7 dấu hiệu đàn bà mệnh khổ trong hôn nhân, vất vả nhọc nhằn đến mấy chồng cũng không ghi nhận

 

Người ta thường nói, cuộc sống sướng hay khổ là do số phận. Nhưng cũng có những biểu hiện của phụ nữ mệnh khổ lại là do suy nghĩ và hành động của chính họ tạo nên.

7 dấu hiệu đàn bà mệnh khổ trong hôn nhân, vất vả nhọc nhằn đến mấy chồng cũng không ghi nhận

Phụ nữ luôn được coi là phái yếu, là người cần được chở che, bảo vệ. Tuy nhiên, thực tế lại có nhiều chị em đang tự làm khổ chính mình, chỉ chăm chăm lo cho chồng con mà quên mất bản thân. Từ đó, tạo thành những biểu hiện của phụ nữ mệnh khổ, khiến hôn nhân trắc trở chứ không phải là sinh ra đã như vậy.

1. Quá mạnh mẽ

Phụ nữ mạnh mẽ đôi khi không phải họ muốn thế. Những thăng trầm, vất vả của cuộc đời, gánh nặng trong gia đình đã mài dũa con người họ trở nên mạnh mẽ. Tuy nhiên, đó chính là biểu hiện của người phụ nữ khổ. Khi mạnh mẽ, họ thường là người làm chủ gia đình, việc gì cũng đến tay.

Hơn nữa, khi xảy ra mâu thuẫn, cãi vã với chồng, người phụ nữ này thường có cái tôi cao nên không bao giờ nhún nhường. Từ đó, tình cảm vợ chồng rạn nứt, hôn nhân đi vào ngõ cụt.

2. Quá hiểu chuyện

Đúng ra người hiểu chuyện phải rất được mọi người yêu quý, tôn trọng. Nhưng trong hôn nhân thì người phụ nữ quá hiểu chuyện lại thường không được hạnh phúc.

7 dấu hiệu đàn bà mệnh khổ trong hôn nhân, vất vả nhọc nhằn đến mấy chồng cũng không ghi nhận ảnh 1

Bởi họ quá thấu hiểu người khác, tới mức không hề biết tức giận dù chồng mình làm sai, hay người khác đối x ử tệ bạc với mình. Lâu dần, việc ấy sẽ trở thành thói quen khiến người phụ nữ lúc nào cũng nín nhịn một mình, khổ tâm nhưng vẫn im lặng chịu đựng, tất cả là vì gia đình của mình. Nên dù họ có cố gắng, hiểu chuyện thế nào thì cũng bị coi là vô dụng mà thôi.

Phụ nữ thường sống theo cảm tính, hay mềm lòng và đó chính là một biểu hiện của phụ nữ mệnh khổ.

3. Hay mềm lòng

Phụ nữ thường sống theo cảm tính, hay mềm lòng và đó chính là một biểu hiện của phụ nữ mệnh khổ. Có người khi yêu chỉ cần người đàn ông quan tâm một chút, đối xử tốt một chút là họ đã vội vã nghĩ rằng đó là tình yêu. Hay như dù người đàn ông của mình có làm gì có lỗi, có làm tổn thương mình nhưng với những phụ nữ hay mềm lòng, họ vẫn sẽ chấp nhận tha thứ, và không chỉ một lần, tha thứ lần đầυ rồi lại bỏ qua lần sau.

Họ chấp nhận chịu đựng, chấp nhận bỏ quên hạnh phúc của mình chỉ để giữ được chồng. Họ cho rằng làm như vậy sẽ khiến chồng cảm động mà đối xử tốt với mình hơn nhưng thực tế là tự làm khổ chính bản thân mình.

4. Quá chăm chỉ

7 dấu hiệu đàn bà mệnh khổ trong hôn nhân, vất vả nhọc nhằn đến mấy chồng cũng không ghi nhận ảnh 2

Theo đạo lý, cần cù chăm chỉ là một đức tính tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống. Trong gia đình một người phụ nữ chăm chỉ xứng đáng nhận được lời khen từ người khác. Nhưng một khi quá chăm chỉ, một mình phải làm tất cả mọi việc thì người mệt mỏi, khổ sở sẽ là chính bản thân mình.

Có những khi phụ nữ làm việc nhà còn vất vả hơn đi làm. Một khi đã ở nhà, hàng loạt những việc không tên và không có thời gian rảnh rỗi dành riêng cho bản thân. Hơn nữa nếu vợ quá chăm chỉ sẽ khiến chồng ỷ lại, lư.ời biếng.

Chỉ cần một câu nói, một hành động nhỏ không chủ đích gì của chồng, cũng có thể làm người vợ nghĩ rằng chồng không còn yêu mình.

5. Suy nghĩ nhiều

Đàn ông thì vô tâm, mà phụ nữ lại hay đa sầu đa cảm, nên với những người hay suy nghĩ quá nhiều, quá để tâm tới những lời nói đôi khi vô tình của người đàn ông là biểu hiện của phụ nữ mệnh khổ.

Chỉ cần một câu nói, một hành động nhỏ không chủ đích gì của chồng, cũng có thể làm người vợ nghĩ rằng chồng không còn yêu mình, không còn quan tâm đến mình nữa. Họ luôn suy nghĩ về tất cả những gì mọi người nói xung quanh mình, luôn suy đoán ý nghĩ của người khác, luôn loanh quanh với những mớ bòng bong ấy, vì thế làm cho họ không bao giờ thoải mái được.

7 dấu hiệu đàn bà mệnh khổ trong hôn nhân, vất vả nhọc nhằn đến mấy chồng cũng không ghi nhận ảnh 3

6. Người phụ nữ toàn năng, có thể làm mọi thứ

Đối với nhiều chị em, họ giành toàn bộ thời gian, sức lực của mình để lo lắng, chăm lo việc lớn việc nhỏ trong gia đình, việc gì họ cũng muốn tự làm. Chính những người phụ nữ như vậy sẽ làm cho người chồng, người đàn ông trong gia đình nghĩ rằng vợ mình có thể làm mọi thứ, không cần đến sự giúp đỡ, quan tâm chăm sóc của ai cả. Như vậy có phải chính là phụ nữ tự làm khổ mình không.

Cuộc sống gia đình không thể tránh được những va chạm, xích mích, những bất hòa không vui. Nhưng với những người này thì cuộc sống sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, bức bí

7. Hay lo lắng

7 dấu hiệu đàn bà mệnh khổ trong hôn nhân, vất vả nhọc nhằn đến mấy chồng cũng không ghi nhận ảnh 4

Trong hôn nhân, người phụ nữ sẽ phải trải qua rất nhiều vai diễn, từ làm vợ, làm con dâu đến làm mẹ. Mỗi một vai diễn họ sẽ có những nỗi lo lắng khác nhau.

Người phụ nữ mệnh khổ thường hay lo lắng, tự tạo áp lực cho bản thân. Trong gia đình, chuyện gì họ cũng muốn gánh vác trách nhiệm và cố gắng để hoàn thành nó. Nếu càng như vậy lâu ngày, sẽ càng khiến người khác ỷ lại và khiến chị em càng ngày càng mệt mỏi hơn thôi.

Vì sao giá sản phẩm thường có đuôi 99? Mua hàng bấy lâu nay giờ mới biết sự thật

Nếu để ý bạn sẽ thấy ở các quầy bán hàng giá niêm yết thường kết thúc bằng số 9,99… Chắc hẳn nhiều người đang thắc mắc tại sao lại như vậy.

Lí do đằng sau giá sản phẩm có số đuôi 9900

Chiến thuật này dựa trên thực tế là khi chúng ta đọc từ trái sang phải, con số đầu tiên chúng ta nhìn thấy sẽ có tác động lớn hơn đối với chúng ta.

Vì vậy, nếu bạn nhìn thấy thứ gì đó có giá 19,99 USD thay vì 20 USD, bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi con số “1” đầu tiên và mua hàng vì nghĩ nó thấp hơn con số “2”.

Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng chữ số bên trái (left-digit effect).

Giá sản phẩm có đuôi 9 hoặc đuôi 5 cũng thường thu hút người mua hàng hơn các con số khác. Cách định giá này được gọi là định giá hấp dẫn (charm price).

Hiệu ứng chữ số bên trái cũng ảnh hưởng đến cách người đầu tư mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
giasanpham
Trong một nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng người ta đã mua quá mức những cổ phiếu có giá thấp hơn một xu so với những cổ phiếu được định giá theo số tròn. Hành vi này có thể ảnh hưởng đáng kể đến thị trường chứng khoán.

Ví dụ gần nhất về một thương hiệu sử dụng chiến lược này là Apple với cách định giá iPhone với những mức giá như 429 USD, 599 USD, 799 USD và 999 USD cho iPhone SE, iPhone 12 & iPhone 13, iPhone 14 và iPhone 14 Pro.

Tất cả các mức giá này đều kết thúc bằng số 9. Bạn có thể thấy cách họ giảm 1 USD từ các số tròn.

Theo chuyên gia kinh tế Lee E. Hibbett nhận định: Người tiêu dùng thường chú ý giá của sản phẩm mà mình mua nhưng ít người chú ý đến con số 99 ở tận cùng. Và vì vậy người bán hàng thường chọn mức giá thấp hơn 1 đồng. Ví dụ với giá 99.900 đồng nếu đọc từ trái qua phải, chữ số đầu tiên sẽ gây ấn tượng nhiều với khách hàng. Cho nên người dùng thường chọn sản phẩm 99.900 đồng hơn là các sản phẩm bán giá 100.000 đồng dù chẳng khác gì nhau về chất lượng, đơn giản có thể nhìn thấy số 99 sẽ thấp hơn số 100.

Đồng quan điểm với chuyên gia này, nhà phân tích người tiêu dùng Julie Ramhold cho rằng cách niêm yết giá có kết thúc kiểu 99.900, 199.000, 299.000 đồng là kiểu định giá tâm lý. Khi đọc từ trái sang phải, ít chú ý đến phần số dài phía sau mà số đầu tiên sẽ nổi bật với khách.

Ai cũng hiểu 199.000 đồng cũng tương tự như 200.000 đồng nhưng niêm yết 199.000 đồng cho khách suy nghĩ mức giá trong khoảng rẻ hơn. Chuyên gia tiếp thị Đại học Birmingham Subimal Chatterjee cho rằng, người tiêu dùng không muốn chi tiêu quá mức, vì vậy dù một xu ít hơn cũng có thể tạo ra sự khác biệt về tâm lý tiêu dùng.

Còn tạp chí Harvard Business Review cho hay, số 99 ở cuối dãy số niêm yết giá rất quan trọng. Người tiêu dùng cho rằng mua được sản phẩm mới mức giá thấp nhất, và tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ khi mua mặt hàng có số kết thúc là …99.

Theo các chuyên gia, những sản phẩm có giá kết thúc là 9, 99, 99 không chỉ giảm giá mà nếu tăng giá thì người bán cũng thích chọn các mức giá có số 9.

Những sản phẩm có giá kết thúc là 9, 99, 99 xuất hiện nhiều vào những đợt giảm giá lớn. Chuyên gia tiếp thị Eric Anderson, Đại học Northwestern cho hay, không chỉ giảm giá mà nếu tăng giá thì người bán cũng thích chọn các mức giá có số 9.

Nguồn gốc của việc định giá đuôi lẻ không liên quan gì đến tâm lý học

Một trong những lý thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc việc người ta định giá lẻ cho sản phẩm là để ngăn nhân viên thu ngân “đút túi” số tiền thu từ khách hàng.

Vào đầu những năm 1900, máy tính tiền đã được áp dụng trong các cửa hàng bán lẻ Nếu một món đồ có giá 1 USD và khách hàng cho nhân viên thu ngân 1 USD, thì nhân viên thu ngân sẽ dễ dàng lấy số tiền đó mà không cần mở máy tính tiền (có chức năng như một hồ sơ ghi nhận việc bán hàng).

Để giải quyết vấn đề này, các cửa hàng đã quyết định giảm 1 xu so với giá ban đầu của sản phẩm. Như vậy, nếu ai đó trả cho nhân viên thu ngân 1 USD thì nhân viên thu ngân sẽ phải mở máy tính tiền để trả lại 1 xu cho khách và gửi lại số tiền đó cho quầy thu ngân.