Loại hạt ‘trường sinh’ bán đầy ngoài chợ: Giàu protein hơn trứng thịt, trẻ hóa hơn trà xanh

– Loại hạt này có giá thành rẻ, ăn ngon miệng lại cực tốt cho sức khỏe.

Loại hạt dân dã quen thuộc đó chính là hạt lạc!

Lạc hay còn gọi là đậu phộng là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn gia đình người Việt. Loại hạt này chứa lượng dinh dưỡng rất dồi dào và phong phú. Hạt lạc chứa chất đạm, chất xơ, chất béo, các khoáng chất (Magie, Folate, Vitamin E, Đồng, Arginine), chất carbohydrate, đường,…

Đậu phộng cũng là thực phẩm hàm lượng calo khá cao, chứa nhiều dầu nên còn được dùng để ép dầu. Dầu đậu phộng rất được ưa dùng vì có nguồn gốc thực vật và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Hạt lạc không chỉ dễ ăn ngon miệng mà còn mang tới những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

14

Lạc là kho tàng chất chống oxy hoá

Lạc còn có tên gọi khác là đậu phộng hay đậu phộng, là một loài thực vật họ Đậu, có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Cây thân thảo, lá mọc đối, kép, có hình lông chim.Hoa lạc gần giống như hoa đậu điển hình, có màu vàng điểm gân đỏ. Sau quá trình thụ phấn, quả mọc lên, hình dạng như quả đậu dài 3 – 7cm, chứa 1 – 4 hạt. Quả lạc đực giấu bên dưới mặt đất, thường được gọi là củ. Hạt lạc là một trong những loại thực phẩm giàu năng lượng do chứa nhiều lipid.

Mặc dù lạc không phải là trái cây nhưng giàu chất chống oxy hoá như trái cây. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ cho thấy lạc có chất chống oxy hoá hơn cả trà xanh và nho. Chất chống oxy hoá trong hạt lạc bao gồm:

+ Resveratrol

Resveratrol là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, rất phong phú trong nho và rượu vang, cũng như trong đậu phộng. Sự phong phú của resveratrol trong bơ đậu phộng tương tự nước ép nho. Nghiên cứu tại Đại học Georgia ở Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, resveratrol có thể làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim.

15

+ Phytosterol

Trong đậu phộng và dầu đậu phộng có phytosterol, có thể làm giảm sự hấp thu cholesterol ở đường tiêu hóa.

+ Axit p-coumaric

Axit p-coumaric là chất chống oxy hóa chính trong đậu phộng và nó cũng có đặc tính chống viêm. Đậu phộng còn cho thấy khả năng cải thiện bệnh tiểu đường loại 2.

Một nghiên cứu trênTạp chí Nutrientscho thấy, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 áp dụng chế độ ăn ít carbohydrate, đồng thời thay thế một số carbohydrate giàu tinh bột bằng đậu phộng có thể làm giảm đường huyết lúc đói và sau khi ăn.

+ Isoflavone

Đậu phộng cũng chứa isoflavone, có nhiều trong đậu nành và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Một số lợi ích tuyệt vời của hạt lạc

Giảm nguy cơ tiểu đường

Ăn lạc nhiều có tác dụng gì? Lạc thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, có nghĩa khi ăn lạc sẽ không làm tăng đột biến lượng đường trong máu của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn đậu phộng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở phụ nữ.

Ngăn ngừa và phòng chống trầm cảm

Thành phần dinh dưỡng của đậu phộng bao gồm acid amin tryptophan có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất serotonin, hợp chất có lợi cho não bộ đồng thời giúp cải thiện tâm trạng cũng như giảm chứng trầm cảm.

Tốt cho tim mạch

So với các loại hạt đắt tiền như óc chó,hạnh nhân, lạc cũng là thực phẩm tốt cho tim mạch và được xếp ngang hàng. Ăn lạc có thể giảm mức cholesterol, ngăn chặn quá trình hình thành các cục máu đông (nhỏ) cũng như giảm các nguy cơ đau tim hay đột quỵ.

17

Ngăn ngừa sỏi mật

Tiêu thụ lạc với hàm lượng 28,35 gam mỗi tuần có thể giúp giảm 25% nguy cơ tiến triển sỏi mật. Và ăn thường xuyên loại thực phẩm này có khả năng tăng 20% sức khỏe túi mật đối với những người ít khi ăn.

Giảm cholesterol

Trong lạc rất nhiều chất dinh dưỡng có khả năng kiểm soát và giảm được hàm lượng cholesterol bên trong cơ thể. Ăn lạc thường xuyên có thể tăng những cholesterol tốt và giảm những cholesterol xấu, nhờ đó, mang đến sức khỏe cho cơ thể.

Giảm nguy cơ dị tật đối với thai nhi

Acid folic có trong lạc giúp cung cấp khoảng 400 microgam/ngày cho phụ nữ mang thai. Nhờ đó, tăng hiệu quả làm giảm nguy cơ mắc khuyết tật ống thần kinh khi sinh con, có thể lên tới 70%.

Tuy nhiên, khi ăn lạc bạn cần 3 lưu ý sau:

Thứ nhất, không nên ăn lạc mốc. Bởi lạc mốc có chứa độc tố aflatoxin. Độc tố này có thể gây ngộ độc thực phẩm trực tiếp và là chất gây bệnh ung thư. Do đó, nên cảnh giác khi ăn đậu phộng và các sản phẩm từ đậu phộng, phải bảo đảm chọn đúng sản phẩm an toàn.

Thứ hai, người dị ứng không ăn lạc, đây là loại ngũ cốc dễ gây dị ứng. Các triệu chứng bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, phù mạch (sưng), cấp tính đau bụng, chàm dị ứng trầm trọng, hen suyễn, và trong trường hợp xấu nhất là sốc phản vệ.

Người có thể hàn, tiêu chảy không ăn lạc: Hạt lạc tốt nhưng nếu bạn dùng quá liều có thể gây tiêu chảy, hoặc khiến mắt, miệng, hoặc mũi bị khô. Người nhuận tràng, đại tiện lỏng do hàn thấp ứ trệ, không nên dùng lạc.

Nồi cơm điện bẩn cáu cạnh, dùng thứ nước này lau chỉ sau 5 phút nồi sạch tinh như mới

Sau một thời gian sử dụng, bên trong và bên ngoài nồi cơm điện thường tích tụ nhiều cặn bẩn. Để loại bỏ chúng, bạn hãy tham khảo mẹo nhỏ dưới đây.

Nồi cơm điện là thiết bị gia dụng được sử dụng rất thường xuyên. Hầu như ngày nào chúng ta cũng sẽ nấu cơm 1-2 lần. Thông thường, mỗi lần nấu cơm, mọi người sẽ chỉ rửa phần ruột nồi mà quên mất phần vỏ nồi cũng cần được làm sạch định kỳ.

Phần vỏ nồi, đặc biệt là phần mâm nhiệt, nếu không được làm sạch định kỳ thì sẽ tiêu tốn nhiều điện năng và nhanh hỏng.

Ngoài ra, phần nắp nồi cũng là nơi bám nhiều cặn tinh bột sau mỗi lần nấu cơm nhưng ít được mọi người chú ý làm sạch.

Để làm sạch nồi cơm điện, bạn hãy làm theo các bước dưới đây.

Vệ sinh mâm nhiệt

Bạn hãy chuẩn bị một chiếc bát, thêm một ít giấm trắng và baking soda. Hai nguyên liệu này gặp nhau sẽ sủi bọt. Bạn có thể dùng đũa khuấy đều cho chúng hòa tan vào nhau.

Sau đó, cho hai chiếc khăn giấy vào trong bát, để khăn giấy hút dung dịch trong bát (nên dùng loại khăn giấy có độ dai tốt).

Giấm có tác dụng làm mềm các vết bẩn, dùng để tẩy rửa rất tốt. Baking soda cũng có công dụng trong việc làm sạch.

Sau đó, vớt khăn giấy ra, vắt bớt nước và để khăn giấy lên trên mâm nhiệt của nồi cơm điện. Lưu ý, phải vắt cho tờ khăn giấy ráo nước để nước không thể lọt vào các chi tiết bên trong của nồi cơm điện.

Để nguyên tờ khăn giấy như vậy trong khoảng 10 phút.

ve-sinh-noi-com-dien-02

Sau khoảng 10 phút, bạn sẽ thấy nhiều chất bẩn bong ra và bám vào tờ giấy. Giờ hãy gỡ bỏ tờ giấy ra.

Bóp một ít kem đánh răng lên mâm nhiệt. Dùng bàn chải cọ đều trên bề mặt mâm nhiệt để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu còn bám lại. Sau khi cọ trong vòng 3-4 phút, các vết bẩn sẽ được loại bỏ.

ve-sinh-noi-com-dien-03

Nếu nồi vẫn còn bẩn, bạn có thể lặp lại việc dùng giấm và baking soda một lần nữa.

Bạn cũng có thể dùng khăn thấm giấm và baking soda để lau phần thành nồi.

Vệ sinh nắp trong của nồi cơm

Bên trong nồi cơm sẽ có một phần nắp đón bọt trào lên khi nấu. Nếu để lâu ngày, phần này sẽ bám rất nhiều cặn bẩn. Trong thời tiết oi nóng, nồm ẩm, chúng dễ dàng bị thiu, mốc, làm ảnh hưởng đến chất lượng của mẻ cơm sau. Vì vậy, bạn cần phải vệ sinh bộ phận này thường xuyên.

ve-sinh-noi-com-dien-04

Ở đa số các loại nồi cơm điện, bạn có thể dễ dào tháo phần nắp trong này ra và đem rửa dưới vòi nước. Chú ý làm sạch bên trên và bên dưới nắp, vệ sinh cả phần gioăng cao sư.

Với một số nồi có phần nắp liền, không thể tháo rời thì hãy dùng khăn ẩm lau sạch và lau lại bằng khăn khô.

Van xả nồi cơm điện

ve-sinh-noi-com-dien-06

Trên nồi cơm điện có bộ phận van thoát hơi nước, vừa là nơi hứng bọt cơm trào lên khi nấu, vừa đẩy hơi nước dư thừa ra ngoài. Sau một thời gian sử dụng, chúng dễ bị cáu bẩn. Các cặn tinh bột đọng lại lâu ngày sẽ tạo thành các mảng bám màu vàng.

Mỗi loại nồi cơm khác nhau sẽ có thiết kế van xả khác nhau. Với các nồi có van xả tháo rời, bạn có thể tháo nó và đem đi rửa trực tiếp dưới vòi nước. Với loại van xả không thể tháo, bạn hãy dùng khăn ẩm để lau sạch.

Vỏ ngoài của nồi

Empty

Với phần vỏ ngoài của nồi, bạn chỉ cần lấy khăn ẩm để lau sạch. Nếu vỏ nồi bán nhiều cặn bẩn, dầu mỡ, bạn có thể pha hỗn hợp nước + giấm trắng để lau. Dùng khăn thấm giấm pha loãng và lau nhiều lần để loại bỏ các vết bẩn.