Khoe bạn trai Tây yêu qua mạng, cô gái không thể tin được khi biết mình bị gạt

Mọi người thường nói hẹn hò qua mạng là “bộ môn” cực tốt để rèn luyện một trái tim sắt đá vì chúng tràn đầy tính rủi ro. Người may mắn thì có cái kết hạnh phúc còn người đen đủi thì không những bị lừa dối mà còn gặp phải những tình huống trớ trêu.

Như mới đây, một cô gái hào hứng khoe bạn trai phi công quen qua mạng thì bị cư dân mạng “tạt gáo nước lạnh” vì hóa ra anh chàng kia là người chuyên đi lừa dối các cô gái.

Cô gái khoe bạn trai và cái kết đắng. (Ảnh: TikTok @h.s.v)

Theo Thương hiệu và Pháp luật đăng tải, sau một thời gian nhắn tin làm quen và tìm hiểu, cô gái người Việt này đã chính thức tiến đến mối quan hệ yêu đương với một anh chàng phi công người Anh. Dù yêu xa nhưng cặp đôi vẫn ngập tràn hạnh phúc, đặc biệt cô gái còn đăng tải một đoạn clip ngắn trên trang TikTok về người bạn trai ngoại quốc mới kèm dòng chú thích: “Khi ta biết trân trọng cảm giác yêu xa”.

Trước tình cảm đong đầy của cặp tình nhân, cộng đồng mạng không những không chúc phúc mà còn thẳng tay vạch trần “người tình trong mộng” của cô gái trên thực chất là 1 đường dây chuyên gạt lấy tiền.

Cô gái còn bày tỏ cặp đôi dù yêu xa nhưng vẫn rất thấu hiểu nhau. (Ảnh: TikTok @h.s.v)

Dưới phần bình luận, mọi người còn kể rõ những thủ đoạn tinh vi của người đàn ông ngoại quốc này. Được biết, anh ta đã sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội đặt tên khác nhau, nhưng đều dùng chung một hình đại diện là ảnh người phi công nước ngoài. Sau đó, anh ta sẽ dùng đủ mọi từ ngữ ngọt ngào để tán tỉnh, thậm chí gọi các cô gái là “em yêu”, “tình yêu của anh” để khiến các cô gái yêu say đắm.

Hình ảnh người đàn ông trong trang phục phi công thường hay được sử dụng để lừa dối các cô gái. (Ảnh: FB S.V)

Được biết, những người bị gạt sẽ nhận được các hình ảnh về những món quà hàng hiệu, trang sức đắt đỏ và hứa sẽ được tặng nếu như chịu trả phí nhận quà từ vài chục triệu cho đến hàng trăm triệu đồng. Khi các cô gái chuyển tiền theo hướng dẫn, “người yêu” của họ sẽ biến mất không dấu vết.

Đối tượng lập nhiều Facebook ảo. (Ảnh: Người lao động)

Hiện cô gái trong đoạn clip vẫn chưa lên tiếng nhưng thông qua những bình luận cảnh báo của cư dân mạng chắc hẳn cô cũng đã nhận thức được chuyện đang xảy ra với mình. Hy vọng cô nàng này sẽ tỉnh táo khi làm quen người trên mạng xã hội và rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Được biết đây là ảnh của một phi công Đức bị kẻ xấu lợi dụng. (Ảnh: FB S.C)

Một số bình luận nổi bật của cư dân mạng:

“Ông phi công này thả thính cả làng Facebook Việt đó.”

“Tới khúc anh này gửi quà cho chị chưa.”

“Tui cũng từng bị gạt đây.”

“Đến lúc nhận quà là tình yêu sụp đổ, lúc đó hờn cả thế giới vì sao lại để gặp được một anh người yêu đẹp trai nhưng bị gạt cho coi.”

Cư dân mạng bình luận sôi nổi. (Ảnh: TikTok @ h.s.v)

Hình thức lừa dối chuyển tiền để nhận quà từ nước ngoài hiện đã quá quen thuộc với nhiều người. Thời gian trước, báo chí từng rầm rộ đưa tin không ít phụ nữ Việt mắc bẫy, có người mất vài triệu, có người cả tỷ đồng. Chủ yếu chúng tìm những người phụ nữ nhẹ dạ cả tin.

Những người mắc bẫy chủ yếu là phụ nữ đơn thân, công nhân… (Ảnh: TikTok @ h.s.v)

Suy cho cùng khi làm quen và yêu đương qua mạng chúng ta nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng để tránh những điều không mong muốn xảy ra.

Cách “phá hỏng” cυộc đời một đứa trẻ mà nhiều người Việt vẫn làm hàng ngày

Một sai lầm trong việc  nuôi dạy con  cái mà nhiều phụ huynh đang mắc phải.

Cách "phá hỏng" cυộc đời một đứa trẻ mà nhiều người Việt vẫn làm hàng ngày Cách “phá hỏng” cυộc đời một đứa trẻ mà nhiều người Việt vẫn làm hàng ngày. Ảnh: iStockphoto
Ngày nay, với sự phát triển của  công nghệ , người người, nhà nhà đều sắm cho mình ít nhất một chiếc điện thoại di động, máy tính bảng và cả laptop. Không chỉ người lớn, trẻ nhỏ cũng rất thích thú với món đồ công nghệ này.

Hầu hết phụ huynh đều cho con cái sử dụng điện thoại riêng vì nhiều tiện ích mang lại như chơi game giải trí hay để tiện bề liên lạc khi cần. Và đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh, điện thoại lại trở thành công cụ đắc lực cho việc học tập của con.

Tuy nhiên, không ít các bậc cha mẹ lại lạm dụng việc sử dụng điện thoại để tránh việc phải chơi đùa, quản lý con cái. Từ đây, trẻ nhỏ sẽ phải chịu những hệ quả nghiêm trọng của việc sử dụng điện thoại di động quá sớm và quá nhiều.

Cản trở sự phát triển toàn diện

Theo một nghiên cứu đăng trên JAMA Pediatrics, càng tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử, trình độ giao tiếp, kỹ năng vận động và khả năng giải quyết vấn đề của trẻ càng thấp.

“Các thiết bị điện tử làm trẻ ít vận động và trở nên thụ động, không tạo nhiều cơ hội phát triển toàn diện trí não cho các cháu”, bà Sheri Madigan, tiến sĩ tâm lý tại Đại học Calgary và Viện nghiên cứu Bệnh viện Nhi Alberta (Canada) đứng đầu nghiên cứu trên nói.
  Trẻ nhỏ thườпg xuγên tiếp xúc với điện thoại sẽ bị một lượng lớn bức xạ điện từ ảnh hưởng tới sự pҺát triển toàn diện, đặc biệt là về trí não.
Trẻ thường xuyên cầm điện thoại sẽ ít vận động, dễ làm chậm quá trình dậy thì, khả năng vận động, tư duy trí não kém, chiều cao cũng hạn chế…

Bên cạnh đó, tư thế cầm điện thoại quá lâu sẽ ảnh hưởng đến xương khớp ngón tay, cúi đầu quá lâu sẽ gây ra tổn thươпg lớn tới pҺần xươпg cổ, dễ gây biến dạng đốt sống cổ.

Thị lực suy giảm rõ rệt

Không cần nói ai cũng biết, việc nhìn quá lâu vào màn hình các thiết bị điện tử sẽ làm mỏi mắt, lâu dần sẽ gây ra các triệu chứng về mắt như cận thị, loạn thị, viêm võng mạc…
Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình của các thiết bị điện tử rất có hại cho mắt nếu tiếp xúc trong thời gian dài mà không có biện pháp giảm trừ hay bảo vệ Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình của các thiết bị điện tử rất có hại cho mắt nếu tiếp xúc trong thời gian dài mà không có biện pháp giảm trừ hay bảo vệ.
Và nếu kéo dài tình trạng, trẻ sẽ có nguy cơ mắc tật nhược thị (hay còn gọi là bệnh mắt lười), khiến cho thị lực của mắt không thể tăng hơn kể cả khi đeo kính đúng số hoặc hơn.

Dễ gây ra các chứng bệnh tự kỷ, trầm cảm

Tia bức xạ của điện thoại không chỉ gây nên những vấn đề về mắt mà còn có những tác động tiêu cực đến thần kinh. Bức xạ điện thoại gây căng thẳng thần kinh não, tạo nên cảm giác hồi hộp, lo âu.

Theo nghiên cứu của bà Jean Twenge – giáo sư Tâm lý học tại Đại học Bang San Diego, những đứa trẻ dành nhiều thời gian trên màn hình có xu hướng dễ bị tự kỷ, trầm cảm hơn những đứa trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài màn hình như chơi thể thao, đọc báo in truyền thống hoặc dành thời gian giao lưu trực tiếp với bạn bè.
  Dùng điện thoại quá nhiều làm giảm khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.
Sử dụng điện thoại sẽ khiến trẻ ít tiếp xúc với bạn bè, dễ bị cô lập với xã hội. Điều đó sẽ dễ gây ra cảm giác tổn thương với trẻ. Ngoài ra, việc sử dụng điện thoại di động trên một số mạng xã hội, trẻ còn có khả năng vướng vào nạn bạo lực Internet.

“Vấy bẩn” tâm hồn trẻ thơ

Một trong những mối bận tâm của các bậc cha mẹ khi cho con trẻ sử dụng điện thoại là các nội dung không phù hợp với lứa tuổi, các đoạn phim người lớn hoặc cảnh bạo lực đầy rẫy trên Internet.

Vì không sở hữu được khả năng thanh lọc thông tin như người lớn, trẻ có thể học và làm theo những hành vi không chuẩn mực như trên mạng.
Có thể chỉ là vô tình, trẻ cũng có thể truy cập và nhìn thấy những hình ảnh “không đẹp” trên internet Có thể chỉ là vô tình, trẻ cũng có thể truy cập và nhìn thấy những hình ảnh “không đẹp” trên internet.
Độ tuổi đi học là giai đoạn trưởng thành quan trọng, là thời điểm vàng để học tập và cũng là giai đoạn dễ dao động về tâm sinh lý, cộng thêm sự hiếu kỳ và khả năng tự kiểm soát kém nên dễ dàng bị mê hoặc bởi những thói hư tật xấu trên điện thoại.

Để tránh những ảnh hưởng xấu mà điện thoại di động mang đến cho trẻ, phụ huynh cần phải thắt chặt quản lý hơn trong việc cho con cái sử dụng các thiết bị thông minh.

Có nhiều cách để giảm thiểu sự phụ thuộc của trẻ vào điện thoại như tạo sân chơi lành mạnh khác cho con, chỉ cho con sử dụng thiết bị di động như một công cụ phát triển đam mê, quản lý nội dung trong máy…