Bạn trả cho mẹ bao nhiêu 1 tháng – Câu chuyện đáng suy ngẫm về chữ hiếu

 

Tôi đến chơi nhà anh bạn cũ, thời gian lâu quá mới gặp. Cả hai vui, tay Ьắt mặt mừng. Anh vội chạy đi chợ mua bіа, mồi để đãi khách.

Bạn trả cho mẹ bao nhiêu 1 tháng – Câu chuyện đáng suy ngẫm về chữ hiếu

Mẹ anh từ dưới nhà đi lên, tôi mừng rỡ, ôm vai bà:

– Bác nhớ con không?

Bà vẫn nhớ tôi dù hàng chục năm mới gặp. Bà vui như thể con cái ở xa mới về. Bao nhiêu kĩ niệm thời thơ ấu của chúng tôi, bà nhắc lại làm tôi thấy nao nao. Bà cũng đã ngoài 70, dáng gầy gò khắc khổ, mắt có mờ đi nhưng trí nhớ thì vẫn tinh anh như xưa. Bà trông 2 đứa cháu nội và phụ việc nhà cho con trai. Căn nhà sạch bong, ngăn nắp. Hai đứa cháu nội đag chơi đùa, vất đồ chơi tung tóe cả ra sàn nhà. Bà vừa hỏi chuyện tôi vừa gom chúng vào chiếc rổ nhựa. Bà tâm sự:

– Vợ chồng nó đi làm suốt ngày, chuyện cơ quan ấy mà. Hết nuôi tụi nó, giờ đến trông cháu, mệt lắm nhưng cũng là niềm vui tuổi già.

Nhìn bà tôi thương và nhớ mẹ tôi quá. Đúng là phụ nữ ai cũng vậy, một đời tần tảo hy sinh cho con cháu chẵng đòi hỏi gì cho mình.

Anh bạn bày đồ nhậu lên xong, chúng tôi hàn huyên tâm sự. Mẹ anh vừa trông cháu vừa hóng chuyện với chúng tôi.

Bạn trả cho mẹ bao nhiêu 1 tháng – Câu chuyện đáng suy ngẫm về chữ hiếu ảnh 1

Được mấy lon, anh cao giọng:

– Nhà có mấy anh em nhưng không ai chịu nuôi mẹ, chỉ mình anh thương và có trách nhiệm nhất. Anh đón mẹ về “nuôi” từ khi vợ mới sinh con đầu lòng đến nay.

Anh kể công đủ thứ chuyện với giọng tự hào xen lẫn ta thán.

Tôi nhìn qua bà, chẵng hề thấy bà trách lấy một câu. Từng tuổi này đáng ra phải được nghỉ ngơi, đằng này…

Đợi bà vào trong cho cháu ngủ, tôi không kìm được:

– Tôi thuê oshin gần chục triệu/tháng, trả cả tháng 13, xem như người nhà mà phải lạy lục, không dám trách họ một câu nhưng chẵng ai làm được lâu. Có người làm mà vợ chồng đi làm về phải phụ làm đủ thứ việc nhà mới xong đó. Bạn trả công mẹ bao nhiêu một tháng mà bảo rằng nuôi bà?

Bạn trả cho mẹ bao nhiêu 1 tháng – Câu chuyện đáng suy ngẫm về chữ hiếu ảnh 2

Anh cau mặt có vẻ không vui, lẫn tránh qua chuyện khác.

Tôi ra về mà mang theo nỗi buồn thương ray rức.

Đúng, mẹ mãi là Oshin không công cho con cái mà còn mang ơn ngược là được chúng nuôi nữa.

Dẫu biết nước mắt chảy xuôi nhưng chạnh buồn khi mùa vu lan báo hiếu sắp về với bao nhiêu bản nhạc, thơ, status… trên fb: cõng mẹ, gánh cha lâm li, não nùng…nhưng thực thế được mấy phần.

Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn?

Hóa ra các hoàng đế thời xưa thường dùng các kim bạc để thử độc thức ăn là có lý do đặc biệt.

Trong thời phong kiến, các gia đình giàu có thường thích dùng đũa bạc khi ăn uống. Đặc biệt, trước khi ăn, các hoàng đế còn cho các thái giám, cung nữ dùng kim bạc để thử độc. Nếu kim bạc chuyển sang màu đen thì chứng tỏ món ăn này có độc. Cảnh này thường thấy trong các bộ phim cổ trang của Trung Quốc.

Vậy, trên thực tế, việc các vị hoàng đế áp dụng cách dùng trâm hay kim bạc để thử độc có tác dụng không?

Theo các nhà khoa học, sau khi tiến hành các thí nghiệm, có thể thấy rằng phần lớn chất độc mà người thời xưa thường sử dụng là arsenic hay asen (thạch tín), chỉ quặng oxide của nó là arsenic trioxide (As2O3). Bạc là kim loại vốn không phản ứng với asen. Điều này có nghĩa là không có hiện tượng kim bạc chuyển sang màu đen khi tiếp xúc với asen như chúng ta thường thấy trong các phim cổ trang.

Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn? - Ảnh 1.

Đũa bạc là một trong những vật dụng được dùng để thử độc trong các món ăn dâng lên hoàng đế.

Tuy nhiên, thực tế là việc dùng bạc để phát hiện chất độc trong đồ ăn, đồ uống là không sai. Bởi vào thời xưa, vì công nghệ chế độc chưa được hoàn hảo nên vẫn còn sót một lượng nhỏ của lưu huỳnh và sunfua trong asen. Do đó, sở dĩ những chiếc kim hay trâm bạc chuyển sang màu đen là do chúng có phản ứng hóa học với lưu huỳnh.

Chất độc này bị lộ là do có sự xuất hiện của lưu huỳnh. Vì vậy, từ phát hiện này, đồ vật bằng bạc thực sự có thể thử và phát hiện chất độc thời xưa. Cách làm này phần nào có thể giúp giảm bớt nguy cơ bị trúng độc vì chất độc thời xưa thường chứa lưu huỳnh.

Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, thạch tín có độ tinh khiết cao. Do đó, chúng không còn khả năng khiến kim bạc bị đổi màu.

Ngoài đồ vật bằng bạc, hoàng đế dùng cách gì để tránh bị đầu độc?

Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn? - Ảnh 3.

Hạ độc vào món ăn của hoàng đế là một việc rất khó xảy ra vào thời xưa.

Trong thời phong kiến, dù sử dụng kim hay trâm bạc để phòng ngừa chất độc là việc phổ biến trong hoàng cung. Tuy nhiên, dù không dùng kim bạc, các vị hoàng đế thời xưa vẫn có cách để tránh được nguy cơ bị đầu độc. Cụ thể, việc bỏ độc vào thức ăn của các vị hoàng đế quả thực không hề dễ dàng bởi quá trình nấu nướng hết sức nghiêm ngặt.

Thứ nhất, địa điểm ăn uống không cố định. hoàng đế có thể ăn ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Chẳng hạn, theo ghi chép trong lịch sử, hoàng đế Càn Long đã thay đổi ba địa điểm ăn uống chỉ trong hai ngày. Điều này có thể giúp ngăn chặn sát thủ phục kích từ trước hoặc những người có âm mưu muốn đầu độc.

Thứ hai, tuyển chọn đầu bếp kỹ lưỡng. Vào thời nhà Thanh, tất cả các đầu bếp ở trong Ngự thiện phòng đều được chọn lựa cẩn thận, điều tra kỹ càng về thân thế. Hơn nữa, mỗi bếp, chọn và sơ chế nguyên liệu, các công đoạn nấu đều được nhiều người giám sát và thực hiện. Bên cạnh mỗi món ăn đều có ghi chép rõ ràng tên người nấu. Nếu những đầu bếp này dám cả gan đầu độc hoàng đế thì chắc chắn sẽ bị phát hiện. Hơn nữa, không chỉ họ mà ngay cả gia tộc cũng bị liên lụy.

Ngoài ra, mỗi món ăn để dâng lên hoàng đế đều được đầu bếp chuẩn bị thành 2 phần. Theo đó, một phần để hoàng đế ăn, còn một phần dùng để kiểm tra. Đây chính là cách dùng để giải quyết mối nguy hiểm tiềm ẩn từ tận gốc rễ.

Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn? - Ảnh 5.

Mỗi món ăn dâng lên hoàng đế đều được giám sát và ghi chép kỹ lưỡng với nhiều quy trình phức tạp.

Thứ ba, giám sát quá trình phục vụ. Việc bỏ độc vào các đĩa đồ ăn trên đường đi để dâng lên cho hoàng đế là việc không dễ thực hiện. Bởi quá trình này luôn có người giám sát và trông chừng. Mặt khác, binh lính và các thị vệ ở trong cung cũng rất nhiều. Vì vậy, các hành vi mờ ám rất dễ bị người khác phát hiện.

Cuối cùng, ngay khi đồ ăn được dọn tới trước mặt hoàng đế, luôn có một thái giám thận cận dùng đũa, thìa bằng bạc để nếm thử từng món ăn. Chính vì vậy, nếu có độc thì hoàng đế cũng có thể tránh được nguy cơ.

Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn? - Ảnh 6.

Quy tắc ăn uống trong cung rất nghiêm ngặt để phòng tránh việc hoàng đế và hoàng tộc có thể bị đầu độc.

Đặc biệt, trong triều đại nhà Thanh, còn có quy tắc “ăn không quá 3 miếng”. Trong cuốn hồi ký “Nửa đời trước của tôi“, Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, tiết lộ rằng dù món ăn có ngon đến đâu thì hoàng đế cũng không thể ăn quá 3 miếng. Đây chính là quy tắc mà tổ tông của vương triều này truyền lại.

Sau khi hoàng đế ăn tới miếng thứ 3, món ăn đó sẽ lập tức được dọn xuống. Quy tắc này được lập ra nhằm tránh việc sở thích của hoàng đế bị lộ ra ngoài, để phòng ngừa những kẻ có ý đồ muốn hạ độc.

Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Sina, Baidu