Nên chùi hay rửa sau khi “đi cầu”? Bài học lớn từ Mỹ – đất nước không bao giờ dùng vòi xịt

 

Người Mỹ không bao giờ dùng vòi xịt toilet khi “đi cầu”, và nhiều người trên thế giới cũng vậy

Vui vẻ mà nói, chuyện “đi cầu” của con người quả là rắc rối. Nó khiến cho nhân loại chia thành nhiều… phe phái khác nhau, từ việc nên ngồi xổm hay ngồi bệt, hoặc nên chùi hay rửa sau khi hành sự, hay là làm cả hai?

Nhưng riêng người Mỹ là rất đoàn kết, ít nhất là trong câu chuyện chùi rửa. Lý do là vì nếu đến Mỹ, bạn sẽ rất hiếm khi nhìn thấy chiếc vòi xịt gắn kèm toilet (còn gọi là bidet). Trong khi nhiều quốc gia như Ý, Hy Lạp và đặc biệt là Nhật Bản rất coi trọng chiếc vòi xịt, thì người Mỹ chỉ trung thành với giấy vệ sinh mà thôi.

Nên chùi hay rửa sau khi đi cầu? Bài học lớn từ Mỹ - đất nước không bao giờ dùng vòi xịt - Ảnh 1.

Đừng hòng nhìn thấy thứ này khi đến Mỹ

Tuy nhiên, sự trung thành này chưa hẳn đã tốt. Theo một nghiên cứu mới đây, việc sử dụng mình giấy vệ sinh là… siêu bẩn. Thậm chí, nó có thể gây ra một số biến chứng về sức khoẻ, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc… nứt hậu môn.

 

Cụ thể, Rose George – một chuyên gia vệ sinh khá nổi tiếng chia sẻ: “Tôi cảm thấy chuyện hàng triệu người đang vô tư đi lại trong khi “chỗ ấy” siêu bẩn là điều khó chấp nhận.”

“Giấy vệ sinh có thể dùng để chùi, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn phân được.”

Một trong những công cụ được người Mỹ sử dụng để chùi nhiều nhất là khăn giấy ướt (baby wipe). Tưởng như đây là một cách xử lý rất vệ sinh, nhưng theo George thì không hề.

Nên chùi hay rửa sau khi đi cầu? Bài học lớn từ Mỹ - đất nước không bao giờ dùng vòi xịt - Ảnh 2.

Sử dụng giấy vệ sinh không hề vệ sinh

“Thử đổ một ít chocolate ra sàn gỗ, rồi lau bằng khăn ướt, sau đó lại lau bằng giấy khô. Bạn sẽ thấy chocolate vẫn còn sót lại trong các kẽ hở. Hậu môn có kẽ hở, và bạn hiểu rồi chứ?”

Thêm vào đó, đôi lúc việc chùi bằng giấy hay khăn có thể quá lực, gây nứt hậu môn. Đây là chứng bệnh các đường line ruột bị nứt nẻ do tác động từ bên ngoài, có thể gây chảy máu và đau đớn khó chịu.

Một số trường hợp có thể bị trĩ –  trực tràng và hậu môn bị sưng phồng. Chứng bệnh này còn nghiêm trọng hơn, vì đôi lúc nó rất khó chữa.

Thêm vào đó, hành động chùi từ sau lên trước có thể đưa vi khuẩn vào đường tiết niệu, gây nhiễm trùng nguy hiểm.

Nhưng điểm mấu chốt ở đây là những hiện tượng này sẽ không xảy ra nếu bạn dùng vòi xịt để rửa một cách cẩn thận. Vậy nên chùi hay nên rửa, bạn có câu trả lời rồi chứ?

“Người ta nói gái một con trông mòn con mắt, mà gái một chồng thì còn đẹp gấp trăm lần, có cái gì đâu mà phải nghĩ”, đạo diễn Lê Hoàng nói.

Tham gia chương trình Có hẹn lúc 22 giờ, đạo diễn Lê Hoàng đã có nhiều phát ngôn làm dư luận “dậy sóng”. Có những câu nói của nam đạo diễn được khán giả tâm đắc đồng tình song cũng có nhiều quan điểm gây tranh cãi dữ dội.  Trên sóng truyền hình lần này, đạo diễn Gải nhảy lại có cuộc tranh luận với Hứa Minh Đạt, Quang Tuấn và khách mời về chủ đề “Đối với đàn ông, phụ nữ ly hôn có còn thu hút hay không?”

Vừa nghe xong chủ đề đạo diễn Lê Hoàng lập tức lên tiếng: “Trời ơi, thế mà cũng phải hỏi hả? Người ta nói gái một con trông mòn con mắt. Mà gái một chồng thì còn đẹp gấp trăm lần. Có cái gì đâu mà phải nghĩ”. Từ căn phòng kín, nữ khách mời bí ẩn cũng cho rằng phụ nữ thời nào cũng đẹp nếu họ biết tự chăm sóc và yêu thương bản thân chứ không quan trọng là đã có chồng, có con hay chưa.

Theo đạo diễn Lê Hoàng, ngày xưa tình trạng ly hôn ít, còn giới trẻ bây giờ chỉ cần sống với nhau một thời gian ngắn nếu thấy không hợp sẽ sẵn sàng ly hôn. “Nếu xét trên phương diện tiêu cực thì có thể người ta nói người phụ nữ đã ly hôn không chung thủy, không chịu cố gắng, không chịu sửa đổi. Nhưng xét trên phương diện tích cực, việc sẵn sàng ly hôn chứng tỏ phụ nữ đang có tính độc lập ngày càng cao”, nam đạo diễn nói thêm.

Không chỉ thế, Lê Hoàng còn chỉ ra những ưu điểm của phụ nữ đã ly hôn gồm: Thứ nhất, không phải chịu áp lực từ gia đình, xã hội về chuyện chồng con. Thứ 2, họ đã có kinh nghiệm về đàn ông và biết người đàn ông cần phẩm chất gì để trở thành người chồng, người cha tốt. Thứ 3, sau ly hôn phụ nữ sẽ có được tự do và họ sẽ được tha hồ làm đẹp, tha hồ gặp gỡ những người đàn ông khác.

Anh nói thêm: “Nếu người phụ nữ nghĩ mình đã 50 tuổi rồi sẽ khó tìm chồng thì họ cũng phải hiểu rằng có rất nhiều người đàn ông 50 tuổi cũng đang chờ một người bạn đời của họ. Thậm chí, phụ nữ 50 tuổi nhưng yêu những anh 30-40 tuổi đầy ra, chả việc quái gì phải ‘vớ’ một ông 50 tuổi”.

Tuy nhiên, nam đạo diễn cũng chỉ ra rằng, người phụ nữ lấy chồng lần thứ nhất hay lấy chồng lần thứ 10, nếu họ chỉ trông chờ vào việc người đàn ông sẽ nuôi mình thì rất khó có được hạnh phúc. Bởi nếu như thế, người phụ nữ không phải đang tìm “người đồng hành” hay bạn đời cho mình mà họ chỉ đang kiếm một nơi có thể “bám” vào.

Lê Hoàng còn bày tỏ lợi thế lớn nhất của người phụ nữ là sự tự do và được lựa chọn, nếu phụ nữ đã ly hôn thì họ còn được lựa chọn tới 2 lần và phải coi đó là cơ hội chứ không được coi là thất bại. “Tôi chưa thấy một ông nào ly dị vợ mà lại nói đời tao thế là tiêu, tao hỏng rồi, từ nay trở đi tao chết cả. Xin lỗi, có khi mới ly dị tháng trước, tháng sau đã cưới bà mới rồi. Đàn ông họ vậy thì tại sao phụ nữ lại nghĩ ngược lại”, Lê Hoàng hài hước nói.

Hứa Minh Đạt cũng lên tiếng chia sẻ, khi người phụ nữ đã quyết định ly hôn thì họ đã có bản lĩnh để chấm dứt một mối quan hệ. Và những người phụ nữ đã qua một đời chồng thường dễ tiếp cận nhưng để chinh phục trái tim của họ lại rất khó, bởi lúc đó người đàn ông còn phải yêu con của người phụ nữ đó như yêu thương con mình.

Cuộc sống mưu sinh vất vả cùng nỗi nhớ gia đình, bạn bè khiến nhiều nghệ sĩ đau đáu trở về quê nhà Việt Nam.

Nhớ gia đình, khán giả quê nhà 

Mới đây, trong chương trình Lời tự sự, NSƯT Quốc Thảo cho biết, sau 10 năm định cư ở nước ngoài, ông đau đáu suy nghĩ trở về Việt Nam bởi cuộc sống ở Mỹ rất khắc nghiệt, cô đơn.

“Tôi nghĩ 10 người nghệ sĩ sang Mỹ thì 9 người rưỡi muốn về, nếu không muốn nói là cả 10 người. Có những nghệ sĩ tôi biết từng tuyên bố quyết tâm không bao giờ về Việt Nam thì bây giờ cũng đã về rồi.

Lý do nghệ sĩ nào cũng muốn về vì muốn gặp lại khán giả của mình. Ở nước ngoài, chúng tôi có tất cả mọi thứ về vật chất nhưng vẫn có cảm giác không phải nhà của mình. Đó là lý do mà nhiều ca sĩ, nghệ sĩ hải ngoại muốn về Việt Nam.

Người nghệ sĩ muốn diễn tốt phải có sự tập luyện, giao lưu với nhau. Tuy nhiên tôi hiểu và thông cảm vì mỗi người đều có cuộc sống riêng. Cuộc sống ở Mỹ rất khắc nghiệt, nhiều khi phải ăn uống ngay ở trên xe nên nghệ sĩ không có thời gian tập cùng nhau.

Có những lúc bạn bè từ Việt Nam qua, tôi sợ nhất là cảm giác lúc họ chia tay khi về. Có lần khi tôi đưa Thành Lộc ra sân bay về Việt Nam, trên đường từ sân bay về nhà, tôi cảm thấy buồn hiu hắt.

Trong đầu tôi nghĩ Thành Lộc sẽ được về Việt Nam diễn kịch, gặp gỡ khán giả trong khi mình phải một mình đi trên con đường lạnh lẽo. Tôi đã rơi nước mắt với những suy nghĩ đó và hiểu rằng đây không phải nhà của mình”, NSƯT Quốc Thảo kể.

NSƯT Quốc Thảo: Tôi nghĩ 10 nghệ sĩ sang Mỹ thì 9 người rưỡi muốn về! - Ảnh 1.

Cũng giống như NSƯT Quốc Thảo, ca sĩ Phạm Thanh Thảo sau 2 lần sinh con quyết định đi hát lại ở Mỹ.

“Dĩ nhiên, khi phải xa “thánh đường” giải trí VN, Thảo tiếc lắm và rất nhớ. Ở Mỹ, ngoài thời gian đi hát, mỗi khi có các show truyền hình bên này, Thảo đều liên lạc muốn được tham gia. Máu nghề vẫn còn mạnh lắm”, cô nói.

Ca sĩ Cam Thơ – vợ nhạc sĩ Lê Quang sống gần khu Phước Lộc Thọ, Quận Cam với gia đình. Cô cho biết, tường xuyên gặp bạn bè để vơi đi nỗi nhớ quê hương. Trong gần 3 năm ở Mỹ, Cam thơ phát hành 3 album và 1 single.

“Ở đây ngoài công việc đi hát cuối tuần, phần lớn tôi dành thời gian cho con gái, bạn bè. Sang năm cháu 18 rồi, có thể tự lập. Mỗi tuần thứ hai, thứ ba tôi còn tham gia trong hội Tâm Linh với gần 100 người phần lớn là nghệ sĩ VN. Gặp nhau trò chuyện cho đỡ nhớ quê”, cô nói.

Cuộc sống khó khăn, vất vả mưu sinh

Không may mắn như trường hợp các nghệ sĩ đã dư dả về vật chất, nhiều ngôi sao nổi tiếng ở Việt Nam nhưng sang nước ngoài phải vất vả làm đủ mọi nghề để mưu sinh, trang trải cuộc sống.

Nam diễn viên Hoàng Anh “Gạo nếp gạo tẻ” khi qua Mỹ phải làm một lúc 3 công việc: bán hàng online, hướng dẫn viên du lịch và cộng tác với một số đài truyền hình của người Việt ở Mỹ trong vai trò MC.

“Bản thân tôi, đôi khi cảm thấy buồn, chạnh lòng khi làm các công việc đó. So với nghề diễn viên thì không thể so sánh được. Nhưng biết làm sao được khi cuộc sống bắt buộc phải như vậy. Nếu không làm việc, không thể có đủ thu nhập trả tiền nhà, tiền xe… mỗi tháng”, anh tâm sự.

NSƯT Quốc Thảo: Tôi nghĩ 10 nghệ sĩ sang Mỹ thì 9 người rưỡi muốn về! - Ảnh 2.

Cố ca sĩ Vân Quang Long cũng từng vất vả lao động để kiếm tiền trang trải cuộc sống cho vợ con ở Việt Nam. Anh làm đủ nghề, từ thợ điện, bốc vác, thợ xây…

Ca sĩ Hàn Thái Tú – bạn thân Vân Quang Long từng bộc bạch: “Thực sự, nghệ sĩ sống ở Mỹ rất khác, Long làm rất cực, tôi làm nhà hàng rất cực, ai qua xứ Mỹ mà không phải làm”. Hàn Thái Tú kể rằng có lần sang thăm bạn, thấy Vân Quang Long đang bê từng viên gạch, bao xi măng làm thợ xây nhà. Đôi môi ông bố 3 con khô khốc, tái mét, miệng thở ra khói dưới trời lạnh…

NSƯT Quốc Thảo: Tôi nghĩ 10 nghệ sĩ sang Mỹ thì 9 người rưỡi muốn về! - Ảnh 3.

Phi Nhung thời trẻ cũng từng làm đủ công việc nặng nhọc để kiếm tiền nuôi con như lợp tôn, may thảm… đến nát cả chân tay.

“Tôi đi làm vất vả, kiếm từng đồng một để trả tiền nhà, tiền xe. Đến cái chén ăn cơm tôi cũng phải bỏ tiền ra mua. Tiền đó ở đâu mà có? Đó là tiền tôi phải đi làm cực nhọc kiếm ra, chứ đâu được ai cho. 

Thậm chí, ngay cả đi sinh con, tôi cũng phải tự động lái xe một mình. Sinh con xong, tôi lại phải lái xe một mình về. Tôi đặt con bên cạnh, cứ thế lái xe về nhà, không có bất cứ ai ở bên chăm sóc”, cô kể.

NSƯT Quốc Thảo: Tôi nghĩ 10 nghệ sĩ sang Mỹ thì 9 người rưỡi muốn về! - Ảnh 4.

Thời gian đầu theo chồng sang Mỹ, Ngọc Quyên cũng không khỏi hụt hẫng, stress. Cô phải học tiếng, làm quen với công việc kinh doanh, tiết kiệm tiền để trang trải cuộc sống.

Sau khi ly hôn, công việc kinh doanh của Ngọc Quyên cũng ổn định hơn. Tuy nhiên, cô vẫn rất tiết kiệm để nuôi con trai. Nữ siêu mẫu nổi tiếng từng tiết lộ, cô chỉ dám ăn một ổ bánh mì một ngày, cắt làm ba khúc và ăn từ sáng đến tối.

Chia sẻ về cuộc sống khó khăn của nghệ sĩ Việt bên Mỹ, ca sĩ Thanh Thảo từng đăng tải dòng trạng thái dài. Cô cho hay, cuộc sống ở nước ngoài hàng tháng phải chi trả cả loạt hóa đơn, buộc nghệ sĩ phải làm nhiều nghề tay trái để kiếm sống.

NSƯT Quốc Thảo: Tôi nghĩ 10 nghệ sĩ sang Mỹ thì 9 người rưỡi muốn về! - Ảnh 5.

“Chúng tôi, mỗi người một nỗi niềm, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, đành lòng rời xa quê hương, gia đình, bạn bè và khán giả thân thương ngay lúc tên tuổi còn trên đỉnh vinh quang, công việc ca hát liên tục mỗi ngày, bạn bè bù khú bên nhau mỗi đêm sau khi đi diễn về…chỉ vì mang trong lòng một mong muốn dành cho gia đình, người thân.

Có người may mắn, bước đường mình chọn không gặp khó khăn cách trở, nhanh chóng có cho mình một cuộc sống mới ở xứ người, lập gia đình và hưởng hạnh phúc. Nhưng cũng có rất nhiều người trầy trụa nhiều năm liền, sống trong sự lo lắng, hồi hộp chờ đợi, ngày này qua tháng khác vẫn chưa đến được đích cuối cùng.

Họ đã phải rũ bỏ hào quang của người nổi tiếng, được bao nhiêu người vây đón khi còn ở quê hương, cuộc sống sung túc bên gia đình, bạn bè để buộc phải làm nghề tay trái để mưu sinh. Sống ở Mỹ này không làm thì tiền đâu mà lo hàng loạt chi phí, bill mỗi tháng đến liền liền, còn nghĩa vụ thuế, bảo hiểm các loại…

Để gọi là đại gia giàu có thật sự hiếm lắm! Ai cũng phải làm mới có tiền lo cuộc sống hằng ngày. Trước là ca sĩ nổi tiếng nhưng bây giờ đầu bếp, thợ hồ, thợ may, bán hàng online, phụ trong nhà hàng…nghề gì thích hợp thì làm. Với mong muốn cuối cùng là có cơ ngơi ổn định rồi bảo lãnh cha mẹ già, vợ chồng, con cái sang đoàn tụ, Thanh Thảo viết.

Ung thư ngày càng trẻ hóa, mỗi năm có thêm 180 nghìn ca mắc mới

Tại Hội thảo thường niên về phòng chống ung thư TPHCM lần thứ 26 diễn ra sáng nay 7/12, PGS Bùi Diệu, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết, mỗi năm trên cả nước ghi nhận thêm 180 nghìn ca mắc ung thư. Các loại ung thư ngày càng trẻ hóa để lại những hậu quả nặng nề cho toàn xã hội.

PGS Bùi Diệu cho biết, phòng chống ung thư đang là thách thức không nhỏ đối với ngành y tế trong chăm sóc sức khỏe cho gần 100 triệu người dân trên cả nước. Trong số 180 nghìn ca mắc mới hiện một số loại ung thư phổ biến đang gặp ở cả hai giới gồm ung thư gan, phổi, tiêu hóa và ung thư vú (ở nữ giới) đang gây nhiều áp lực lên lĩnh vực phòng chống ung thư, gây quá tải cho các cơ sở điều trị.

Ung thư ngày càng trẻ hóa, mỗi năm có thêm 180 nghìn ca mắc mới - Ảnh 1.

Bệnh nhân mắc ung thư điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM

Phát biểu tại Hội thảo, GS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng: “Trên cả nước hiện có khoảng 350 nghìn người đang sống chung với căn bệnh ung thư. Xã hội ngày càng phát triển thì các bệnh rối loạn chuyển hóa cũng gia tăng, đặc biệt là bệnh ung thư. Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Y tế thường xuyên quan tâm và có những quyết sách, chiến lược quốc gia về phòng chống bệnh ung thư với mạng lưới bao phủ khắp cả nước”.

Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh đến gánh nặng của căn bệnh ung thư đối với cộng đồng, ông đề nghị ngành y tế cần đẩy mạnh các biện pháp phòng bệnh, tuyên truyền để người dân hiểu và đi khám, tầm soát, phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, các cơ sở điều trị cần không ngừng tiếp nhận công nghệ cao của quốc tế trong chẩn đoán, điều trị ung thư đồng thời đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới để nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh từ trung ương đến địa phương.