Vụ cặp đôi đâm vào ống cống giữa đường tử ⱱoᥒɢ: Nạn nhân có bầu, sắp cưới

 

Nạn nhân đang mang bầu được khoảng 6 tháng, chuẩn bị làm đám cưới thì gặp tai nạn.

Liên quan đến vụ tai nạn đôi nam nữ đâm vào ông cống chắn ngang đường tử ⱱoᥒɢ, lãnh đạo UBND xã Hồng Tiến (thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên) cho biết, vị trí xảy ra tai nạn thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

“Trước kia, khu vực xảy ra tai nạn chưa giải phóng mặt bằng thì xã quản lý. Sau khi giải phóng mặt bằng, địa phương đã có biên bản bàn giao khu vực này cho Ban quản lý các khu công nghiệp”, lãnh đạo xã Hồng Tiến nói.

Theo lãnh đạo xã Hồng Tiến, sáng nay, khi nhận được thông tin, Công an thị xã Phổ Yên phối hợp với chính quyền xã xuống hiện trường làm việc. Tại buổi làm việc, Ban quản lý các khu công nghiệp cho biết, sau khi nhận được quyết định của thị xã Phổ Yên ban hành về việc phòng chống dịch COVID-19 trong khu công nghiệp thì ban quản lý đã cho đặt nhiều ống cống trên làn đường trong khu công nghiệp với mục đích kiểm soát, hạn chế, người ra vào khu công nghiệp ở phía tây khu vực này để phòng dịch.

“Khi chúng tôi lên kiểm tra, làn đường đó có 5 ống cống nhưng mỗi ống cống lại lăn ra một vị trí khác nhau. Đường này thuộc đường trong khu công nghiệp”, lãnh đạo xã Hồng Tiến nói.

Vụ cặp đôi đâm vào ống cống giữa đường tử ⱱoᥒɢ: Nạn nhân có bầu, sắp cưới - 1 Vụ cặp đôi đâm vào ống cống giữa đường tử ⱱoᥒɢ: Nạn nhân có bầu, sắp cưới - 2

Vụ cặp đôi đâm vào ống cống giữa đường tử ⱱoᥒɢ: Nạn nhân có bầu, sắp cưới - 3

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh FB.

Ông Hoàng Kiến Trung, trưởng xóm 3, xã Tân Ninh (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) cho biết, gia đình nạn nhân V.T.N. (SN 1998, ở xã Tân Ninh) có hoàn cảnh khó khăn, bố N. bị tàn tật nhiều năm nay.

Theo ông Trung, N. là con gái lớn trong nhà. Trước khi xảy ra sự việc, nạn nhân đi làm ca đêm tại khu công nghiệp Điềm Thụy về. Hiện gia đình N. đang tổ chức lo hậu sự cho nạn nhân.

Ngoài ra, ông Trung cũng cho biết, nạn nhân N. đang mang thai con trai được khoảng 6 tháng. Gia đình N. dự định tổ chức nám cưới cho N. vào tháng 8 âm lịch vừa qua nhưng do dịch COVID-19 nên phải hoãn lại. Khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, gia đình dự định đến mùng 4/10 (âm lịch) này sẽ tổ chức đám cưới cho N. Nhưng không may, vụ tai nạn đã khiến N. và chồng sắp cưới tử ⱱoᥒɢ.

Trước đó, vào khoảng 1h30 sáng 1/11, anh Đ.V.Đ. (SN 1998, ở Vân Hồ, Sơn La) điều khiển xe máy chở theo chị V.T.N. di chuyển trên đường trong khu công nghiệp Điểm Thuỵ. Khi đi đến xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, xe bất ngờ đâm vào ống cống dưới lòng đường.

Vụ tai nạn khiến anh Đ. và chị N. tử ⱱoᥒɢ.

Nguồn: http://danviet.vn/vu-cap-doi-dam-vao-ong-cong-giua-duong-tu-vong-nan-nhan-co-bau-sap-cu…Nguồn: http://danviet.vn/vu-cap-doi-dam-vao-ong-cong-giua-duong-tu-vong-nan-nhan-co-bau-sap-cuoi-502021111169498.htm

Theo Quỳnh An (Dân Việt)

Tài xế Taxi Xanh SM không có thời gian ăn vì quá đông khách, thu nhập vẫn rủng rỉnh dù phải chia 80% cho công ty

Lượng khách đặt taxi điện rất đều, trong thời gian đầu xảy ra tình trạng quá tải khiến anh Vũ Gia Khánh và các đồng nghiệp phải “căng mình” phục vụ.

Quy trình đào tạo tài xế bài bản

Anh Vũ Gia Khánh (Hà Nội) là một trong những tài xế đầu tiên gia nhập Taxi Xanh SM khi hãng taxi thuần điện đầu tiên khai trương tại Hà Nội từ giữa tháng 4. Từng nhiều năm chạy xe cho các hãng taxi truyền thống, Grab hay lái xe đường dài, anh Khánh muốn tìm kiếm sự thay đổi, quyết định đi nộp hồ sơ xin việc sau khi đọc được quảng cáo tuyển dụng trên mạng xã hội.

Tài xế Taxi Xanh SM: Không có thời gian ăn vì quá đông khách

Sau phần phỏng vấn, kiểm tra thực hành rồi trúng tuyển, anh Khánh trải qua khoá đào tạo bắt buộc của GSM cho các tài xế mới. Anh chia sẻ rất bất ngờ với quy trình “training” của công ty mới. Nhân viên mới được đào tạo từ cách vận hành xe điện, cách thanh toán bằng máy quẹt thẻ đến việc sử dụng app… Tuy vậy, khác biệt lớn nhất của quy trình đào tạo GSM là bài “nâng cao chất lượng dịch vụ”. Tài xế mới được chia sẻ về thái độ, xử sự từ lúc gọi cho khách, nhận cuốc xe thế nào, chào khách, mở cửa xe thế nào. Quy trình rõ ràng được GSM thiết lập giúp khách hàng thoải mái nhất ở trong xe, an toàn trên đường đi và hài lòng khi đến nơi. “Tất cả các khâu đều có hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho tài xế”, anh Khánh nói.

So sánh về quy trình đào tạo nhân viên mới của GSM với các công ty vận tải từng làm việc, anh Khánh cho biết ở đây quy củ, chặt chẽ hơn rất nhiều, không “qua loa, ào ào như các hãng khác”.

Bận rộn nhưng hài lòng về công việc

Nhìn lại quãng thời gian hơn ba tháng làm việc ở GSM, anh Khánh nói: “Khi taxi điện ra mắt, được khá nhiều người ủng hộ. Vì thế, lượng khách rất đều. Thường xuyên tôi chạy xe không kịp ăn, không kịp đi vệ sinh. Thời điểm đầu khi chỉ có 500 xe, gần như ngày nào cũng như vậy”.

Được công ty giao một xe VinFast VF e34, trung bình một tuần anh Khánh chạy đủ 7 ngày, để tận dụng hết khả năng của xe. Khi nào có việc bận mới xin công ty nghỉ một hôm.

Tài xế Taxi Xanh SM: Không có thời gian ăn vì quá đông khách

Hiện tại, mức lương cứng của tài xế của Taxi Xanh SM như Khánh khoảng 10-11 triệu đồng một tháng. Tháng nào làm đều không nghỉ, lương cứng được tăng thêm. Ngoài ra, nếu anh Khánh đi làm trong những ngày lễ, tiền lương được nhân theo cấp số nhân, từ 2-3 lần so với bình thường.

Doanh số chạy xe được chia 80% về công ty, 20% cho tài xế, trong 20% đó chi phí để sạc điện chiếm khoảng một nửa. “Ví dụ chạy được một triệu, tài xế được hưởng 20% là 200 nghìn đồng nhưng chi cho sạc điện khoảng 100 nghìn, còn dư 100 nghìn đồng. Hiện tại, tôi hài lòng về thu nhập và công việc hiện tại”, anh Khánh chia sẻ.

Chạy taxi điện mệt mỏi, tốn thời gian tìm trạm, sạc pin?

Liên tục chạy VinFast VF e34 trong mùa hè ở Hà Nội hơn ba tháng qua, anh Khánh chia sẻ thời tiết nóng nực có ảnh hưởng đến hoạt động của điều hoà, nhưng không nghiêm trọng “như trên mạng nói”. Lý giải về việc điều hoà giảm hiệu suất trong ngày nắng nóng, anh Khánh cho rằng hệ thống pin của VF e34 nằm ở dưới gầm xe, nên điều hoà phải chia xuống để giải nhiệt pin. Tuy vậy, xe vẫn đủ mát cho tài xế và những người ngồi trong xe, chỉ không mát sâu như bình thường và không đến mức không thể chịu được”.

VinFast VF e34 có quãng đường chạy công bố 280 km. Tuy nhiên, trong điều kiện chạy dịch vụ “khắc nghiệt” ở nội đô, xe của anh Khánh chỉ đạt con số từ 100 – 150 km cho mỗi lần sạc đầy. Anh lý giải điều này cũng dễ hiểu bởi anh chạy xe liên tục nhưng thời gian tắc đường, chờ đón khách khiến điện năng vẫn tiêu thụ cho điều hoà còn số kilomet không “nhảy”. Có những ngày anh chạy xe gần 10 tiếng đồng hồ nhưng chỉ đi được hơn 100 km.

Tài xế Taxi Xanh SM: Không có thời gian ăn vì quá đông khách

“Tuy vậy, chi phí cho xe điện vẫn tối ưu so với xe xăng. Kể cả với các mẫu xe nhỏ như Hyundai i10 hay Kia Morning, nhiên liệu tiêu thụ khi chạy trong phố vẫn cao hơn 10-15 lít/100 km. Tính ra, số tiền bỏ ra cho nhiên liệu của xe xăng gấp 2-3 lần so với xe điện, thậm chí nhiều hơn”, anh Khánh so sánh.

Hạn chế của xe điện là việc sạc pin cần thời gian và trạm sạc nhưng hiện tại, anh Khánh khẳng định đây không còn là vấn đề với bản thân anh hay các đồng nghiệp chạy taxi điện. Anh cho biết công suất các trạm sạc hiện tại rất lớn. Buổi tối sau khi đi làm về, xe gần cạn pin, anh cũng không cần thiết cắm sạc qua đêm. “Sáng hôm sau trong thời gian ăn sáng, uống trà, tôi có thể sạc đầy pin xe trong khoảng một tiếng nếu pin cạn nhiều. Nếu pin còn trên 20%, xe chỉ cần sạc 40-45 phút là tôi có thể đi đón khách luôn”, tài xế này chia sẻ.

Điều anh Khánh chưa hài lòng nhất là ứng dụng gọi xe của GSM còn khá nhiều lỗi, cần fix lại trong thời gian tới. Nhiều tính năng chưa theo được các hãng khác khiến tài xế phải đi đón khách rất xa, kể cả trong khung giờ cao điểm. Việc thay đổi điểm đến điểm đi mới được cập nhật, điều hướng vẫn chưa ổn khiến các cuốc “nổ” chưa chính xác. Ngoài ra, khi tài xế thao tác để nhận khách vẫy (khách bắt xe trên đường), app vẫn “nổ” các cuốc xe đặt online.