Mẹ già bị con trai đuổi ra khỏi nhà, lúc tìm thấy thì bà đã lả bên đường vì đói

 

Bố mẹ tôi chỉ sinh được 2 người con gồm anh trai và tôi. Khi anh trai lên 9 tuổi thì bố tôi mất đột ngột vì bị đột quỵ trong khi ngủ. Từ đó, một mình mẹ nuôi 2 anh em chúng tôi khôn lớn.

Mẹ già bị con trai đuổi ra khỏi nhà, lúc tìm thấy thì bà đã lả bên đường vì đói

Mẹ tôi vốn chỉ là một phụ nữ nông thôn bình thường. Hàng ngày bà ở nhà làm ruộng đồng, một nách nuôi 2 con nhỏ. Dù bà rất chịu thương chịu khó làm đủ mọi việc nhưng phải thừa nhận hoàn cảnh nhà tôi rất khó khăn. Thế nhưng bà vẫn dành những điều tốt đẹp nhất cho anh em chúng tôi và quyết cho 2 con ăn học nên người.

Nhờ sự chắt chiu của bà mà anh em tôi lớn lên cũng vào đại học như bao bạn bè khác. Ý thức được mẹ vất vả ở quê làm đủ nghề, 2 anh em tôi ngay từ năm nhất đã bảo nhau đi làm thêm. Từ khi con cái trưởng thành bà cũng đỡ khổ. Nhất là sau khi chúng tôi ra trường, tìm được việc ổn định và có lương tháng gửi về thì cuộc sống ở quê của bà mới được cải thiện rõ rệt.

5 năm nay, hết anh trai rồi đến tôi lần lượt lập gia đình riêng. Chúng tôi đều sống tại thành phố còn mẹ già thì vẫn một mình sống ở quê trong căn nhà đã được sửa sang khang trang lại. Tuy nhiên, ăn uống qua ngày thì bà phải tự làm hết. Thỉnh thoảng nhớ bà, vợ chồng tôi lại cùng nhau về quê thăm mẹ. Những khi ấy tôi thường mua sắm rất nhiều đồ ngon để vào tủ lạnh cho bà ở nhà ăn dần. Lúc bà ốm đau, tôi cũng hay cho tiền để bà đi khám hoặc mua thuṓc trị bệnh.

Nhưng anh trai tôi sau khi lấy vợ thì tính cách đổi khác hoàn toàn. Mặc dù lấy vợ giàu và có nhà cửa khang trang ở thành phố nhưng anh tôi chỉ biết tới vợ và nhà ngoại còn mẹ đẻ mình sống ở quê như nào, anh chẳng quan tâm nữa. Anh nghĩ trước khi lấy vợ đã sửa nhà ở quê khang trang cho bà ở thế là báo hiếu hết rồi. Chẳng thế mà cả năm anh trai và chị dâu tôi mới về quê 1 lần vào dịp Tết. Anh cũng không bao giờ gọi điện hỏi han mẹ sống ra sao.

Mẹ già bị con trai đuổi ra khỏi nhà, lúc tìm thấy thì bà đã lả bên đường vì đói ảnh 1

Có nhiều lúc nhớ con trai và cháu quá, mẹ tôi muốn lên nhà thông gia thăm các con song hai anh chị toàn lấy cớ bận công việc, rồi nhà đông người phức tạp để mẹ tôi ngại không lên chơi. Vì ngày trẻ bà thường xuyên làm việc cực khổ để nuôi các con nên sức khỏe bà ngày càng tệ đi. Mẹ tôi chính thức đổ bệnh nặng, chân tay không còn linh hoạt nữa.

Bao lần tôi giục anh trai nghỉ làm về đưa mẹ đi kiểm tra nhưng lúc nào ông ấy cũng lấy lý do bận để từ chối đây đẩy. Thương mẹ, vợ chồng tôi lại tới đưa bà đi viện rồi thuṓc thang cho bà. Xót mẹ, tôi cũng bàn với chồng đón bà về nhà để tiện chăm sóc nhưng ngặt nỗi, vợ chồng tôi lại đang sống với bố mẹ chồng nên sợ bất tiện. Hơn nữa, bà cũng nhất quyết không chịu lên thành phố ở nhà thông gia cùng con gái đẻ.

Chẳng còn cách nào khác, tôi gọi điện вắt vợ chồng anh trai phải đưa bà lên nhà riêng của anh chị chăm sóc. Thấy bà ốm yếu quá nên anh trai tôi cuối cùng cũng đồng ý. Biết mẹ đã được chuyển lên thành phố nên tôi rất an tâm còn nghĩ bà sẽ được anh chị chăm sóc tốt cho đến tận ngày cuối đời.

Thế mà mẹ mới ở được 1 tuần thì hôm trước đang ngủ trưa tôi nhận được cuộc gọi của anh trai báo bà đã tự ý bỏ nhà đi lang thang gần 1 ngày nay. Hiện anh và chị dâu vẫn chưa có tung tích gì về mẹ cả. Thấy vậy, vợ chồng tôi lại nháo nhác đi tìm bà khắp nơi lao cả quê xem bà có về đó không.

Mẹ già bị con trai đuổi ra khỏi nhà, lúc tìm thấy thì bà đã lả bên đường vì đói ảnh 2

Lúc đi qua thị trấn cách nhà 10km thì tôi thấy có rất nhiều người xúm lại ven đường. Linh cảm có chuyện chẳng lành tôi cũng tò mò vào xem. Đúng là mẹ tôi rồi, mọi người bảo họ thấy bà gục bên đường từ lâu lắm nhưng cứ nghĩ bà đang ngồi nghỉ. Nào ngờ khi đến nơi lay thì thấy bà đã lả đi vì chắc đói và khát quá. Nhờ sự giúp đỡ của người đi đường, chúng tôi vội đưa bà vào viện gần đó kịp thời nên sức khỏe của mẹ được dần hồi phục.

Lúc về nhà, mẹ tôi kể rằng, thấy bà yếu nên chị dâu tôi sợ bà chuyển biến bệnh nặng có khi chết trong nhà của mình nên xúi giục chồng đuổi về quê. Dù rằng anh trai tôi chưa nói cho bà biết, nhưng nghe thấy các con bàn nhau thế nên bà vội bỏ đi khỏi nhà con trai cho rảnh nợ. Do đi vội bà cũng chẳng mang theo tiền bạc nên cứ đi bộ lang thang lần tìm đường về quê.

Nghe mẹ kể vậy mà tôi tức giận điên người. Chị dâu đã đành còn anh trai lại có thể nhẫn tâm với chính mẹ đẻ của mình như thế. Vợ chồng tôi sẽ đón mẹ về nhà chồng chăm sóc mặc cho ai nói gì thì nói. Cả đời bà vất vả nuôi nấng các con thì không thể bị đối xử như này được. Tôi tin có ngày anh tôi phải chịu báo ứng, phải không mọi người?

Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn?

Hóa ra các hoàng đế thời xưa thường dùng các kim bạc để thử độc thức ăn là có lý do đặc biệt.

Trong thời phong kiến, các gia đình giàu có thường thích dùng đũa bạc khi ăn uống. Đặc biệt, trước khi ăn, các hoàng đế còn cho các thái giám, cung nữ dùng kim bạc để thử độc. Nếu kim bạc chuyển sang màu đen thì chứng tỏ món ăn này có độc. Cảnh này thường thấy trong các bộ phim cổ trang của Trung Quốc.

Vậy, trên thực tế, việc các vị hoàng đế áp dụng cách dùng trâm hay kim bạc để thử độc có tác dụng không?

Theo các nhà khoa học, sau khi tiến hành các thí nghiệm, có thể thấy rằng phần lớn chất độc mà người thời xưa thường sử dụng là arsenic hay asen (thạch tín), chỉ quặng oxide của nó là arsenic trioxide (As2O3). Bạc là kim loại vốn không phản ứng với asen. Điều này có nghĩa là không có hiện tượng kim bạc chuyển sang màu đen khi tiếp xúc với asen như chúng ta thường thấy trong các phim cổ trang.

Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn? - Ảnh 1.

Đũa bạc là một trong những vật dụng được dùng để thử độc trong các món ăn dâng lên hoàng đế.

Tuy nhiên, thực tế là việc dùng bạc để phát hiện chất độc trong đồ ăn, đồ uống là không sai. Bởi vào thời xưa, vì công nghệ chế độc chưa được hoàn hảo nên vẫn còn sót một lượng nhỏ của lưu huỳnh và sunfua trong asen. Do đó, sở dĩ những chiếc kim hay trâm bạc chuyển sang màu đen là do chúng có phản ứng hóa học với lưu huỳnh.

Chất độc này bị lộ là do có sự xuất hiện của lưu huỳnh. Vì vậy, từ phát hiện này, đồ vật bằng bạc thực sự có thể thử và phát hiện chất độc thời xưa. Cách làm này phần nào có thể giúp giảm bớt nguy cơ bị trúng độc vì chất độc thời xưa thường chứa lưu huỳnh.

Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, thạch tín có độ tinh khiết cao. Do đó, chúng không còn khả năng khiến kim bạc bị đổi màu.

Ngoài đồ vật bằng bạc, hoàng đế dùng cách gì để tránh bị đầu độc?

Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn? - Ảnh 3.

Hạ độc vào món ăn của hoàng đế là một việc rất khó xảy ra vào thời xưa.

Trong thời phong kiến, dù sử dụng kim hay trâm bạc để phòng ngừa chất độc là việc phổ biến trong hoàng cung. Tuy nhiên, dù không dùng kim bạc, các vị hoàng đế thời xưa vẫn có cách để tránh được nguy cơ bị đầu độc. Cụ thể, việc bỏ độc vào thức ăn của các vị hoàng đế quả thực không hề dễ dàng bởi quá trình nấu nướng hết sức nghiêm ngặt.

Thứ nhất, địa điểm ăn uống không cố định. hoàng đế có thể ăn ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Chẳng hạn, theo ghi chép trong lịch sử, hoàng đế Càn Long đã thay đổi ba địa điểm ăn uống chỉ trong hai ngày. Điều này có thể giúp ngăn chặn sát thủ phục kích từ trước hoặc những người có âm mưu muốn đầu độc.

Thứ hai, tuyển chọn đầu bếp kỹ lưỡng. Vào thời nhà Thanh, tất cả các đầu bếp ở trong Ngự thiện phòng đều được chọn lựa cẩn thận, điều tra kỹ càng về thân thế. Hơn nữa, mỗi bếp, chọn và sơ chế nguyên liệu, các công đoạn nấu đều được nhiều người giám sát và thực hiện. Bên cạnh mỗi món ăn đều có ghi chép rõ ràng tên người nấu. Nếu những đầu bếp này dám cả gan đầu độc hoàng đế thì chắc chắn sẽ bị phát hiện. Hơn nữa, không chỉ họ mà ngay cả gia tộc cũng bị liên lụy.

Ngoài ra, mỗi món ăn để dâng lên hoàng đế đều được đầu bếp chuẩn bị thành 2 phần. Theo đó, một phần để hoàng đế ăn, còn một phần dùng để kiểm tra. Đây chính là cách dùng để giải quyết mối nguy hiểm tiềm ẩn từ tận gốc rễ.

Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn? - Ảnh 5.

Mỗi món ăn dâng lên hoàng đế đều được giám sát và ghi chép kỹ lưỡng với nhiều quy trình phức tạp.

Thứ ba, giám sát quá trình phục vụ. Việc bỏ độc vào các đĩa đồ ăn trên đường đi để dâng lên cho hoàng đế là việc không dễ thực hiện. Bởi quá trình này luôn có người giám sát và trông chừng. Mặt khác, binh lính và các thị vệ ở trong cung cũng rất nhiều. Vì vậy, các hành vi mờ ám rất dễ bị người khác phát hiện.

Cuối cùng, ngay khi đồ ăn được dọn tới trước mặt hoàng đế, luôn có một thái giám thận cận dùng đũa, thìa bằng bạc để nếm thử từng món ăn. Chính vì vậy, nếu có độc thì hoàng đế cũng có thể tránh được nguy cơ.

Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn? - Ảnh 6.

Quy tắc ăn uống trong cung rất nghiêm ngặt để phòng tránh việc hoàng đế và hoàng tộc có thể bị đầu độc.

Đặc biệt, trong triều đại nhà Thanh, còn có quy tắc “ăn không quá 3 miếng”. Trong cuốn hồi ký “Nửa đời trước của tôi“, Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, tiết lộ rằng dù món ăn có ngon đến đâu thì hoàng đế cũng không thể ăn quá 3 miếng. Đây chính là quy tắc mà tổ tông của vương triều này truyền lại.

Sau khi hoàng đế ăn tới miếng thứ 3, món ăn đó sẽ lập tức được dọn xuống. Quy tắc này được lập ra nhằm tránh việc sở thích của hoàng đế bị lộ ra ngoài, để phòng ngừa những kẻ có ý đồ muốn hạ độc.

Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Sina, Baidu