Mật ong để bao lâu thì biến thành chất độc cần bỏ đi ngay

Mật ong chứa rất nhiều dưỡng chất, được cho là phương thuốc bổ giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng. Tuy nhiên gần đây có câu chuyện chia sẻ về một cụ ông dùng thuốc có thành phần mật ong rừng phân phối cách đây hơn 23 năm để chữa ho nhưng rốt cuộc lại nảy ra bệnh khác đáng sợ hơn nhiều: suy thận, và nguyên nhân được cho chính là do mật ong.

Vì đâu nên nỗi?

Nỗi đó nằm ở quan điểm sai lầm mà rất nhiều người đang mắc phải, rằng mật ong rừng có thể để mãi mà không hỏng, thậm chí để càng lâu càng tốt. Thực tế thứ gì cũng có hạn sử dụng của nó, mật ong cũng vậy, và hạn dùng phổ biến nhất được khuyến cáo cho người tiêu dùng tỉnh táo là chỉ 2 năm. Chúng ta cần bỏ ngay suy nghĩ mật ong có thể để muôn đời, vì theo thời gian, mật sẽ bị thay đổi, giảm giá trị dinh dưỡng và thậm chí gây hại.

Sự biến đổi dễ nhận thấy nhất ở mật ong rừng để lâu là:

Bằng màu sắc: mật ong bình thường có màu vàng, để càng lâu màu càng chuyển sậm về đen, khi thấy mật chuyển màu thì nên bỏ đi;

Bằng cách ngửi: mật ong để lâu sẽ không còn hương thơm ngọt đặc trưng nữa mà có vị đắng hoặc cay, khi ngửi cảm thấy vô cùng khó chịu;

Bằng cách nếm: mật ong bình thường có vị ngọt xen lẫn chút chua, trong đó vị ngọt là chủ yếu. Càng để lâu, vị ngọt càng giảm và vị chua tăng lên, một số trường hợp mật có thêm vị cay do lên men. Khi độ chua còn chấp nhận được thì mật ong tuy không còn được khuyến khích để pha uống nhưng vẫn có thể sử dụng cho các món ăn; nhưng lâu hơn nữa, khi mật đã lên men, thấy trên bề mặt có bọt trắng, ngửi có mùi cay của rượu thì không nên dùng nữa.

Nhưng vấn đề nghiêm trọng hơn nằm ở chỗ mà mắt ta không thấy được, mũi không ngửi được, miệng không nếm được: Trong mật ong rừng có chất độc gọi là Hydroxy Methyl Furfurol (HMF), thử độ độc hại của HMF trên động vật thấy ở hàm lượng HMF 200mg/kg làm ong chết, chuột bị biến đổi gen, tăng tỉ lệ ung thư…

Chất HMF này khi bảo quản mật ong rừng ở nhiệt độ càng cao thì sinh ra càng nhiều. Mật ong mới thu hoạch HMF là 1-5mg/kg, sau 100 – 200 ngày bảo quản ở nhiệt độ 30-35 độ C thì HMF tăng thêm 200-300mg/kg. Trong câu chuyện đáng sợ được chia sẻ, lượng HMF trong mật ong mà ông cụ sử dụng (bảo quản 23 năm, với thời tiết Hà Nội trung bình mỗi năm có 80 ngày nóng trên 30 độ C) sẽ là 2.760-3.680mg/kg. Lưu ý rằng trong tiêu chuẩn nhập khẩu mật ong vào các nước châu Âu và Hoa Kỳ thì hàm lượng HMF chỉ là 40-80mg/kg (tùy theo mật ong được sản xuất theo điều kiện của các nước châu Âu hay mật ong tại các nước nhiệt đới). Theo nhiều chuyên gia, có thể bảo quản mật ở nhiệt độ dưới 20 độ C ngay sau khi thu hoạch để lượng HMF không bị tăng một cách đáng báo động như vậy.

Sau câu chuyện này thấy rằng rõ ràng ta không nên tiếc của mà dùng mật ong rừng để lâu ngày. Ngoài ra, lưu ý rằng cách bảo quản mật ong sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của mật mà bạn đang sử dụng. Bạn nên bảo quản mật ong trong những chiếc lọ đậy kín, để ở chỗ tối và mát, tránh để lẫn nước vào nếu không muốn mật chóng bị lên men nhé.

Tại sao nhiều bậc cha mẹ hôn nhân không hạnh phúc mà vẫn ép con cái lấy chồng?

Năm nay, bố mẹ cô thậm chí còn đưa ra “tối hậu thư” trước Tết 3 tháng để cho cô có “thời gian chuẩn bị”.

Cô gái tên N.K, 29 tuổi kể rằng cô ấy lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc. Bố mẹ thường xuyên mâu thuẫn, thỉnh thoảng họ còn động chân động tay với nhau.

“Có lần tôi nghe thấy mẹ nói nếu không vì chị em tôi, bố mẹ đã ly hôn từ lâu rồi. Chính vì sống trong môi trường ấy nên tôi không muốn kết hôn”, K. chia sẻ.

Tuy nhiên, sau khi K. bước sang tuổi 25 mà vẫn chưa dẫn bạn trai về, bố mẹ cô giục nhắc liên tục, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến. Năm nay, bố mẹ cô thậm chí còn đưa ra “tối hậu thư” trước Tết 3 tháng để cho cô có “thời gian chuẩn bị”.

“Không đưa bạn trai về thì đừng về ăn Tết”, K. đọc lời nhắn của bố mẹ mà không thể hiểu nổi, bất hạnh hôn nhân với họ chưa đủ hay sao? Họ không sợ con cái sau khi kết hôn sẽ không sống hạnh phúc sao?

1 lần, mẹ K. hỏi con gái: “30 đến nơi rồi, lấy chồng đi không về già khổ lắm con ạ”. K. thẳng thắn đáp: “Nhưng nếu lấy chồng con sẽ khổ từ bây giờ cho đến về già, con không muốn sống như mẹ”.

Tại sao nhiều bậc cha mẹ có hôn nhân không hạnh phúc mà vẫn thúc ép con cái lấy chồng, lấy vợ?

Tại sao nhiều bậc cha mẹ hôn nhân không hạnh phúc mà vẫn ép con cái lấy chồng? - Ảnh 1.

Tranh minh họa

Trong hôn nhân có một phần ngọt ngào và nhiều bậc cha mẹ không muốn con cái mình dễ dàng từ bỏ cơ hội tận hưởng điều đó

Nhiều bậc cha mẹ không hạnh phúc trong cuộc hôn nhân của mình, nhưng điều này không ngăn cản họ nghĩ rằng hôn nhân là cần thiết. Có thể cha mẹ cảm thấy cuộc hôn nhân không hạnh phúc là lỗi của họ vì họ đã tìm nhầm bạn đời hoặc việc quản lý hôn nhân kém và hàng ngàn lý do khác.

Bước vào cuộc sống hôn nhân, dù có thể nhiều lúc phải đau đớn, bực tức, khó chịu thậm chí là uất ức nhưng không thể phủ nhận đồng hành với nó là có những giai đoạn, thời khắc hạnh phúc, yên bình. Nhiều bậc cha mẹ không muốn con mình dễ dàng từ bỏ cơ hội tận hưởng hôn nhân nên thúc giục con kết hôn khi còn trẻ.

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng con mình sẽ bỏ lỡ cơ hội kết hôn thì sau này sẽ cô đơn

Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy những bậc cha mẹ thúc giục hôn nhân thường nói: “ Nếu không lấy chồng bây giờ thì về già con sẽ cô độc lắm”. Nhiều phụ huynh tưởng tượng cảnh con mình về già sẽ không còn bố mẹ, không có con cái, không có chồng quan tâm, chăm sóc, lủi thủi trong viện dưỡng lão. Vậy nên họ muốn nhìn thấy con mình ổn định yên bề gia thất trước khi họ lìa xa khỏi cõi đời này mới hoàn toàn yên tâm.

Tại sao nhiều bậc cha mẹ hôn nhân không hạnh phúc mà vẫn ép con cái lấy chồng? - Ảnh 2.

Tranh minh họa

Nhiều bậc cha mẹ vẫn còn tư tưởng lạc hậu, cho rằng việc lập gia đình là trách nhiệm, là báo hiếu

Cha mẹ không hạnh phúc trong hôn nhân nhưng vẫn thúc giục con cái lập gia đình, điều này cũng liên quan đến tư tưởng phong kiến lạc hậu, bảo thủ còn đọng lại trong tâm trí họ. Họ tin rằng trách nhiệm của cha mẹ là thúc giục, còn nghĩa vụ của con cái là hoàn thành tâm nguyện của cha mẹ. Nếu con cái không kết hôn khi đến một độ tuổi nhất định thì đó là sự thất bại của cha mẹ, là “nhà vô phúc”. Chỉ cần con cái lập gia đình, sứ mệnh coi như hoàn thành, có được thể diện, tâm trí sẽ được cân bằng. Vì vậy, họ vẫn thúc giục con cái lập gia đình một cách có chọn lọc ngay cả khi cuộc hôn nhân của chính họ không hạnh phúc.

Nhưng đó chỉ là tâm lý của các bậc phụ huynh, bạn cũng đừng thấy Xuân sang mà “ép hoa nở”. Hãy bước vào hôn nhân khi bạn thực sự sẵn sàng về mọi thứ, xác định mình đã gặp đúng người, sớm hay muộn cũng sẽ không quan trọng bằng độ chính xác.