Cách làm giá đỗ không cần tưới nước, chỉ hơn 2 ngày có ngay giá đỗ vừa trắng vừa to

Cách làm giá đỗ không cần tưới nước, chỉ hơn 2 ngày có ngay giá đỗ vừa trắng vừa to.

Với những cách làm giá đỗ truyền thống bạn sẽ cần tưới nước thường xuyên. Nhưng với cách này bạn sẽ không cần tưới nước mà giá đỗ vẫn trắng mập, giòn ngọt.

Nguyên liệu làm giá đỗ

– Đậu xanh: 2 nắm

– Nước ấm

– Khăn thấm nước tốt: 2 chiếc

– Túi lưới: 1 chiếc

– Rổ vuông hoặc 1 chiếc nồi to

Cách chọn đậu xanh để có giá đỗ ngon

– Bạn nên chọn đậu xanh ta, hạt nhỏ, chắc, bùi được trồng theo phương pháp hữu cơ không sử dụng thuốc kích thích. Loại đậu xanh này sẽ cho giá đỗ ngon.

– Trung bình 1-1,5kg đỗ sẽ cho 10-13kg giá. Tuy nhiên, mỗi lần bạn chỉ nên ủ khoảng 100g đỗ xanh đủ cho cả nhà ăn. Lần tới ăn lại ủ tiếp để luôn có giá đỗ tươi.

– Trong trường hợp bạn ủ giá quá ngày, thân đỗ có màu tím và có rễ, có lá mầm thì ăn sẽ bị đắng. Bạn có thể ủ tiếp cho mọc thành rau mầm, cắt bỏ rễ, ăn sẽ hết đắng.

Ngâm hạt đậu xanh

– Bạn cho đậu xanh vào bát nước ấm (35-40 độ C), ngâm khoảng 7-8 tiếng. Sau khoảng thời gian này hạt đỗ đã có phần hơi nứt ra.

Lót khăn ẩm dưới rổ hoặc nồi to

– Bạn lấy một chiếc khăn dày hút giữ nước tốt, thấm nước vào khăn. Tiếp đến vắt rối để khăn ẩm và lót xuống dưới chậu, rổ hoặc nồi. Sau đó bạn lót một lớp túi lưới bên trên, bước này để sau khi giá lên lấy ra rất dễ.

Cho hạt giá đỗ lên bề mặt lớp lưới

– Bạn cho đậu đã ngâm vào, xếp đậu sao cho các hạt không đè lên nhau để giá lên đều và đẹp. Sau đó phủ một lớp khăn ẩm mỏng lên.

– Một lưu ý cho bạn là phải ngâm đỗ đủ thời gian và khi lấy bát đỗ đã ngâm ra thì đổ hết nước đi và rửa lại nhiều lần để đỗ không còn dính nước đã ngâm gây hỏng giá.

Dùng túi ni lông đen bọc giá và đặt vào chỗ tối

– Bạn lấy túi ni lông đen, cho nồi hoặc rổ ngâm đậu vào bên trong. Lấy bất cứ thứ gì có sức nặng khoảng 5-6kg đặt đè lên chẳng hạn như dây sữa, hộp sành sứ, đĩa to,… Bạn không cần lo giá không mọc được. Bước này sẽ giúp giá mập, rễ cũng ngắn.

– Sau đó để chậu hoặc rổ vào chỗ tối và không cần tưới nước. Chỉ khoảng 2 ngày là có thể lấy giá đỗ ra để kiểm tra.

Thu hoạch

– Khoảng 3 ngày sau là giá đỗ có thể thu hoạch. Bạn kéo túi lưới ra luôn một mảng, gọn gàng, nhanh nhẹn, rễ bám ở khăn nên đã loại bỏ được 1 phần rễ giá.

Trồng theo cách này giá đỗ lên đều vả thẳng tắp, các mầm giá trắng, mập mạp. Khi ăn sẽ có vị ngọt và giòn.

Đổ nước này vào tưới lan: Cây đang suy dinh dưỡng cũng xanh tươi, hoa nở bung, tuôn dài như suối

Đây là bí quyết được những người đam mê trồng lan truyền tai nhau và để lại những kết quả rất tích cực.

Dùng nước mì chính tưới lan

Mì chính không chỉ là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng để giúp cho món ăn thêm đậm đà, hấp dẫn hơn mà mì chính còn có lợi cho sự phát triển của hoa lan. Mì chính có nhiệm vụ kích thích hormone tăng trưởng để lan ra hoa nhanh, hoa nở nhiều hơn, hoa lâu tàn.

F6A74975-2A8A-47CE-8011-5A466646759F

Bước 1: Cho 1 thìa cà phê mì chính vào 1 lít nước sạch, khuấy đều cho tan mì chính

Bước 2: Cho vào bình xịt để xịt xung quanh gốc cây hoặc đổ hỗn hợp vào rễ lan, 3 lần/tuần vào sáng sớm.

Trong mì chính có chứa nhiều đạm, nuôi cây mập mạp và ra rễ nhanh hơn. Ngoài ra, mì chính còn đóng vai trò kích thích hormone tăng trưởng để lan ra hoa nhanh và nhiều hơn so với thông thường.

C220BCEB-BC66-4320-80C5-859C66B7E029

Những loại nước khác tưới tốt cho hoa lan

Hoa lan là một loài hoa có giá trị kinh tế cao nhưng cây hoa lan khác với một số loại cây trồn khác, hoa lan là một trong những loại cây khó tính, cần chăm sóc cẩn thận, không cần sử dụng quá nhiều phân bón cho vây, sử dụng nước bình thường để tưới cây đúng cách là được. Nhưng để cây lan phát triển khỏe mạnh, tươi tốt có thể sử dụng một số loại nước dưới đây để tưới cho lan.

Dùng nước vo vạo tưới lan

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nước vo gạo chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất,…có lợi cho sự phát triển của hoa lan và nhiều loại cây cảnh khác. Do đó, khi sử dụng nước vo gạo tưới cho hoa lan sẽ có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình nảy rễ mới, cây sẽ nhanh chóng phát triển, khỏe mạnh, sớm đâm chồi và cho hoa sớm, phòng trừ được bệnh héo rũ, thối gốc ở lan.

Cách làm như sau:

Bước 1: Pha loãng nước vo gạo đặc với nước sạch theo tỷ lệ 1:2

Bước 2: Đổ hỗn hợp nước vừa pha vào bình xịt, phun xương cho lan vào buổi sáng

Dùng nước chuối tươi tưới cho lan

Cách làm:

Bạn hãy sử dụng nước chuối tươi đun lên lọc bỏ bã làm phân bón tưới cây, nước sử dụng để làm nước tưới sẽ có tác dụng giúp cây phát triển nhanh, ra hoa nhiều.

Bước 1: Lấy 100g chuôi chín băm nhỏ, cho vào nồi nấu chín với 1 lít nước sạch

Bước 2: Khi nước sôi hãy đun nhỏ lửa trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Để hỗn hợp nguội hẳn hãy cho chúng vào máy xay để xay thật nhuyễn. Sau khi xay nhuyễn cho thêm 1 lít nước sạch.

Bước 3: Dùng miếng vải lọc tách riêng phần bã và phần nước chuối

Phần bã chuối sử dụng làm phân cho địa lan hoặc các cây cảnh khác, phần nước đổ trong chai kín có nắp đậy dụng dần, bảo quản trong nhiệt độ mát. Khi tưới hãy tưới dung dịch nước tưới vào xung quanh gốc lan, định kỳ 15-30 ngày tưới một lần.

Bạn hãy dùng nước rửa cá, thịt tưới cho lan

Cách làm:

Mới nghe qua nhiều người sẽ thấy ngạc nhiên nhưng theo các chuyên gia trồng lan thì nước rửa thịt, cá được nhiều chủ vườn sử dụng để tưới cho lan, giúp cho lan phát triển, vì loại nước này chứa nhiều dinh dưỡng rất có lợi cho sự phát triển của lan. Nhưng khi sử dụng nước rửa thịt, cá không được cho muối, các phụ chất khác vào cá thịt trong quá trình rửa

Bước 1: Sử dụng nước rửa, thịt cá hoặc sử dụng nước vo gạo để rửa thịt cá

Bước 2: Đổ hỗn hợp nước vào bình xịt, phun xương cho lan vào buổi sáng

Dùng nước chè xanh tưới cho lan

Nước chè có tác dụng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho lan, phòng tránh các bệnh liên quan đến nấm hại.

Bước 1: Nước chè pha loãng với nước trắng theo tỷ lệ 1:10 đổ vào bình xịt

Bước 2: Xịt nước vào xung quanh thân thân hoa lan, không nên để nước chè qua đêm mới tưới vì nước chè đã bị biến đổi chất, tạo ra nhiều tính kiềm gây hại cho phong lan.