Nóng: Học sinh Hà Nội trở lại trường từ 8/11

 

Tại Hà Nội, các khối lớp 5, 6, 9, 10 và lớp 12 được trở lại trường học sau thời gian tạm nghỉ để phòng chống dịch COVID-19.

Ngày 1/11, UBND TP.Hà nội có văn bản cho học sinh trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, dựa vào tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc cho học sinh trở lại trường học, UBND TP.Hà Nội thông nhất, từ ngày 8/11/2021 theo đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc cho học sinh trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COV1D-19.

Trong đó, học trực tiếp, ưu tiên cho các khối lớp đầu cấp, cuối cấp và các lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, thay sách giáo khoa, thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp.

Cụ thể: cấp tiểu học khối lớp 5, cấp trung học cơ sở khối lớp 6 và lớp 9, cấp trung học pho thông khối lớp 10 và lớp 12.

Các trường tại các đơn vị xã/phường/thị trấn của 18 huyện và thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2 trong 14 ngày tính đến thời điểm 8/11/2021 không có các ca F0 trong cộng đồng.

Học trực tuyến: các khối lớp còn lại. Nghỉ học tại nhà: cấp học mầm non.

Nóng: Học sinh Hà Nội trở lại trường từ 8/11 - 1

Học sinh các khối lớp 5, 6, 9, 10 và lớp 12 tại 18 huyện, thị xã được trở lại trường học. Ảnh minh họa.

Về nguyên tắc thực hiện, học sinh đi học theo từng địa bàn xã/phường/thị trấn tại những nơi được xác định cấp độ dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 tại 18 huyện và thị xã. Những trường có học sinh trên nhiều địa bàn khác nhau thì nhà trường phải xác định, nắm rõ thông tin của các học sinh, cấp độ dịch và quy định cho đi học của địa phương nơi học sinh cư trú.

Trường học phải đạt yêu cầu an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 theo các tiêu chí tại Hướng dẫn Liên ngành số 3668 ngày 25/10/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Y tế.

Có phương án bảo đảm giãn cách, giảm sĩ số học sinh/buổi dạy. Giáo viên chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng chống COVID-19 chỉ dạy trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp.

Các địa phương, trường học cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 cho học sinh trước, trong và sau khi đến trường theo đúng Hướng dẫn Liên ngành. Học sinh hạn chế tiếp xúc với người ngoài gia đình, có bản cam kết của phụ huynh học sinh: “Một cung đường, hai điểm đến”, phụ huynh học sinh bảo đảm tiêm vắc-xin ít nhất 1 mũi đạt trên 90%.

Không tổ chức ăn bán trú, căng tin ăn uống trong trường, học sinh tự mang theo nước uống cá nhân. Chỉ tổ chức việc dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày, tổ chức dạy học luân phiên đảm bảo an toàn sức khỏe học sinh, kết hợp giữa học trực tiếp và học trực tuyến hợp lý với những nội dung giảng dạy, đạt hiệu quả cao nhất.

Theo UBND TP.Hà Nội. việc cho học sinh trở lại trường học cần phải phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo thận trọng, lấy địa bàn cấp xã, phường, thị trấn để đánh giá và xây dựng tiêu chí, làm từng bước thận trọng nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn về sức khỏe cho giáo viên và học sinh. Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 cấp huyện, thị xã phê duyệt phương án cụ thể cho học sinh đi học trở lại của các trường, các cơ sở giáo dục trên địa bàn các xã, phường, thị trấn trực thuộc.

Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, tại địa phương (xã/phường/thị trấn) nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cấp huyện/thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học tập trực tiếp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.

UBND TP.Hà Nội giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã thông báo chỉ đạo, hướng dẫn, kiềm tra các cơ sở giáo dục, các đơn vị và tổ chức liên quan triển khai nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COV1D-19 theo hướng dẫn của Trung ương và Thành phố để sẵn sàng đón học sinh trở lại trường; thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra các cơ

Giao các huyện/thị xã căn cứ tình hình thực tiễn, diễn biến cấp độ dịch tại địa phương, tiếp tục có đề xuất phương án đề nghị Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo cho học sinh các khối lớp còn lại đang học trực tuyến được quay trở lại trường học trực tiếp theo lộ trình phù hợp, đề xuất UBND Thành phố xem xét, quyết định bảo đảm an toàn công tác phòng, chống dịch tại các nhà trường.

Nguồn: http://danviet.vn/nong-hoc-sinh-ha-noi-tro-lai-truong-tu-8-11-5020211111463342.htmNguồn: http://danviet.vn/nong-hoc-sinh-ha-noi-tro-lai-truong-tu-8-11-5020211111463342.htm

Theo Quỳnh An (Dân Việt)

Luộc tôm bằng nước nóng hay nước lạnh mới đúng? Làm theo cách này, tôm đỏ au ngọt vô cùng

Khi luộc tôm, bạn cần bỏ túi một số bí quyết sẽ giúp tôm ngày càng ngon ngọt.

Cách chọn tôm tươi an toàn, không bị bơm hóa chất

Quan sát chân tôm

Tôm tươi thường có phần chân trong suốt, dính chặt vào thân tôm. Phần chân tôm bị thâm đen, lỏng lẻo chứng tỏ tôm đã bị ươn.

Quan sát thân tôm và đầu tôm

Tôm tươi và không bị bơm hóa chất có phần thân hơi cong, căng thịt nhưng không mập mạp bất thường, các khớp vỏ trên thân tôm linh hoạt, không bị rời rạc, đầu tôm và thân tôm dính chặt với nhau, đầu tôm không rơi ra khỏi thân tôm.

Tránh mua những con tôm mập mạp bất thường, thân tôm giãn ra.
tom-luoc4
Quan sát phần đuôi tôm

Tôm tươi thường có phần đuôi xếp lại với nhau. Nếu đuôi tôm bị xòe ra thì tôm đã bị bơm hóa chất hoặc tiêm nước làm cho tôm mập mạp.

Quan sát vỏ tôm

Vỏ tôm tươi cứng, trong suốt, dính sát vào thịt tôm.

Tùy từng loại tôm mà vỏ có màu sắc đặc trưng như vỏ tôm hùm bông thường có màu xanh và hoa văn nâu, đen, vỏ tôm sắt có màu nâu, chân tôm màu đỏ, vỏ tôm sú có màu xanh ngọc, vỏ tôm he có màu hồng trong suốt, chân đỏ…

Tránh chọn tôm có phần vỏ bóng nhớt hoặc sần sùi, có màu bất thường hoặc ngả vàng, trắng đục vì đó là tôm ươn, tôm bị nhiễm hóa chất.

Lưu ý: Để tránh mua tôm ươn, tôm nhiễm hóa chất, bạn nên mua tôm sống vẫn còn búng tanh tách hoặc nếu mua tôm đông lạnh, bạn nên mua ở những siêu thị hoặc cơ sở đảm bảo uy tín và chất lượng.

Mẹo luộc tôm ngon như ngoài hàng

Cách luộc tôm chuẩn nhất

Nguyên liệu: Tôm he, gừng hành lá, muối, rượu nấu ăn

Cách làm:

– Mua một cân tôm tươi, sau khi mua về đổ vào chậu, để một lúc rồi nuôi một lúc. Tiếp theo, chúng ta dùng kéo cắt chỉ râu tôm và rửa sạch.
tom-luoc1
–  Tôm rửa sạch là có thể bỏ vào nồi luộc chín. Nhiều người còn tỉ mỉ rút chỉ tôm vì cho rằng giúp tôm không bị tanh.
tom-luoc1
Nhưng với tôm luộc tôi khuyến nghị là không cần rút chỉ tôm. Vì việc bóc tôm trước khi luộc sẽ khiến tôm mất vị ngọt trong quá trình chế biến.

– Tôm sau khi sơ chế xong để sang một bên để dùng sau. Chúng ta chuẩn bị nồi và cho nhiều nước vào. Sau đó bạn cần chuẩn bị một ít hành lá và gừng thái chỉ, cũng đổ vào nồi, để lửa riu riu cho đến khi nước trong nồi sôi.
tom-luoc3
– Sau khi đun đến khi sôi vẫn chưa đủ, bạn đun tiếp khoảng 1 phút cho đến khi nước dậy mùi thơm của hành lá và gừng thì tắt bếp.

– Lúc này ta cho tôm vào rồi đổ một lượng rượu nấu ăn thích hợp để khử hết mùi tanh, cũng có thể nêm thêm một chút muối cho vừa ăn, tiếp tục đun trên lửa lớn.
tom-luoc
– Tôm rất dễ nấu, khoảng 1 phút nữa bạn thấy tôm chuyển sang màu đỏ tức là tôm đã chín. Lúc này bạn có thể vớt ra và thưởng thức. Nếu bạn cảm thấy 1 phút không đảm bảo lắm thì đun trong 2 phút chắc chắn là được, nhưng không được đun trong thời gian quá lâu, vì điều này làm tôm không còn tươi ngon.

Lời khuyên khi luộc tôm

Luộc tôm, nước lạnh hay nước nóng? Thao tác chính xác là phải đun sôi trong nước nóng, cho hành lá và gừng vào luộc trước khi cho tôm vào luộc.

Tôm được chế biến theo cách này có thịt tươi, mềm, vị ngon, không có mùi tanh, đặc biệt thơm ngon.
tom-luoc2
Lưu ý khi ăn tôm

Tôm bổ dưỡng cho cơ thể, nhưng đừng ăn quá nhiều. Người lớn không quá 100 gam mỗi ngày và trẻ em không quá 50 gam tôm. Vì tôm là hải sản nên chỉ nên dùng tôm hấp hoặc luộc để giảm thiểu số lượng côn trùng và ký sinh trùng gây ngộ độc.

Phụ nữ mới sinh cũng có thể bị khó tiêu và dễ hình thành sẹo lồi, vì vậy cũng nên hạn chế ăn tôm.

Không nên ăn cùng với các loại rau, cuống, quả có nhiều vitamin C vì khi vitamin C gặp độc tố tôm sẽ tiết ra chất độc và gây ngộ độc thức ăn.

Những người bị đau mắt đỏ và người bị hen suyễn không, bị ho nên ăn tôm vì chúng có thể gây kích ứng khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Nếu bị dị ứng với tôm, đừng bao giờ ăn dù chỉ một lượng nhỏ.