Cha mẹ già như ngọn đèn trước gió, liệu rằng ta còn gặp họ được bao nhiêu lần

 

Có người, đi làm xa, mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một lần. Nếu bố mẹ còn sống được 20 năm nữa thì họ cũng chỉ được gặp 20 lần. Đời này, ta còn gặp bố mẹ được bao nhiêu?

Cha mẹ già như ngọn đèn trước gió, liệu rằng ta còn gặp họ được bao nhiêu lần

Cha mẹ già như ngọn đèn trước gió

Có một người đàn ông vào viện thăm bố của một người bạn. Bác sĩ bảo rằng, cuộc sống của ông chỉ còn có thể cầm cự trong khoảng một năm. Mỗi ngày trôi qua, khoảng thời gian đó càng thêm ngắn lại. Khi bước ra khỏi phòng bệnh, người bạn của người đàn ông không ngừng rơi nước mắt vì hối hận.

Anh tự dằn vặt mình, bởi gần 10 năm qua, anh bận rộn công tác ở nước ngoài, đi đông về tây. Một hoặc hai năm anh mới về thăm bố mẹ một lần. Giờ đây, anh dành toàn bộ thời gian để ở bên bố, hồi tưởng lại những gì ông đã dành cho anh từ thuở ấu thơ, cảm thấy tội lỗi vô cùng. Anh hối hận thở dài: “Tại sao đến khi bố sắp đi xa, tôi mới thấy những khoảnh khắc bên cạnh ông quý giá đến vậy?”

Cha mẹ già như ngọn đèn trước gió, liệu rằng ta còn gặp họ được bao nhiêu lần ảnh 1

Người trẻ ngày nay, dường như cũng đang sống vội như thế, để rồi vô tâm với nỗi buồn của cha mẹ. Nếu như người bố trong câu chuyện trên không lâm bệnh nặng, liệu người bạn kia có tỉnh ngộ, hay vẫn bị cuốn đi theo dòng đợi vội vã? Có người, đi làm xa, mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một lần. Nếu bố mẹ còn sống được 20 năm nữa thì họ cũng chỉ được gặp 20 lần. Thế nhưng cha mẹ già như ngọn đèn trước gió, có thể chỉ còn sống trên đời chưa đến 5 năm. Vậy số lần gặp mặt chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, duyên phận sâu nặng là vậy, nhưng khi chia xa sẽ mãi mãi dài.

Đời này, ta còn gặp cha mẹ được bao nhiêu lần?

Con người sinh ra, vốn dĩ đã có 2 kho báu giá trị nhất, là cha và mẹ. Chúng ta đều được nuôi dưỡng bằng tình thương vô bờ bến của họ, để rồi từng này lớn lên, xây dựng sự nghiệp cho riêng mình, hạnh phúc bên người ta yêu thương. Thế nhưng, ta mải miết chạy theo để vun vén cho những thứ hào hoa, mà quen mất bóng hình cha mẹ ngóng trông nơi hiên nhà.

Cha mẹ già như ngọn đèn trước gió, liệu rằng ta còn gặp họ được bao nhiêu lần ảnh 2

Bạn có biết, dù ta vô tình thế nào, bạc nghĩa ra sao, bất hiếu đến nỗi ai cũng căm hận, cha mẹ cũng không bao giờ quay lưng lại với ta, mà vẫn luôn dang rộng vòng tay để chở che ta vào lòng. Gia đình chính là nơi bình yên cuối cùng của mỗi con người. Cha mẹ là bến đỗ để ta tìm về khi mệt nhoài trên đường đời đầy rẫy chông gai. Thế nên đừng bao giờ vô tâm, để rồi khi hối hận cũng đã muộn màng.

Thực phẩm này cho vào tủ lạnh vừa mất chất vừa sinh đ.ộ.c: 10 nhà thì đến 9 nhà làm sai

Có một số tuyệt đối không nên để trong tủ lạnh mà tốt nhất nên bảo quản bên ngoài để bảo đảm chất lượng dinh dưỡng, an toàn cho sức

Tủ lạnh là một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Chúng giúp chúng ta bảo quản, dự trữ thực phẩm phục vụ những ngày bận rộn không thể đi chợ được. Tuy nhiên, không phải tất cả thực phẩm cũng nên bảo quản trong tủ lạnh. Có một số tuyệt đối không nên để trong tủ lạnh mà tốt nhất nên bảo quản bên ngoài để bảo đảm chất lượng dinh dưỡng, an toàn cho sức khỏe.

1. Khoai tây

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, ở nhiệt độ thấp, khoai tây sẽ bị biến chất, ảnh hưởng đến mùi vị món ăn. Khi khoai tây ở trong môi trường tủ lạnh sẽ bị thoát hơi nước, môi trường xung quanh nó trở nên ẩm ướt, thúc đẩy khoai nảy mầm. Ở khoai tây mọc mầm, hàm lượng dinh dưỡng giảm trong khi chất độc solanin tăng lên, có thể khiến người ăn bị ngộ độc với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy.

Cách tốt nhất, cho một vài quả táo vào túi đựng khoai tây và để ở nơi tối và thoáng mát. Quả táo chín thải ra khí ethylene, có thể làm chậm tốc độ nảy mầm.

2. Cà chua
thuc-pham-khong-nen-cho-vao-tu-lanh-1
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bảo quản cà chua nhiều ngày ở nhiệt độ dưới 12 độ C sẽ làm thay đổi kết cấu tự nhiên của cà chua, sản sinh ra các chất dễ bay hơi và 65% các chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi. Chính vì vậy, hãy để cà chua ở nơi khô ráo, thoáng mát để giữ được hương vị thơm ngon ban đầu.

Cà chua cũng không bảo quản được lâu ở nhiệt độ thường, do đó bạn nên mua số lượng vừa phải, đủ dùng trong dăm ba ngày để đảm bảo hương vị ban đầu của chúng.

3. Quả chuối

Chuối là loại trái cây rất dễ hỏng, khó bảo quản nhưng không nên cho vào tủ lạnh vì nó có xu hướng chuyển sang màu đen và mất mùi vị ở nhiệt độ thấp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệt độ ở tủ lạnh có thể phá hủy cấu trúc tế bào chuối, ảnh hưởng đến hương vị.

Ngoài ra, chuối để trong tủ lạnh nhanh bị thâm đen, thối hỏng hơn ở môi trường nhiệt độ phòng. Vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhanh và thậm chí “tấn công” sang cả những thực phẩm khác trong tủ lạnh nhà bạn.

4. Hành tây

Nếu hành tây đã được thái ra, dù bạn có bọc gói cẩn thận thế nào, nó cũng vẫn bị mất nước và khô héo nếu cho vào tủ lạnh. Ngoài ra, việc để hành tây trong tủ lạnh quá lâu cũng khiến chúng dễ bị nhiễm nấm mốc, không còn an toàn. Mặt khác, hành tây có mùi hăng nồng, nếu cho vào tủ lạnh sẽ khiến các thực phẩm khác bị nhiễm mùi.

5. Tỏi

Việc cất tỏi trong tủ lạnh sẽ kích thích mọc mầm, mọc rễ. Tỏi cũng nhanh bị biến chất, nhiễm vi khuẩn. Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ làm tỏi cứng lại; độ ẩm cao sẽ khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn.

Tủ lạnh không phải là môi trường tốt để bảo quản tỏi. Hãy bảo quản tỏi ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Nên mua tỏi phơi khô thay cho tỏi tươi hoàn toàn nếu bạn muốn tích trữ để ăn dần. Thay vì bọc kín, hãy để tỏi tiếp xúc với không khí, tránh xa nơi có độ ẩm cao.

Nếu muốn bảo quản tỏi trong tủ lạnh, hãy dùng ngăn đông thay vì ngăn mát. Cách làm là bóc vỏ từng tép tỏi cho vào lọ, đổ dầu ăn vào ngập tỏi, đóng kín nắp rồi cho vào ngăn đá. Phương pháp này không những giúp bảo quản tỏi hiệu quả mà còn rất tiện lợi khi nấu nướng.

6. Hải sản đã nấu chín

Chất đạm trong hải sản rất dễ phân hủy và trở thành chất độc hại, khiến người ăn bị tiêu chảy, ngộ độc, dị ứng. Vì thế với loại thực phẩm này, bạn nên mua vừa đủ để ăn trong ngày, đừng cất qua đêm trong tủ lạnh.
thuc-pham-khong-nen-cho-vao-tu-lanh-2
7. Mật ong

Nhiều người nghĩ rằng bất cứ thực phẩm nào cũng giữ chất lượng tốt được lâu hơn nếu để vào tủ lạnh, nhất là nếu nó ở dạng lỏng. Tuy nhiên, điều này không hề đúng với mật ong. Mật ong rất giàu chất kháng khuẩn và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm trong tủ lạnh sẽ khiến mật ong bị kết tinh, giảm chất lượng và dễ trở thành mục tiêu của vi khuẩn, nhất là nếu bạn đóng nắp không kỹ hoặc bọc không kín.

Để giữ mật ong tươi, bạn chỉ cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng và nhiệt độ cao.

8. Cà phê, trà

Một số sản phẩm được phơi và sấy khô như trà, cà phê, sữa bột… sau khi xử lý sấy sẽ có độ ẩm cực thấp, vi sinh vật khó sinh sôi, chỉ cần chú ý đến độ ẩm là có thể bảo quản được lâu. Tuy nhiên nếu bạn đã mở hộp để dùng và cất trong tủ lạnh, chúng sẽ bị ẩm và mốc, chưa kể bị nhiễm mùi thức ăn trong tủ lạnh. Nó sẽ bị biến chất nhanh chóng, không giữ được hương vị ban đầu mà còn nguy cơ nhiễm khuẩn từ các loại thức ăn khác.

9. Các món nộm, gỏi

Hầu hết các món nộm, gỏi đều không cần dùng đến nhiệt độ để làm chín, vì thế vi khuẩn và kí sinh trùng dễ bị sót lại. Nếu để chúng lâu trong tủ lạnh, vi khuẩn, nấm mốc sẽ có điều kiện thuận lợi sinh sôi, tạo ra các độc tố khiến người ăn bị bệnh đường ruột, thậm chí ngộ độc.

Hơn nữa, các món gỏi, nộm chứa rất nhiều gia vị như giấm, ớt…, nếu để lâu sẽ dễ sinh ra những chất độc hại. Vì vậy, món ăn này nên được ăn trong ngày.