Lời cay đắng của người mẹ liệt: Không còn muốn sống để giải thoát cho con

 

Sau quãng thời gian dài nằm liệt trên giường, dì bảo với tôi, dì chỉ muốn được chết thật nhanh để giải thoát cho các con.

Lời cay đắng của người mẹ liệt: Không còn muốn sống để giải thoát cho con

Vụ việc con gái đánh đập, đổ chất thải lên người mẹ già ở Long An gần đây thật quá đau lòng. Tôi thực sự không dám xem hết cái clip ấy.

Sống trên cõi đời đã quá 50 năm, tôi biết, những chuyện như thế không nhiều. Nó càng không phải là điển hình để đánh giá về lòng hiếu thảo của người Việt.

Thế nhưng, nó cũng khiến người ta phải suy ngẫm.

Cạnh nhà tôi có một bà cụ, năm nay đã ngoài 90 tuổi. Khoảng 2, 3 năm trước, tôi vẫn thấy cụ giặt giũ quần áo, quét dọn nhà cửa, nhặt rau nhặt cỏ ở sân vườn.

Nhưng nay thì khác, sau một cú trượt chân ngã, cụ bị gẫy chân nên chỉ ngồi một chỗ.

Con dâu của cụ nói rằng, sau khi bị ngã, sức khỏe cụ yếu hẳn. Đầu óc cũng không còn minh mẫn nữa.

Bẵng đi một thời gian, một hôm đứng ở sân nhà mình, tôi nghe thấy tiếng kêu của bà cụ nên chạy sang.

Các con của cụ không có nhà nên thấy tôi, cụ cứ chắp tay xin một bát cơm. Cụ bảo, hôm trước, vì trót đi vệ sinh ra giường nên cụ bị con trai phạt, không cho ăn.

Tôi vội về nhà lấy biếu cụ đĩa xôi và khoanh giò vì hôm ấy nhà tôi có giỗ. Cụ cầm vội, ăn lấy ăn để hết quá nửa đĩa.

Phần còn lại, cụ gói cẩn thận rồi giấu dưới gối. Cụ bảo, nếu các con nhìn thấy, chúng sẽ mắng. Chúng bảo, cứ ăn nhiều thì bao giờ mới chết, hoặc ăn nhiều rồi lại phải đi vệ sinh, không ai hầu được…

Câu chuyện bà cụ kể, tôi không rõ thực hư đến đâu vì cụ bị lẫn. Nhưng nghe xong, tôi vẫn thấy cám cảnh.

Lời cay đắng của người mẹ liệt: Không còn muốn sống để giải thoát cho con ảnh 1

Về nhà, tôi lại nghĩ đến dì của tôi. Dì là mẹ đơn thân, sinh được 1 người con trai khi đã gần 40 tuổi. Theo lẽ thường quê tôi, những trường hợp đơn thân sẽ xác định ở chung với con cả đời. Thế nhưng, dì thì khác.

Con trai lấy vợ, dì xây nhà cho con ở riêng. Ngôi nhà của con cách nhà dì gần 1km. Dì bảo, khoảng cách như vậy là hợp lý, đủ để mẹ con có thể hỗ trợ nhau nhưng vẫn giữ được sự tự do cho mình.

Năm 2015, dì 73 tuổi, bị tai biến, phải nằm 1 chỗ. Cô con dâu đi làm xa (sáng đi tối về), không thể chăm lo cho mẹ nên con trai dì phải nghỉ việc phụ xe đường dài – công việc vốn mang lại thu nhập chính cho gia đình để ở nhà làm ruộng, nấu cơm, phục vụ mẹ.

Sau hơn 1 năm như thế, áp lực kinh tế cộng thêm sự chán nản, mệt mỏi vì chăm người ốm khiến cậu cáu kỉnh, bức bối.

Dì tôi thấy vậy bèn vét sạch túi được gần 50 triệu, đưa cho con lấy vốn làm ăn.

Có tiền trong tay nhưng tính đi tính lại, cậu cũng không thể làm được gì khi vướng bận mẹ già đang nằm liệt giường liệt chiếu. Cuối cùng, cậu đành vay thêm tiền, mở dịch vụ cho thuê bát đĩa, bàn ghế, phông bạt để có thể quanh quẩn gần nhà.

Nhưng không biết vì không có duyên hay vì đồ của cậu sắm không đẹp như người khác nên khách đến thuê rất ít, cả tháng mới được 1 vài đám.

Vậy là, tiền không sinh ra, tiền vốn đã cạn, lãi mẹ đẻ lãi con khiến vợ chồng cậu cãi nhau, đánh nhau liên tục. Dì tôi nằm trong buồng, nghe các con cãi vã, nước mắt chảy dài mà không biết phải làm thế nào.

Một lần, dì bảo với con trai, cứ kiếm việc đi làm, kệ dì ở nhà một mình. Mỗi ngày chỉ cần để cho dì 1 bát cơm ở đầu giường là dì có thể tự lo được.

Lời cay đắng của người mẹ liệt: Không còn muốn sống để giải thoát cho con ảnh 2

Cậu con trai cũng nghe lời mẹ, xin đi làm thuê (sáng đi, tối về). Nhưng làm được chừng 2 tháng, những người hàng xóm lại nói đến tai cậu, bảo cậu bất hiếu, để mẹ ở nhà với bát cơm thiu. Chất thải của mẹ không có ai đổ, để cả ngày nên mùi hôi thối nồng nặc.

Vậy là, cậu lại phải nghỉ việc ở nhà.

Có lần, vì ức chế quá, cậu uống rượu say rồi về quát mẹ, bảo vì mẹ mà cậu khổ.

Dì tôi nằm trên giường, nghiến chặt răng để khỏi bật ra tiếng nấc. Dì bảo với tôi, dì chỉ muốn được chết thật nhanh để giải thoát cho các con.

Dì luôn khẳng định rằng, các con không có lỗi, chúng rất có hiếu nhưng áp lực cuộc sống quá lớn lại thêm việc phải dành thời gian, công sức chăm sóc mẹ già khiến chúng đôi khi không kiểm soát được lời nói của mình.

Dì nói với tôi, giá như, nhà nước mình hỗ trợ, cho xây viện dưỡng lão ở các địa phương. Người già được đến đó với mức giá phù hợp chứ không phải quá cao như ở thành phố hiện nay thì tốt biết mấy.

Như vậy, dì và nhiều người già như dì sẽ xin đến ở, vừa có bạn, vừa được chăm sóc, các con cũng yên tâm đi làm, kiếm tiền. Rảnh rỗi, chúng đón mẹ về hoặc đến thăm mẹ thì cả hai sẽ đều được hạnh phúc.

Tôi gật đầu đồng ý với dì. Bởi ở hầu hết các gia đình, khi cha mẹ đến tuổi già, yếu, cần được chăm sóc thì cũng là lúc các con đang ở giai đoạn bận rộn nhất, cần phải nỗ lực nhất.

Nếu cứ quanh quẩn ở nhà để chăm sóc bố mẹ thì chúng sẽ bị guồng quay của xã hội bỏ rơi. Còn nếu chúng thuê người đến nhà chăm sóc, thì tiền bỏ ra không hề ít nhưng cũng không mua được sự yên tâm.

Chi bằng, có môi trường phù hợp cho người già thì sẽ không ai còn sợ tuổi già nữa.

5 sai lầm khi luộc thịt khiến miếng thịt vừa khô vừa nhạt, mất dinh dưỡng

Khi luộc thịt, bạn cần tránh phạm phải những lỗi sai này làm cho thịt kém ngon.

Sơ chế thịt không đúng cách

Nhiều người chỉ rửa miếng thịt qua loa bằng nước lã rồi cho vào nồi luộc luôn, bỏ qua khâu sơ chế. Việc này khiến thịt không được thơm ngon.

Trước khi luộc thịt, bạn cần cạo sạch phần lông ở da, dùng chanh và muối chà rửa cho sạch để khử mùi hôi. Chanh và muối có tác dụng khử mùi, giúp thịt thơm ngon hơn. Nếu không có chanh, bạn có thể sử dụng giấm để thay thế.
luoc-thit-01
Không nên luộc cả một miếng thịt to vì như vậy thịt khó chín đều, bên ngoài có thể mềm mà bên trong vẫn còn đỏ. Nên cắt thịt thành các khối có kích thước vừa phải để thịt nhanh chín.

Tùy theo món ăn và sở thích, bạn có thể lựa chọn phần thịt lợn phù hợp. Thông thường, với món thịt luộc, các bà nội trợ hay chọn thịt nạc đầu giòn, thịt bắp giò, thịt ba chỉ dưới có phần nạc mỡ đan xen, luộc lên không bị khô và cũng không quá ngấy. Nếu dùng thịt thăn để luộc thì nên ngâm với nước muối đường loãng (500ml nước pha thêm 20-25 gram muối, 20-25 gram đường) rồi rửa sạch. Cách này sẽ giúp thịt mọng nước, không bị khô.

Luộc thịt bằng nước lạnh

Rất nhiều người cho thịt luôn vào nồi cùng nước lạnh rồi bật bếp. Tuy nhiên, khi luộc thịt bằng nước lạnh, nhiệt độ tăng dần sẽ đưa các chất ngọt, dinh dưỡng bên trong miếng thịt hòa vào nước. Như vậy, miếng thịt sẽ bị nhạt đi. Cách luộc thịt bằng nước lạnh chỉ nên áp dụng khi bạn sử dụng phần nước để làm nước dùng, nước nấu canh.
luoc-thit-02
Để miếng thịt có vị ngọt tự nhiên, bạn nên đun nước sôi rồi mới bỏ thịt vào. Lúc này, nước nóng sẽ làm phần da và các thớ thịt bên ngoài co lại, giữ các protein ở trong miếng thịt không bị thoát ra ngoài. Khi nước sôi trở lại thì hạ nhỏ lửa và luộc cho thịt chín. Sau khoảng 15 phút, bạn có thể kiểm tra xem thịt đã chín hay chưa. Chỉ cần lấy chiếc đũa xiên qua miếng thịt, nếu không thấy nước hồng chảy ra thì có nghĩa là thịt đã chín. Tắt bếp và đậy vung, ngâm thịt trong nước nóng thêm vài phút cho miếng thịt ngậm nước. Đây cũng là bí quyết để thịt không bị đỏ ở bên trong hay bề mặt thịt không bị thâm đen khi vớt ra.

Luộc lửa to, thêm nước lạnh khi luộc

Một số người muốn thịt nhanh chín nên để lửa lớn trong quá trình nấu. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến thịt chín ở bên ngoài nhưng bên trong vẫn còn đỏ. Luộc thịt với lửa lớn cũng khiến nước bốc hơi nhanh, làm nước bị cạn. Khi đó, chúng ta có thể sẽ cần phải thêm nước vào nồi để luộc cho tới khi thịt chín. Lúc này, nếu thêm nước lạnh, miếng thịt sẽ kém ngon.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt và xương vốn chứa nhiều protein, chất béo. Nếu đang nấu ở nhiệt độ cao, thêm nước vào sẽ khiến nhiệt độ giảm đột ngột và chất béo bị kết tủa, khe hở của thịt bị co lại, làm thịt bị cứng và giảm độ ngọt.

Luộc thịt quá lâu

Một số người muốn thịt không bị đỏ ở bên trong nên luộc thịt khá lâu. Tuy nhiên, luộc càng lâu sẽ khiến thịt càng bị khô và nhạt. Đun lâu cũng làm dinh dưỡng trong thịt bị biến đổi.

Vớt ra và thái thịt ngay

Thịt vừa luộc xong đã vớt ra và thái ngay sẽ khiến hơi nước bị bốc hơi, phần bị bị thâm đen, thịt bị khô và xỉn màu.

Sau khi luộc, bạn nên ngâm thịt trong nồi nước nóng khoảng 5-10 phút cho thịt ngậm nước.
luoc-thit-03
Ngoài ra, một số người sẽ dùng phương pháp sốc nhiệt để làm thịt săn chắc hơn. Tức là sau khi luộc chín, thịt vớt ra sẽ được thả vào bát nước đá lạnh và ngâm cho nguội bớt. Khi đó, thịt sẽ săn lại và dễ thái hơn.

Nếu muốn thái thịt dễ hơn, bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm gói chặt miếng thịt luộc lại (sau khi đã được ngâm nước đá cho nguội) và cho vào ngăn mát tủ lạnh để vài tiếng cho thịt chắc, khi thái sẽ dễ tạo được lát mỏng, các miếng đều nhau.