, ngay cả đi sinh con, tôi cũng phải tự động lái xe một mình. Sinh con xong, tôi lại phải lái xe một mình về. Tôi đặt con bên cạnh, cứ thế lái xe về nhà, không có bất cứ ai ở bên chăm sóc”, cô kể.

NSƯT Quốc Thảo: Tôi nghĩ 10 nghệ sĩ sang Mỹ thì 9 người rưỡi muốn về! - Ảnh 4.

Thời gian đầu theo chồng sang Mỹ, Ngọc Quyên cũng không khỏi hụt hẫng, stress. Cô phải học tiếng, làm quen với công việc kinh doanh, tiết kiệm tiền để trang trải cuộc sống.

Sau khi ly hôn, công việc kinh doanh của Ngọc Quyên cũng ổn định hơn. Tuy nhiên, cô vẫn rất tiết kiệm để nuôi con trai. Nữ siêu mẫu nổi tiếng từng tiết lộ, cô chỉ dám ăn một ổ bánh mì một ngày, cắt làm ba khúc và ăn từ sáng đến tối.

Chia sẻ về cuộc sống khó khăn của nghệ sĩ Việt bên Mỹ, ca sĩ Thanh Thảo từng đăng tải dòng trạng thái dài. Cô cho hay, cuộc sống ở nước ngoài hàng tháng phải chi trả cả loạt hóa đơn, buộc nghệ sĩ phải làm nhiều nghề tay trái để kiếm sống.

NSƯT Quốc Thảo: Tôi nghĩ 10 nghệ sĩ sang Mỹ thì 9 người rưỡi muốn về! - Ảnh 5.

“Chúng tôi, mỗi người một nỗi niềm, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, đành lòng rời xa quê hương, gia đình, bạn bè và khán giả thân thương ngay lúc tên tuổi còn trên đỉnh vinh quang, công việc ca hát liên tục mỗi ngày, bạn bè bù khú bên nhau mỗi đêm sau khi đi diễn về…chỉ vì mang trong lòng một mong muốn dành cho gia đình, người thân.

Có người may mắn, bước đường mình chọn không gặp khó khăn cách trở, nhanh chóng có cho mình một cuộc sống mới ở xứ người, lập gia đình và hưởng hạnh phúc. Nhưng cũng có rất nhiều người trầy trụa nhiều năm liền, sống trong sự lo lắng, hồi hộp chờ đợi, ngày này qua tháng khác vẫn chưa đến được đích cuối cùng.

Họ đã phải rũ bỏ hào quang của người nổi tiếng, được bao nhiêu người vây đón khi còn ở quê hương, cuộc sống sung túc bên gia đình, bạn bè để buộc phải làm nghề tay trái để mưu sinh. Sống ở Mỹ này không làm thì tiền đâu mà lo hàng loạt chi phí, bill mỗi tháng đến liền liền, còn nghĩa vụ thuế, bảo hiểm các loại…

Để gọi là đại gia giàu có thật sự hiếm lắm! Ai cũng phải làm mới có tiền lo cuộc sống hằng ngày. Trước là ca sĩ nổi tiếng nhưng bây giờ đầu bếp, thợ hồ, thợ may, bán hàng online, phụ trong nhà hàng…nghề gì thích hợp thì làm. Với mong muốn cuối cùng là có cơ ngơi ổn định rồi bảo lãnh cha mẹ già, vợ chồng, con cái sang đoàn tụ, Thanh Thảo viết.

Tại sao tiếp viên hàпg khôпg luôn kéo rèm phía trước sau khi máy bay cất cánh? Thì ra để làm điều пày bên troпg cho dễ hơn

 

Khi máy bay khởi hành, tiếp viên hàng không sẽ đóng rèm phía trước, họ làm thế để làm gì?

Ngày nay, máy bay đã trở thành phương tiện phổ biến được nhiều người lựa chọn. Có 1 điều ai cũng thấy, đó là khi máy bay cất cánh, tiếp viên hàng không sẽ kéo rèm phía trước, vậy họ làm thế để làm gì?

7

Chuẩn bị đồ ăn thức uống

Trên máy bay có thể sẽ phải phục vụ nước uống và đồ ăn. Vì thế, cần một không gian riêng tư để tiếp viên chuẩn bị những đồ ăn đó. Chưa kể, những đồ ăn đó có thể có nhiều mùi vị, việc kéo rèm là để ngăn chặn mùi bay ra khắp khoang máy bay.

2

Tiếp viên cũng cần một không gian nghỉ ngơi

Tiếp viên hàng không luôn phải giữ bộ mặt tươi cười và niềm nở, ngay cả khi gặp những vị khách khó tính hay những tình huống ức chế họ cũng phải giữ thái độ bình tĩnh hết sức có thể. Điều này đôi khi làm tinh thần của họ bị căng thẳng.

Sau khi thả rèm kín, họ có thể thoải mái trút bỏ tâm trạng của mình. Họ cũng có thể nghỉ ngơi, ăn nhẹ hoặc trang điểm thêm một chút.

1

Phân biệt giữa các khoang máy bay

Cuối cùng và cũng là quan trọng nhất phải nói đến là trong diện tích nhỏ như vậy trên máy bay vẫn sẽ có một số hạng phổ thông và hạng thương gia, hai hạng ghế khác nhau chủ yếu là vì sự thoải mái, chẳng hạn như hạng phổ thông thì hầu hết đều đông khách và chật hơn, còn hạng thương gia không gian ở hạng thương gia rộng rãi hơn nên giá cả đương nhiên sẽ cao hơn, thậm chí đồ ăn cũng khác, ví dụ như hạng thương gia sẽ có thêm canh rau hoặc một số đồ uống. Có như vậy, sau khi tách riêng ngồi trên, mọi người mới không so đo với nhau.