6 vị trí cơ thể hay ngứa ngáy là cảnh báo nội tạng ‘tích’ đầy độc tố, bệnh tật tiềm ẩn bên trong

Cứ mùa hè tới là mình lại bị ngứa da. Ban đầu mình cũng không để ý, ngứa thì tắm không thì gãi thôi. Mình cứ nghĩ tại vì mùa hè trời nắng nóng, mồ hôi ra nhiều thì bề mặt da sẽ không được sạch sẽ. Vì vậy nên chuyện ngứa ngáy là bình thường, chả có gì đáng lo cả.

Ấy thế mà không phải đâu các mẹ ạ. Mình mới đi khám rồi, bác sĩ bảo tự nhiên mà cứ ngứa da là do gan có vấn đề, hầu hết là do gan bị tích tụ độc tố, không thoát ra được nên mới bị thế mà thôi. Đến đây thì mình mới biết luôn ấy. Xong bác sĩ còn hỏi là mình thấy ngứa chỗ nào nữa không, mình bảo dạo này hay ngứa mắt. Bác sĩ khám xong thì bảo đi nội tiết khám đi vì mấy cơ quan nội tạng của mình có vấn đề rồi đấy. Hóa ra ngứa mắt cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan đó. Vậy mà lâu nay mình cứ tưởng là do mình nhìn máy tính hoặc là lông mi nó chọc vào chứ.

Mình cũng có về tìm hiểu thử xem cơ thể tự nhiên ngứa cảnh báo bệnh gì thì thấy đúng là cái gì cũng có nguyên nhân cả đấy. Như mình đọc thấy ngứa mũi thì cảnh bão viêm mũi, ngứa bàn chân thì là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường…

Khoang mũi – viêm mũi

Bạn hay cảm thấy ngứa mũi mỗi lúc thay đổi thời tiết hoặc đơn giản chỉ cần đi ngoài đường, ngồi dưới điều hòa… nên cứ muốn hắt hơi thì cần cân nhắc tới bệnh viêm mũi dị ứng. Khi bị bệnh này, khoang mũi sẽ hay bị ngứa, nếu bị nặng còn bị chảy nước mũi và hắt hơi liên tục. Bệnh này thường hay tái phát vào mùa đông xuân do thời tiết thay đổi, độ ẩm trong không khí thấp.

Mắt – bệnh gan

Theo các chuyên gia, ngứa mắt liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan. Bởi, khi gan bị suy yếu, tổn thương sẽ khiến quá trình đào thải độc tố trong cơ thể bị ngưng trê và gây nên hiện tượng ngứa da hoặc ngứa mắt. Đồng thời, bệnh nhân cũng sẽ bị khô và đau mắt, hay có ghèn mắt. Mặc dù biểu hiện này giống với bệnh đau mắt nhưng dùng thuốc nhỏ mắt lại không hết.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Bàn chân – bệnh tiểu đường

Khi bị bệnh tiểu đường, lượng đường huyết trong máu sẽ tăng lên liên tục trong một thời gian dài. Điều này vô tình ảnh hưởng tới sức đề kháng của bản thân và gây nên tình trạng nhiễm trùng khiến bạn hay cảm thấy ngứa ngáy ở bàn chân. Do đó, nếu thấy ngứa bàn chân liên tục thì bạn nên tới bệnh viện khám xem sao nhé.

Ngứa da – nội tạng có vấn đề

Khi bị ngứa da, đầu tiên bạn nên nghĩ tới là bệnh gan do gan bị tổn thương khiến chất độc ứ đọng trong cơ thể. Khi đó, cơ thể buộc phải bài tiết chúng ra ngoài qua đường mồ hôi, thẩm thấu qua da. Khi đó, bạn sẽ thấy ngứa da bất thường, ngứa liên tục không khỏi.

Ngoài bệnh gan thì ngứa da còn là triệu chứng của bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh bạch cầu và bệnh về hệ thống nội tiết. Vì vậy, các mẹ cần cẩn thận, không được chủ quan mà bỏ qua bất cứ dấu hiệu nào.

Ngứa tai – viêm ống tai ngoài

Bình thường, ngứa tai nếu không ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thì ít người nào đi bệnh viện khám mà chỉ dùng tăm bông hay tay để ngoáy tai cho đỡ ngứa. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng ngứa tai là một biểu hiện của bệnh viêm ống tai ngoài. Nguyên nhân là vì khi ống tai bị viêm sẽ ảnh hưởng tới lớp lông tơ và gây nhiễm trùng. Từ đó khiến bạn thấy ngứa tai liên tục. Bên cạnh ngứa thì bệnh nhân cũng sẽ bị khó ngủ, đau nhức tai, nếu nặng lên bạn còn có thể bị chảy mủ, ù tai, chảy máu…

Mông – bệnh về da

Khi bỗng nhiên bị ngứa ở mông, bạn rất có thể bị mắc bệnh viêm da dị ứng, vẩy nến hoặc lichen xơ hóa. Do đó, các mẹ cần đi khám sớm để có phương pháp điều trị đừng để lâu lại thành ung thư da đấy.

Theo Webtretho

Mùa đông sợ nhất đột quỵ: 7 cách giảm nguy cơ đột quỵ trong mùa đông

Theo các chuyên gia y tế, thời tiết lạnh có thể gây ra những ảnh hưởng không lường trước được đối với sức khỏe như các vấn đề về tim mạch và đột quỵ.

Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bác sĩ кunal Bahrani, Giám đốc кhoa Thần kinh, Bệnh viện Fortis Escorts, Ấn Độ cho biết, một bệnh nhân đã bị đột quỵ vẫn có khả năng bị tái đột quỵ.

Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ đột quỵ là điều cần thiết.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai và là nguyên nhân gây tàn tật đứng thứ ba trên thế giới.

Trên thực tế, cứ bốn người thì có một người có nguy cơ bị đột quỵ.

Bác sĩ Bahrani khuyến nghị thay đổi lối sống để ngăn ngừa đột quỵ, đặc biệt là vào mùa đông.

Những cách giảm nguy cơ đột quỵ trong mùa đông

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

1. Đột quỵ có thể được ngăn ngừa bằng cách uống đều đặn các loại thuốc được kê đơn, như thuốc huyết áp, thuốc hạ mỡ máu statin, thuốc ngăn ngừa các cục máu đông như aspirin và các loại thuốc làm loãng máu khác.

2. Một số loại thuốc giúp duy trì đường huyết ở mức ổn định cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa đột quỵ.

3. Thay đổi lối sống như tập thể dục, cai thuốc, ăn nhiều trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa ít béo sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa đột quỵ.

4. Cắt giảm lượng muối ăn vào theo khuyến nghị của bác sĩ xuống còn 5 gam mỗi ngày hoặc một thìa cà phê mỗi ngày.

5. Vận động nhiều hơn, dù chỉ là 5 – 10 phút vẫn động sau mỗi 1 giờ không hoạt động cũng đều mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

6. Giảm cân nếu bạn đang thừa cân và hạn chế đồ uống có cồn xuống mức an toàn.

7. Nên bỏ hút thuốc ở mọi hình thức, kể cả thuốc lá nhai, xì gà, bidi,…

(Theo India Today)