Thị trấn độc nhất: người dân đi máy bay riêng để ăn sáng ở Mỹ, garage ô tô chỉ dùng chứa máy bay

Thị trấn Spruce Creek nổi tiếng khắp nước Mỹ khi mỗi nhà tại đây đều sở hữu máy bay riêng.

Nơi này nổi tiếng với tên gọi “thị trấn hàng không” (airpark) hay “thị trấn sân bay”.

Vào những ngày cuối tuần, nhiều người thường chọn lựa những địa điểm lý tưởng để thư giãn sau một tuần làm việc căng thẳng như đi xem phim, mua sắm tại các trung tâm thương mại, hay đơn giản chỉ là đi uống trà, cà phê, tán dóc với bạn bè…

Người dân ở thị trấn Spruce Creek, nước Mỹ cũng có những sở thích như thế, nhưng cách của họ thì thật đặc biệt, đó là bay tới các sân bay khác nhau để ăn sáng, chuyện trò vào thứ Bảy hàng tuần.

Vùng đất của những người đam mê bay lượn

Thị trấn Spruce Creek, nằm ở phía đông bắc bang Florida, Mỹ là một trong những khu dân cư độc đáo nhất thế giới. Nổi tiếng với tên gọi “thị trấn hàng không” (airpark) hay “thị trấn sân bay”, Spruce Creek chỉ có khoảng 5.000 cư dân, 1.300 ngôi nhà nhưng có tới 700 nhà chứa máy bay, nhà chứa máy bay phổ biến như garage ô tô ở những khu dân cư thông thường. Hầu hết mỗi gia đình ở đây đều sở hữu ít nhất 1 chiếc máy bay và đều xây riêng khu nhà để máy bay cùng con đường dẫn tới đường băng.
thị trấn 1
Người dân sống ở Spruce Creek đều có mức thu nhập cao. Những ngôi nhà tại Spruce Creek có giá từ 169.000 – 2.650.000 USD (khoảng gần 4 tỉ cho đến gần 60 tỷ đồng) tùy theo diện tích. Trong khi đó, biệt thự lớn hơn với nhà chứa máy bay có giá lên tới hàng triệu USD. Ngoài sự giàu có, người dân nơi đây còn tự hào với an ninh nghiêm ngặt, có đội tuần tra bảo vệ 24 giờ, hàng loạt câu lạc bộ bay, dịch vụ cho thuê và huấn luyện bay cũng như có hẳn một sân golf 18 lỗ cũng được xây dựng phục vụ cho nhu cầu giải trí.
tt 4
Đa phần cư dân ở đây là phi công chuyên nghiệp, số còn lại gồm bác sỹ, luật sư, doanh nhân bất động sản. Điểm chung giữa họ chính là niềm đam mê bay lượn trên bầu trời. Bởi vậy, với những ai mê máy bay, sống ở Spruce Creek cũng giống như sống ở chốn thiên đường vậy.

Một truyền thống đặc biệt được người dân trong thị trấn duy trì từ nhiều năm nay có tên gọi “Saturday Morning Gaggle”. Cụ thể, vào sáng thứ Bảy hàng tuần, họ sẽ tập trung ở đường băng, cùng cất cánh theo nhóm và bay tới một trong những sân bay ở địa phương để cùng ăn sáng, giao lưu trò chuyện với nhau.

Carlos Bravo, một cư dân lâu năm của Spruce Creek chia sẻ: “Khi đến đây, cảm giác như tôi đến Disneyland lần đầu tiên vậy. Spruce Creek lúc ấy tuy chưa hoàn tất quy hoạch nhưng trông như một khu phố thực sự trong khi hầu hết các sân bay dân sự khác chỉ có một dải cỏ nhỏ ở trung tâm với những ngôi nhà đủ kiểu. Nơi đây thực sự sang trọng”.

Bravo đã làm phi công từ năm 16 tuổi và đã mất nửa năm tìm một sân bay phù hợp để có thể sử dụng chiếc máy bay của mình đi đến Chicago.
tt 3
Mô hình thị trấn hàng không độc đáo

Khái niệm về mô hình thị trấn hàng không bắt đầu nhen nhóm sau Thế chiến II, khi nước Mỹ đã phát triển ồ ạt về số lượng cả các sân bay và phi công. Để thích ứng với số lượng lớn người có khả năng lái máy bay, Cục Quản lý Hàng không Dân sự Mỹ đề xuất xây dựng mô hình thị trấn hàng không, nơi có đường băng và người dân có thể sinh sống ngay tại đó. Đây chính là một trong những động lực để người dân phát triển mô hình Airpark – thị trấn sân bay.

Ngoài ra mô hình thị trấn sân bay còn là mong muốn của những nhà tài phiệt, giàu có, những người sở hữu những chiếc máy bay cá nhân và chỉ cần thích, họ có thể bay lên bầu trời bất kỳ lúc nào.

Với mô hình Airpark, mỗi lần đi máy bay họ không cần phải chạy xe ra các sân bay cách xa nhà, mà đơn giản chỉ cần bước ra khỏi cửa là leo lên máy bay, và có thể đáp ngay ở đường băng trước sân nhà vô cùng thuận tiện.

Hiện nay, những người có máy bay riêng và mua đất gần sân bay ngày một nhiều. Mô hình thị trấn hàng không Airpark cũng bắt đầu hình thành từ đó.
thị trấn 2
Tuy nhiên, để trở thành cư dân sinh sống ở những khu Airpark này cũng không hề đơn giản. Bạn không những phải là một người có tiền để mua đất ở đây và sắm một chiếc máy bay, mà còn có khả năng thích ứng với tiếng ồn của máy bay, bởi khu này hầu như nhà nào cũng có một chiếc phi cơ đậu ngay trước cửa. Và hàng ngày, người dân thường đi làm, du ngoạn bằng máy bay, do đó bạn cũng nên có bằng lái máy bay nếu muốn trở thành cư dân của những thị trấn như thế này.

Spruce Creek là một trong hơn 600 “cộng đồng bay” ở Mỹ. Ngày nay, nhiều cộng đồng tọa lạc tại Texas, Arizona, Washington và Florida, nhưng Spruce Creek vẫn là “số 1” trong các cộng đồng này. Nếu bạn không đủ tiền để mua một chiếc máy bay cũng không sao, hãy đến Spruce Creek và khám phá Bảo tàng Bay, Bảo tàng Chuyến bay Frontier hoặc Đài tưởng niệm Quốc gia Anh em Wright, nơi bạn có thể nhận được những trải nghiệm hàng không mà không cần rời khỏi mặt đất .

Tài xế Taxi Xanh SM không có thời gian ăn vì quá đông khách, thu nhập vẫn rủng rỉnh dù phải chia 80% cho công ty

Lượng khách đặt taxi điện rất đều, trong thời gian đầu xảy ra tình trạng quá tải khiến anh Vũ Gia Khánh và các đồng nghiệp phải “căng mình” phục vụ.

Quy trình đào tạo tài xế bài bản

Anh Vũ Gia Khánh (Hà Nội) là một trong những tài xế đầu tiên gia nhập Taxi Xanh SM khi hãng taxi thuần điện đầu tiên khai trương tại Hà Nội từ giữa tháng 4. Từng nhiều năm chạy xe cho các hãng taxi truyền thống, Grab hay lái xe đường dài, anh Khánh muốn tìm kiếm sự thay đổi, quyết định đi nộp hồ sơ xin việc sau khi đọc được quảng cáo tuyển dụng trên mạng xã hội.

Tài xế Taxi Xanh SM: Không có thời gian ăn vì quá đông khách

Sau phần phỏng vấn, kiểm tra thực hành rồi trúng tuyển, anh Khánh trải qua khoá đào tạo bắt buộc của GSM cho các tài xế mới. Anh chia sẻ rất bất ngờ với quy trình “training” của công ty mới. Nhân viên mới được đào tạo từ cách vận hành xe điện, cách thanh toán bằng máy quẹt thẻ đến việc sử dụng app… Tuy vậy, khác biệt lớn nhất của quy trình đào tạo GSM là bài “nâng cao chất lượng dịch vụ”. Tài xế mới được chia sẻ về thái độ, xử sự từ lúc gọi cho khách, nhận cuốc xe thế nào, chào khách, mở cửa xe thế nào. Quy trình rõ ràng được GSM thiết lập giúp khách hàng thoải mái nhất ở trong xe, an toàn trên đường đi và hài lòng khi đến nơi. “Tất cả các khâu đều có hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho tài xế”, anh Khánh nói.

So sánh về quy trình đào tạo nhân viên mới của GSM với các công ty vận tải từng làm việc, anh Khánh cho biết ở đây quy củ, chặt chẽ hơn rất nhiều, không “qua loa, ào ào như các hãng khác”.

Bận rộn nhưng hài lòng về công việc

Nhìn lại quãng thời gian hơn ba tháng làm việc ở GSM, anh Khánh nói: “Khi taxi điện ra mắt, được khá nhiều người ủng hộ. Vì thế, lượng khách rất đều. Thường xuyên tôi chạy xe không kịp ăn, không kịp đi vệ sinh. Thời điểm đầu khi chỉ có 500 xe, gần như ngày nào cũng như vậy”.

Được công ty giao một xe VinFast VF e34, trung bình một tuần anh Khánh chạy đủ 7 ngày, để tận dụng hết khả năng của xe. Khi nào có việc bận mới xin công ty nghỉ một hôm.

Tài xế Taxi Xanh SM: Không có thời gian ăn vì quá đông khách

Hiện tại, mức lương cứng của tài xế của Taxi Xanh SM như Khánh khoảng 10-11 triệu đồng một tháng. Tháng nào làm đều không nghỉ, lương cứng được tăng thêm. Ngoài ra, nếu anh Khánh đi làm trong những ngày lễ, tiền lương được nhân theo cấp số nhân, từ 2-3 lần so với bình thường.

Doanh số chạy xe được chia 80% về công ty, 20% cho tài xế, trong 20% đó chi phí để sạc điện chiếm khoảng một nửa. “Ví dụ chạy được một triệu, tài xế được hưởng 20% là 200 nghìn đồng nhưng chi cho sạc điện khoảng 100 nghìn, còn dư 100 nghìn đồng. Hiện tại, tôi hài lòng về thu nhập và công việc hiện tại”, anh Khánh chia sẻ.

Chạy taxi điện mệt mỏi, tốn thời gian tìm trạm, sạc pin?

Liên tục chạy VinFast VF e34 trong mùa hè ở Hà Nội hơn ba tháng qua, anh Khánh chia sẻ thời tiết nóng nực có ảnh hưởng đến hoạt động của điều hoà, nhưng không nghiêm trọng “như trên mạng nói”. Lý giải về việc điều hoà giảm hiệu suất trong ngày nắng nóng, anh Khánh cho rằng hệ thống pin của VF e34 nằm ở dưới gầm xe, nên điều hoà phải chia xuống để giải nhiệt pin. Tuy vậy, xe vẫn đủ mát cho tài xế và những người ngồi trong xe, chỉ không mát sâu như bình thường và không đến mức không thể chịu được”.

VinFast VF e34 có quãng đường chạy công bố 280 km. Tuy nhiên, trong điều kiện chạy dịch vụ “khắc nghiệt” ở nội đô, xe của anh Khánh chỉ đạt con số từ 100 – 150 km cho mỗi lần sạc đầy. Anh lý giải điều này cũng dễ hiểu bởi anh chạy xe liên tục nhưng thời gian tắc đường, chờ đón khách khiến điện năng vẫn tiêu thụ cho điều hoà còn số kilomet không “nhảy”. Có những ngày anh chạy xe gần 10 tiếng đồng hồ nhưng chỉ đi được hơn 100 km.

Tài xế Taxi Xanh SM: Không có thời gian ăn vì quá đông khách

“Tuy vậy, chi phí cho xe điện vẫn tối ưu so với xe xăng. Kể cả với các mẫu xe nhỏ như Hyundai i10 hay Kia Morning, nhiên liệu tiêu thụ khi chạy trong phố vẫn cao hơn 10-15 lít/100 km. Tính ra, số tiền bỏ ra cho nhiên liệu của xe xăng gấp 2-3 lần so với xe điện, thậm chí nhiều hơn”, anh Khánh so sánh.

Hạn chế của xe điện là việc sạc pin cần thời gian và trạm sạc nhưng hiện tại, anh Khánh khẳng định đây không còn là vấn đề với bản thân anh hay các đồng nghiệp chạy taxi điện. Anh cho biết công suất các trạm sạc hiện tại rất lớn. Buổi tối sau khi đi làm về, xe gần cạn pin, anh cũng không cần thiết cắm sạc qua đêm. “Sáng hôm sau trong thời gian ăn sáng, uống trà, tôi có thể sạc đầy pin xe trong khoảng một tiếng nếu pin cạn nhiều. Nếu pin còn trên 20%, xe chỉ cần sạc 40-45 phút là tôi có thể đi đón khách luôn”, tài xế này chia sẻ.

Điều anh Khánh chưa hài lòng nhất là ứng dụng gọi xe của GSM còn khá nhiều lỗi, cần fix lại trong thời gian tới. Nhiều tính năng chưa theo được các hãng khác khiến tài xế phải đi đón khách rất xa, kể cả trong khung giờ cao điểm. Việc thay đổi điểm đến điểm đi mới được cập nhật, điều hướng vẫn chưa ổn khiến các cuốc “nổ” chưa chính xác. Ngoài ra, khi tài xế thao tác để nhận khách vẫy (khách bắt xe trên đường), app vẫn “nổ” các cuốc xe đặt online.