Xin lỗi cha, con rất bận : Sự hối hận muộn màng của người con khi trở về nhà

 

Có khi nào bạn bận việc và quên về thăm cha mẹ hay không? Dù chỉ là một khoảnh khắc, bạn hãy cứ về và được nhìn thấy cha mẹ mình khỏe mạnh, tươi vui, hạnh phúc.

"Xin lỗi cha, con rất bận" : Sự hối hận muộn màng của người con khi trở về nhà

Ở một làng quê yên bình, có hai vợ chồng già sống với nhau rất hạnh phúc, ông tên là James và có một con trai đã học xong, ra trường và sinh sống ở thành phố. Anh ta tên là Thomas.

Một ngày nọ, James muốn gặp con trai nên ông quyết định lên thành phố một chuyến. Ông rất háo hức để nhìn thấy con trai mình, nhưng thật không may, khi đến nhà, người mở cửa không phải là con trai ông.

James đã hỏi về con và biết rằng anh ta đã chuyển nhà và sống ở một nơi khác. Ông cảm thấy buồn bã định quay về nhà.

Nhưng suy nghĩ một hồi, ông quyết định hỏi những người hàng xóm địa chỉ của con trai mình. Họ đã cho ông địa chỉ và ông bắt đầu đến văn phòng gặp con trai.

Tìm mãi, cuối cùng ông cũng đến nơi. Ông hỏi cô nhân viên tiếp tân về Thomas. Biết cha mình đến, anh ta tỏ ra rất vui mừng.

Khi gặp lại cha, Thomas cảm thấy xúc động. James nói: “Con trai, mẹ con rất nhớ và muốn gặp con, con có thể về cùng ta không?”

Thomas đáp: “Con xin lỗi cha, con không thể về nhà lúc này được vì con rất bận, con quá nhiều việc cha à…”

James mỉm cười và nói: “Được rồi con trai, con hãy làm việc đi, tối nay cha sẽ về nhà luôn.”

"Xin lỗi cha, con rất bận" : Sự hối hận muộn màng của người con khi trở về nhà ảnh 1

Thomas cảm thấy rất buồn và ngỏ ý muốn cha ở lại thêm vài ngày. Nhưng ông bảo rằng mình cảm thấy không thoải mái và không muốn làm gánh nặng cho con vì con rất bận công việc.

Trước khi về, James đã nói với Thomas: “Hi vọng rằng nếu con có thời gian về thăm nhà, mẹ và cha sẽ rất vui và hạnh phúc khi nhìn thấy con.”

Mấy ngày sau, khi đang làm việc, Thomas cảm thấy nhớ cha và nghĩ về chuyến viếng thăm của cha mình. Anh ta cảm thấy lo lắng và thấy có lỗi vì đã để cha về như vậy.

Rồi anh ta xin nghỉ phép và trở về làng để thăm cha mẹ. Nhưng ông bà đã không còn ở đây nữa.

Rồi hàng xóm cho anh ta biết họ đã rời đi chỗ khác và cho địa chỉ. Thomas lập tức chạy đến đó.

Trong mường tượng, anh ta có cảm giác nơi đó giống như một nghĩa trang. Anh ta khóc như mưa và lo sợ điều gì đó. Thomas bước từng bước chậm rãi.

Từ đằng xa, anh ta thấy một cánh tay vẫy vẫy. Khi anh ta lại gần thì nhận ra đó là cha mình. Thomas chạy đến và ôm ông như thể sợ ông đi mất.

James nói: “Có chuyện gì vậy, tại sao con khóc?”. Con trai ông chẳng nói năng gì mà chỉ cúi đầu.

James lau nước mắt cho con và nói: “Tại sao con lại buồn? Có chuyện gì xảy ra với con ư?”

"Xin lỗi cha, con rất bận" : Sự hối hận muộn màng của người con khi trở về nhà ảnh 2

Thomas đáp: “Không cha à, chỉ là con chưa bao giờ nghĩ đến tình huống như thế này. Tại sao cha lại ở đây, tại sao cha lại rời ngôi nhà của chúng ta vậy?”

James nói: “Con trai, ngày con đi học đại học, cha đã vay nợ người ta. Và khi con rời thành phố, mùa màng thất bát, cha không thể trả hết nợ được. Cha đã đến tìm gặp con nhưng con bận công việc và cha không muốn con biết điều này. Cha đã bán nhà để trả nợ con ạ.”

Thomas thều thào: “Nhưng cha có thể nói với con cơ mà… Con là con của cha mà.”

James nói: “Con trai, cha không muốn con gặp rắc rối thêm nữa. Cha đã im lặng và tất cả những gì cha muốn đó là hạnh phúc của con.”

Thomas đã ôm cha mình và xin lỗi đã để ông rời đi ngày hôm đó. Anh ta đã xin cha tha lỗi.

James nói: “Đừng lo lắng, con trai. Cha rất vui vì nhìn thấy con và mong con nếu có thời gian có thể về thăm cha và mẹ. Vì ở tuổi này rồi, thật khó để chúng ta có thể đến thăm con thường xuyên được. Dù là thời gian ngắn, cha mẹ cũng rất mong được gặp con và thấy con mạnh khỏe, thành đạt. Chúng ta yêu con rất nhiều.”

Bài học: Nếu có thời gian, dù chỉ là một chút, hãy cứ về nhà – nơi có cha, mẹ vẫn luôn ngóng đợi con hàng ngày.

Cách hấp lại cơm nguội ngon như cơm nóng sốt, thơm ngon như mới nấu: Bà nội trợ nào không biết thì phí quá

Không phải lúc nào nấu cơm xong cũng có thể ăn hết phần cơm đã nấu, vì vậy nhiều người có thói quen cho cơm vào tủ lạnh để bảo quản. Thế nhưng, chỉ để trong tủ lạnh cơm rất dễ sinh độc tố, bạn cần biết cách bảo quản đúng để cơm không bị thiu cũng không sinh độc nha.

Muốn bảo quản cơm nguội an toàn không đơn thuần chỉ là đưa vào tủ lạnh, bạn cần phải làm chính xác từng khâu một, từ lúc nấu cơm đến việc cất giữ và hâm nóng lại như thế nào. Có như vậy cơm mới không bị ảnh hưởng, hãy học hỏi những cách bảo quản cơm dưới đây để giúp gia đình có bữa cơm hoàn hảo bạn nhé.
webtretho
Cách bảo quản cơm qua đêm (Hình ảnh minh họa)
Lưu ý khi nấu cơm

Để tránh tình trạng cơm dễ bị ôi thiu sau khi nấu, trước khi nấu cơm bạn phải rửa sạch nồi và nắp rồi mới cho gạo vào. Khi vo gạo cần cho vào một nhúm muối nhỏ, nếu phần gạo cũ có dấu hiệu nấm mốc, bạn phải xả thật nhiều nước.

Lúc nấu bạn cũng nên để một ít muối vào nồi, bằng cách này cũng giúp cơm của bạn thêm đậm vị hơn và cũng bảo quản cơm được lâu hơn.

Khi bảo quản cơm

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, khi cơm đã nấu chín bạn chỉ nên dùng trong vòng 5 tiếng, sau thời gian này cơm rất dễ bị hỏng và sinh độc. Còn khi bạn muốn mang cơm đi dự trữ thì nên cho cơm ra rổ thưa và không để cơm dính bất cứ thực phẩm nào. Cho đến khi cơm nguội hẳn thì bạn mới cho cơm cần bảo quản vào hộp nhựa và cho vào tủ lạnh.

Một vài lưu ý khi bảo quản cơm: bạn không nên dùng cơm để ở nhiệt độ phòng đã quá 6 tiếng và cơm đã bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 24 tiếng. Không nên hâm nóng hoặc chiên lại cơm quá 2 lần, vì như vậy cơm rất dễ mất chất dinh dưỡng.

Để biến cơm nguội trở nên nóng sốt, thơm ngon, bạn đừng bỏ qua những mẹo nhỏ dưới đây nhé.

Việc nấu cơm quá tay và phần cơm thừa được cất đi để hôm sau hâm nóng lại rồi dùng tiếp là chuyện bình thường. Để cơm nguội hấp lại ngon như cơm nóng, bạn cần phải có những bí kíp đặc biệt.

Hấp cơm nguội cùng cơm mới nấu

Nếu chỉ còn lại một chút cơm nguội và bạn vẫn phải nấu thơm cơm mới cho đủ khẩu phần ăn của cả nhà, hãy áp dụng cách sau:

Vo gạo và nấu cơm như bình thường. Trong lúc chờ cơm chín, bạn có thể bỏ cơm nguội trong tủ lạnh ra ngoài.

Đợi cơm sôi và bắt đầu cạn nước bạn mới cho cơm nguội vào hấp. Thao tác này phải làm nhanh tay. Sau đó đậy nồi lại để cơm được nấu như bình thường. Khi cơm mới chín thì phần cơm nguội cũng nóng sốt như cơm mới.

Hâm nóng lại cơm nguội bằng nồi cơm điện

Nếu bạn cần hâm nóng lại một lượng cơm nguội lớn, có thể áp dụng cách này.

Cho một chút nước xuống đáy nồi cơm điện rồi cho cơm nguội lên trên và dàn đều. Lưu ý, chỉ cho một lượng nước nhỏ để cơm không bị khô. Cho nhiều nước có thể khiến phần cơm dưới đấy nồi bị nát.

Cắm điện và chọn chế độ nấu cơm như bình thường. Sau khoảng 10 phút, bạn sẽ thấy hơi bốc lên. Sau đó, nồi cơm sẽ chuyển sang chế độ ủ ấm như bình thường. Để như vậy khoảng 5 phút là có thể mang cơm ra sử dụng.
cach-ham-nong-com-nguoi-01

Cách hấp cơm nguội bằng bếp ga

Hãy cho cơm nguội vào nồi và dàn đều. Thêm một chút nước lên mặt cơm để cơm không bị khô. Bạn cũng có thể cho cơm vào giá rồi phun nước và trộn đều rồi mới cho vào nồi.

Đặt nồi lên bếp, đun lửa vừa cho tới khi thấy nồi cơm nổ lẹt đẹt, hơi nước bốc lên thì vặn nhỏ lửa. Đun lửa nhỏ 5-10 phút là sẽ có cơm nóng sốt.

Khi cơm nóng, bạn tắt bếp và nên sử dụng cơm ngay.

Hâm nóng cơm bằng lò vi sóng

Chỉ cần cho cơm nguội vào bát thuỷ tinh. Lấy màng bọc thực phẩm bọc kín lại hoặc dùng một chiếc đĩa đậy lên trên bát cơm. Sau đó, cho bát cơm vào nồi vi sóng để hâm nóng. Thời gian quay trong lò vi sóng tùy thuộc vào lượng cơm mà bạn cần làm nóng.
cach-ham-nong-com-nguoi-02
Nếu sợ cơm bị khô, rời rạc, bạn có thể lấy một viên đá lạnh bỏ lên trên bát cơm. Cứ một bát cơm lớn thì bạn đặt một viên đá nhỏ lên trên, dùng màng bọc thực phẩm gói lại. Dùng tăm đục vài lỗ thủng trên màng bọc thực phẩm để hơi nước thoát ra. Sau đó cho bát cơm vào lò vi sóng quay khoảng 90 giây. Viên đá tan ra trong quá trình hâm nóng sẽ giúp cơm giữ được độ ẩm cần thiết, không lo bị khô.

Hâm nóng cơm bằng cách hấp cách thủy

Bạn có thể cho cơm nguội vào khay nấu xôi, dàn đều để cơm không bị vón cục rồi đặt lên nồi để hấp cách thủy. Chỉ cần hấp khoảng 10 phút là có cơm nóng dẻo như mới nấu.