Quất cảnh chơi xong đừng vứt đi, làm theo cách đơn giản này, cây ra quả to trĩu trịt, chơi được vài Tết nữa

Phải trồng và chăm sóc quất cảnh sau Tết như nào mới đúng kỹ thuật để năm sau quả ra đúng vụ, sai lúc lỉu như đi mua? Nắm được phương pháp này, bạn sẽ có cây quất ưng ý để chơi Tết năm sau.

 

Quất cảnh được nhiều gia đình mua về chơi vừa có tác dụng trang trí, vừa có ý nghĩa mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Tuy nhiên, sau khi hết Tết ít người còn giữ lại cây cảnh này để trồng chơi năm sau bởi nếu không biết cách chăm sóc thì cây quất ra ít quả hoặc quả không to, đều đẹp như đi mua.

Quất cảnh chơi xong đừng vứt đi, làm theo cách đơn giản này, cây ra quả to trĩu trịt, chơi được vài Tết nữa-1

Thực tế, nếu bạn biết chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, tạo tán cẩn thận thì cây quất cảnh vẫn có thể sinh trưởng tốt và ra quả phục vụ cho Tết năm sau, giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền mua cây mới. Vậy phải trồng và chăm sóc quất cảnh sau Tết như nào mới đúng kỹ thuật để năm sau quả ra đúng vụ, sai lúc lỉu như đi mua? Nắm được phương pháp này, bạn sẽ có cây quất ưng ý để chơi Tết năm sau:

1. Trồng lại và cách chăm sóc cây quất sau Tết

Sau Tết, mọi người để khoảng 10 ngày. Trong thời gian đó, sử dụng các sản phẩm như A-H502, Orgamin hay nước tăng trưởng vườn sinh thái… pha với nước sạch theo tỷ lệ hướng dẫn và tưới lên cả lá lẫn gốc cây. Cách này giúp quất cảnh nhanh chóng đâm thêm rễ mới.

Sau 10 ngày xử lý, bộ rễ cây quất đã được phát động, các rễ mới được hình thành. Dùng tay vặt 1/2 đến 2/3 số lá trên cây, tiến hành trồng, tưới ẩm như những cây quất giống bình thường. Quất nên trồng nơi đất thịt nhẹ, thịt trung bình để khi đánh bầu có độ liên kết tốt, không bị vỡ. Khi trồng xong, mọi người tưới nước cho cây nhưng chăm sóc các loại cây cảnh bình thường khác.

Quất cảnh chơi xong đừng vứt đi, làm theo cách đơn giản này, cây ra quả to trĩu trịt, chơi được vài Tết nữa-2

2. Cách chăm sóc

Sau khi trồng lại được khoảng 5-7 ngày, mọi nguời cần dùng xẻng để xới đất quang gốc cho tơi xốp. Lưu ý, xới cách gốc từ 30cm trở ra. Tiếp đến, tưới nước và bón phân (phân chuồng hoai mục, 0,5 kg NPK hoặc phân nước) vào những vùng đất đã xới để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây phát triển cành và lá, đồng thời giúp giảm sâu bệnh.

Ngoài ra, mọi người cũng cần bón phân đều cho cây theo chu kỳ 15-20 ngày bằng cách sử dụng phân vi lượng PTS9 cộng thêm dung dịch tăng trưởng vườn sinh thái với nồng độ 5ml/15 lít nước (dành cho cây nhiều lá non) hoặc nồng độ 5ml/10 lít nước (dành cho cây có nhiều lá giá). Với cách chăm sóc cây quất sau Tết như vậy, lá cây sẽ xanh hơn, dày dặn hơn, quả thì to tròn và mập mạp.

3. Tạo thế và tạo tán bonsai cho cây quất cảnh

Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc chuẩn bị cho năm sau, khi thấy cây quất đã phát triển tốt phần cành và lá, mọi người có thể thực hiện các kỹ thuật tạo thế, tạo tán để cây đẹp hơn. Còn nếu cành lá vẫn phát triển theo thế cũ đẹp rồi thì bạn chỉ cần tỉa bớt chúng đi. Khi cắt tỉa tạo thế chú ý phải dùng dao, kéo sắc chuyên dùng, tiến hành công việc vào những ngày nắng ráo. Việc tạo thế cần làm định kỳ 7-10 ngày/lần.

4. Đánh cây vào chậu để chuẩn bị tái sử dụng

Thời điểm tháng 5 dương lịch là lúc mọi người có thể đánh quất vào chậu để chăm sóc tiếp chuẩn bị cho lần sử dụng tiếp theo. Trước khi đánh, mọi người phải tưới cho đất ẩm và mềm hơn, sau đó thực hiện theo các bước sau:

– Cài đầm gỗ hoặc đầm sắt ở xung quanh và cách gốc từ 20-30cm để liên kết các khối đất với nhau, tránh trường hợp bầu đất bị vỡ trong quá trình đánh cây vào chậu.

– Moi đất dần xung quanh gốc với khoảng cách 60-100cm bằng cuốc, thuổng. Sau đó, đào rãnh xung quanh cây, kích thước rãnh là rộng 20cm và sâu 40cm rồi tiến hành tỉa bớt đất đúng theo kích thước bầu đã định sẵn. Nếu bị vướng, mọi người hoàn toàn có thể cắt đứt những rễ quá to vì chúng cũng không thể quấn quanh bầu đất được.

– Mọi người để lại những sợi rễ dài, nhỏ và mềm để quấn tròn quanh bầu đất, cố định bằng dây nilon. Cuối cùng, mọi người nhấc cây quất cảnh của mình đặt vào chậu, thêm đất vào cho kín.

Quất cảnh chơi xong đừng vứt đi, làm theo cách đơn giản này, cây ra quả to trĩu trịt, chơi được vài Tết nữa-3

5. Cách chăm sóc cây quất cảnh sau Tết với khâu tạo quả lộc

– Nếu muốn cây chỉ có quả chín vàng vào dịp Tết: Để cây vừa đánh bầu vào nơi râm mát, tránh mưa to làm rã hỏng bầu, trong 10-20 ngày, khi nào các lá héo rụng gần hết (80-90% lá rụng) đem trồng lại và chăm sóc bình thường, cây sẽ ra hoa kết quả đồng loạt vào tháng 7-8, chín vào tháng 1-2 dịp Tết Nguyên đán.

– Nếu muốn cây có đủ cả quả chín, quả vừa, quả xanh, lộc non và hoa: Sau khi đánh bầu, mọi người cũng để cây vào chỗ râm từ 7-10 ngày cho đến khi lá héo rụng hết chỉ còn lại khoảng một nửa thì đem cây ra trồng lại. Tầm khoảng tháng 6-8, cây quất sẽ ra lứa quả đầu và lứa hoa thứ hai.

Lúc này, mọi người cần vặt bỏ đi một nửa số quả, một nửa số lá bánh tẻ, cắt bỏ ngọn non và bón thêm phân kali, phân đạm hay dung dịch tăng trưởng vườn sinh thái để thúc cây tiếp tục ra hoa, đậu quả mới. Cuối năm sẽ được cây trên tán vừa có quả chín, quả xanh, vừa có hoa và lộc non như ý muốn.

Nhất định phải trồng rau mùi ta trong nhà, dù nhà chật hẹp cỡ nào sẽ có được công dụng thần kì này

Rau mùi có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Rau mùi được ví như “kho dinh dưỡng”

Rau mùi vốn là loài thực vật có nguồn gốc từ vùng Tây Á, kéo dài đến châu Phi. Sau này chúng dần trở nên phổ biến và du nhập đến nhiều quốc gia vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.

Loại rau thơm này thuộc dạng cây thân thảo, có chiều cao trung bình chỉ từ 30-50cm. Cây phân nhánh nhiều, các lá con có hình răng cưa mọc ra từ nhánh và tỏa mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu. Cây có khả năng ra hoa, hoa của chúng có màu trắng hồng, nở ở đầu ngọn, mọc thành từng cụm với nhau. Sau khi hoa tàn sẽ tạo thành quả, quả có hình cầu, đường kính từ 2-4mm, được thu hoạch làm dược liệu hoặc bào chế thành các loại gia vị cho món ăn.

Từ lâu, y học cổ truyền đã sử dụng các bộ phận của cây rau mùi (bao gồm cả lá rau mùi) để chữa đau, tiêu viêm, các vấn đề về đường tiêu hóa và bệnh tiểu đường…

Trong một đánh giá công bố trên tạp chí Molecules, ngoài giá trị vitamin, rau mùi còn cung cấp các hợp chất quan trọng được gọi là chất chống oxy hóa. Polyphenol trong mùi làm giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương tế bào – tổn thương có thể góp phần gây ra lão hóa sớm và tăng nguy cơ bệnh tật.

Không chỉ có mùi thơm đặc biệt, ít ai biết loại rau này còn là kho dinh dưỡng. Nó chứa các vitamin như A, C, nhóm B, K cùng lượng lớn canxi, sắt, phốt pho, magie cùng kali…

Một nghiên cứu đã chỉ ra, trong loại rau này rất giàu vitamin C. Cứ 100g rau mùi sẽ bổ sung 140 mg vitamin C, con số này gấp 5 lần so với chanh. Bên cạnh đó, trong loại rau này cũng có lượng beta-carotene cũng cao gấp 9 lần cà chua.

Chính nhờ hàm lượng dưỡng chất dồi dào mà ăn nhiều loại rau này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, giảm cholesterol, cung cấp các chất chống oxy hóa tự nhiên loại bỏ gốc tự do, giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Đặc biệt, loại rau này còn có khả năng hạ huyết áp, lợi tiểu, kích thích bài tiết insulin nhờ đó ổn định đường huyết. Có thể nói toàn thân cây rau mùi đều là báu vật, không biết ăn nó thì quá đáng tiếc.

Rau mùi mua về nhanh héo, làm 3 cách này để đến 3 tháng vẫn thơm ngon

Ngoài ra rau mùi có tác dụng:

Tăng cường hệ miễn dịch: vitamin A, C có trong rau mùi có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Rau mùi cũng chứa nhiều chất diệp lục chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra.

Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu: một nghiên cứu dựa trên kết quả những người mắc bệnh tiểu đường tiêu thụrau mùi trong khoảng vài tháng cho thấy, lượng đường trong máu của họ giảm mạnh và ổn định hơn. Điều này gợi ý cho việc rau mùi có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu ổn định và chống lại bệnh tiểu đường.

Giúp xương chắc khỏe: rau mùi được xem là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, giúp cho quá trình hình thành và duy trì xương khỏe mạnh.

Bảo vệ tim mạch: rau mùi giúp thanh lọc máu và loại bỏ homocysteine, một loại axit amin gây thiệt hại cho các mạch máu và hệ thống tim mạch. Folate có nhiều trong rau mùi làm giảm lượng enzyme có hại cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.

Hỗ trợ chữa mất ngủ: rau mùi được sử dụng như một loại thảo mộc thiên nhiên có tác dụng làm dịu thần kinh, hỗ trợ giấc ngủ sâu và an toàn.

Phòng chống ung thư: các chất chống oxy hóa trong rau mùi bao gồm beta carotene, vitamin C, vitamin E, ferulic, axit caffeic, kaempferol và quercetin được chứng minh là những chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm nguy cơ mất cân bằng oxy hóa trong các tế bào, do vậy có thể phòng chống bệnh ung thư.

Giúp loại bỏ kim loại nặng trong cơ thể: rau mùi là một trong số ít những loại thảo dược được sử dụng để hỗ trợ loại bỏ lượng kim loại nặng, khử độc thủy ngân, nhôm và những chất hại khác. Bạn chỉ cần trộn nước ép rau mùi với bột Chlorella (một loại tảo đơn bào) và sử dụng hàng ngày. Hỗn hợp nước uống này bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh.

Có nhiều cách sử dụng rau mùi khác nhau, ngoài dùng làm rau gia vị bạn còn có thể muối chua ăn cũng rất ngon. Những cọng rau mùi giòn giòn, đậm vị, ăn món nào cũng hợp.

Gợi ý một số cách sử dụng rau mùi tốt cho sức khỏe

Rửa sạch ăn rau mùi sống

Bạn có thể ăn rau mùi sống cùng với các loại rau ăn kèm khác hoặc có thể trộn thành salad rau ăn hàng ngày. Miễn sao trong quá trình sơ chế, bạn loại bỏ hết rễ và rửa sạch rau với nước muối loãng để diệt vi khuẩn.

Những lợi ích không ngờ của cây rau mùi

Nước ép rau mùi

Theo Sức khỏe & Đời sống, ngoài việc ăn sống loại rau này, bạn còn có thể ép nước rau mùi để uống hàng ngày. Việc sử dụng nước ép hàng ngày sẽ mang lại cho bạn những lợi ích như sau:

– Giúp hỗ trợ giảm cân, giảm nguy cơ hình thành mỡ thừa trong cơ thể.

– Chữa rong kinh ở phụ nữ.

– Giúp làm giảm Cholesterol có hại trong máu.

– Giúp lợi tiểu.

– Giúp chống viêm, kháng khuẩn và làm đẹp da.

Những tác hại nếu lạm dụng rau mùi thường xuyên

Mặc dù có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên nếu như bạn lạm dụng loại rau này quá mức sẽ phản tác dụng và gây nên những ảnh hưởng đối với sức khỏe.

Có thể gây tổn thương gan

Nếu ăn rau mùi chứa các hoạt chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp bảo vệ gan. Thế nhưng nếu hấp thụ một lượng lớn các chất này sẽ khiến gan bị tổn thương, làm tăng tiết dịch mật và rối loạn chức năng gan.

Làm tụt huyết áp

Nếu ăn quá nhiều loại rau này có thể khiến bạn bị tụt giảm nghiêm trọng nitrat. Từ đó khiến huyết áp bị tụt nghiêm trọng, có thể gây ra bất tỉnh.

Ăn nhiều không tốt cho hệ tiêu hóa

Khi bạn ăn quá nhiều rau mùi, nó sẽ khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa do sự tăng tiết axit trong dạ dày gây ra.

Rau mùi rất tốt cho cơ thể, uống theo cách này chẳng khác gì "thần dược"

Gây khô cổ họng, khó thở

Nếu như bạn mắc bệnh về hen suyễn hoặc hô hấp nói chung, tốt nhất không nên ăn rau mùi hoặc sử dụng một cách cực kỳ hạn chế. Bởi sử dụng quá nhiều loại rau này sẽ gây ra tình trạng khô cổ họng, khó thở,…

Ảnh hưởng đến nội tiết tố và các hormone của phụ nữ

Rau mùi được cho là có thể gây ảnh hưởng đến nội tiết tố và các hormone của phụ nữ khi mang thai nếu ăn quá nhiều loại rau này. Từ đó sẽ gây ra những ảnh hưởng trong quá trình phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ mắc các dị tật nguy hiểm.

Một số lưu ý khi sử dụng rau mùi

Kông nên sử dụng quá 200ml nước ép mỗi tuần. Nếu uống quá nhiều có thể khiến làm tăng cảm giác buồn nôn, kích ứng dạ dày, đau dạ dày cấp,…

Không nên sử dụng nếu như bạn bị mẫn cảm hoặc dị ứng với rau trong quá trình ăn, uống nước ép. Bởi nó có thể khiến bạn bị nổi mẩn ngứa, viêm da dị ứng,…

Bạn đang gặp phải vấn đề về gan hoặc đang uống các loại thuốc chữa bệnh gan thì tuyệt đối không sử dụng rau mùi để ăn hàng ngày. Bởi loại rau này làm gia tăng nồng độ dịch mật trong gan.

Để bảo vệ sức khỏe, sau khi mua rau mùi về, hãy nhặt sạch, bỏ rễ rồi rửa với nước sạch. Sau đó đợi cho ráo nước thì bạn hãy cất rau vào túi nilon kín hoặc túi zip rồi để trong ngăn mát tủ lạnh.