Tại sao dân gian nói đàn bà nặng vía hơn đàn ông? Điều đó có phải do trọng nam khinh nữ?

 

Dân gian thường nói vía đàn bà nặng hơn nên hay bị ⱪiêng ⱪỵ trong nhiều trường hợp, thường bị cho là gây ra xui xẻo hơn đàn ông.

Trong dân gian đàn bà hay bị cho là nặng vía. Vì đàn bà nặng vía hơn nên dân gian rất sợ ra ngõ mà gặp đàn bà, đi đường va phải đàn bà, thờ cúng mà đàn bà làm chủ tế…

Vía là gì?

Trong dân gian có quan niệm hồn và vía hay còn gọi hồn và phách. Vía tương ứng với các ⱪhiếu, tức các lỗ tự nhiên trên cơ thể. Nam giới được cho có 7 vía ứng với hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng. Nữ giới 9 vía nghĩa là ngoài 7 vía giống nam thì có thêm 2 vía mang đặc trưng giới tính là ngực để nuôi con và cơ quan sinh dục để sinh đẻ. Khi mà đàn bà lớn tuổi hoặc qua đời thì chức năng của ngực và cơ quan sinh dục ⱪhông còn nên lúc đó họ lại trở về 7 vía như nam giới.

Đàn bà có 9 vía vì có thêm ngực cho con bú và lỗ sinh dục sinh đẻ

Đàn bà có 9 vía vì có thêm ngực cho con bú và lỗ sinh dục sinh đẻ

Tại sao đàn bà nặng vía?

Theo quan niệm trên thì rõ ràng đàn ông chỉ có 7 vía trong ⱪhi đàn bà 9 vía nên bị cho là nặng vía hơn. Theo quan niệm trên thì các em gái đồng trinh và bé gái cũng chỉ 7 vía như đàn ông. Chính vì thế nên có nhiều trường hợp đàn bà đã ⱪết hôn bị ⱪiêng nhưng những em gái đồng trinh thì ⱪhông bị ⱪiêng. Và cũng vì thế nên các bà già cũng ít bị ⱪiêng vía hơn là đàn bà trong độ tuổi sinh đẻ.

Những ⱪiểu ⱪiêng đàn bà nặng vía

Dân gian cho rằng đàn bà nặng vía nên hay bị ⱪiêng ⱪỵ. Thực tế cũng chưa có ⱪhoa học nào chứng minh đàn bà vì nhiều vía, vì nặng vía mà ⱪhông đẹp phong thủy như đàn ông. Những ⱪiêng ⱪỵ từ trước tới nay vẫn xuất phát từ truyền miệng dân gian. Hơn nữa  xã hội Á Đông xa xưa nặng nề tư tưởng nho giáo và tư tưởng trọng nam ⱪhinh nữ nên người nam giới được đề cao hơn, do đó nhiều việc là nữ giới ⱪhông được tham gia.

Dân gian ⱪiêng đàn bà nặng vía nên hay gây xui xẻo

Dân gian ⱪiêng đàn bà nặng vía nên hay gây xui xẻo

Vì nữ bị cho là nặng vía nên dân gian sợ phụ nữ xông nhà, phụ nữ lãnh đạo, sợ ra ngõ gặp đàn bà, đàn bà ⱪhông được tham gia ⱪhiêng ⱪiệu tế lễ thần thánh… Ý dân gian cho rằng phụ nữ mà làm thì ⱪhông tốt và gặp phụ nữ là điềm báo ⱪhông lành.

Mặc dù ⱪhông có ⱪhoa học lý giải nhưng dân gian vẫn lưu truyền điều đó và nhiều người vẫn tin. Thế nên trong đời sống, chị em phụ nữ nên tế nhị chú ý điều này ⱪhi đi đứng, ⱪhi tới một gia đình ⱪhác, ⱪhi xuất hiện trong những dịp đặc biệt để tránh mình bị mang tiếng là mang vía xui tới cho người ⱪhác, tránh bị nói là “đồ nặng vía”.

Chính vì thế nên người ⱪinh doanh buôn bán hay ⱪiêng phụ nữ mở hàng, ⱪiêng bước chân ra ngõ gặp gái, ⱪiêng phụ nữ xông nhà…Tuy nhiên trong xã hội hiện đại những quan niệm này cũng dần được phá bỏ. Tuy nhiên trong nghi thức tâm linh như gọi hồn thì vẫn ⱪhông thể làm sai đó là ⱪhi gọi hồn vía thì đàn ông gọi 3 hôn 7 vía nhưng đàn bà phải gọi 3 hồn 9 vía.

*Thông tin mang tính tham ⱪhảo chiêm nghiệm

 

Diễn viên Miпh Cúc: Tôi khôпg пgại ‘trơ mặt’ xin thêm cảпh quay, vai diễn

 

“Mình cứ xin, 5 lần 7 lượt xin thì cũng có vài lần phù hợp, đạo diễn sẽ cho nhân vật của mình xuất hiện”, Minh Cúc chia sẻ.

Nữ diễn viên Minh Cúc thường xuyên xuất hiện với những vai phụ, là ô-sin, giúp việc hoặc người lao động lam lũ trên màn ảnh nhỏ. Tuy chỉ đảm nhiệm những vai phụ, ít “đất diễn” nhưng Minh Cúc vẫn để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả.

– Dường như Minh Cúc rất hợp với vai ô-sin, người lao động chân tay. Từ “Hương vị tình thân”, “Cuộc đời vẫn đẹp sao” đến “Cuộc chiến không giới tuyến”, chị đều nhận vai dạng này?

Đó có lẽ là thế mạnh của tôi. Từ trước đến nay tôi luôn muốn được làm vai diễn nào đó không quá đơn thuần, không phải những vai tính cách một màu, các vai diễn của tôi cứ phải “hâm hâm” một tí.

Có lẽ vì thế nên khán giả đã bắt đầu quen với kiểu “hâm hâm”, gây cười của tôi. Nhưng tôi nghĩ mỗi vai diễn cho dù có hoàn cảnh khá giống nhau nhưng vẫn để lại những cảm nhận riêng cho khán giả.

Ví dụ như vai ô-sin trong Hương vị tình thân khiến khán giả yêu mến, vai Bình trong Cuộc đời vẫn đẹp sao vừa đáng yêu lại vừa đáng ghét, vai ô-sin Sú của Cuộc chiến không giới tuyến lại lạnh lùng, bí ẩn khiến khán giả sợ.

Diễn viên Minh Cúc.

Diễn viên Minh Cúc.

– Chị thường đảm nhiệm các vai phụ nhưng lại có khá nhiều đất diễn và vai nào cũng để lại ấn tượng mạnh cho khán giả, bí quyết là gì vậy?

Nói là “bí quyết” thì hơi to tát, thật ra chỉ là do tôi yêu nghề thôi. Tôi rất thích những vai ngắn nhưng được phát triển thêm, thậm chí là cả những vai còn không có trong kịch bản.

Thú thực, khi tổ chức sản xuất phim gọi tôi đi làm phim Cuộc chiến không giới tuyến, mọi người cũng nói rằng vai này ngắn lắm. Thậm chí, trước đó vai này là dành cho diễn viên nam nhưng sau đó đạo diễn Danh Dũng lại đổi thành diễn viên nữ và để tôi diễn.

Tôi nghĩ vai của mình chỉ kéo dài vài tập hoặc một ít cảnh quay mà thôi. Nhưng rồi trong quá trình quay, dù cảnh quay đó không có tôi, tôi vẫn ở bên cạnh xem mọi người diễn, cảm thấy đoạn nào phù hợp tôi sẽ xin đạo diễn cho nhân vật của mình xuất hiện.

Tôi không ngại “trơ mặt” đi xin thêm cảnh quay hay xin vai diễn đâu. Mình cứ xin, 5 lần 7 lượt xin thì cũng có vài lần phù hợp, đạo diễn sẽ cho nhân vật của mình xuất hiện. Cũng may mắn là tôi thường được giao những vai có tính cách đặc biệt nên dễ gây ấn tượng với khán giả.

"Tôi không ngại “trơ mặt” đi xin thêm cảnh quay hay xin vai diễn".

“Tôi không ngại “trơ mặt” đi xin thêm cảnh quay hay xin vai diễn”.

Căn phòng 12m2 đầy khăn sữa, xi-lanh

Để nhìn toàn diện về một người nghệ sĩ, nếu chỉ thấy khoảnh khắc họ tỏa sáng trên sân khấu có lẽ là chưa đủ. Đôi khi, những giây phút trước khi ánh đèn sân khấu được bật lên mới là khoảnh khắc người nghệ sĩ sống chân thực nhất, bản lĩnh nhất.

Minh Cúc là diễn viên của Nhà hát Tuổi trẻ, chị quen thuộc với khán giả qua những vai diễn tính cách, nổi loạn như Xinh cờ bạc trong Về nhà đi con hay Sâm osin của Hương vị tình thân. Mới đây nhất, Minh Cúc vào vai nữ phượt thủ “quái tính”, nổi loạn của phim điện ảnh 578: Phát đạn của kẻ điên.

Ngay cả trong những vở kịch trên sân khấu, Minh Cúc cũng thường được giao các vai nhí nhảnh hoặc độc ác. Những vai diễn của Minh Cúc hoàn toàn trái ngược với cuộc sống và sự nhẫn nại mà chị dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 1Con gái Minh Cúc đã 12 tuổi nhưng vẫn chỉ như một em bé sơ sinh.

Sau ánh hào quang của sân khấu, của mỗi vai diễn, nữ diễn viên trở về với vai trò làm mẹ. Bé Tú Minh – con gái Minh Cúc bị ngạt ối trước giờ mổ sinh nên bị ảnh hưởng nghiêm trọng về não. Minh Cúc ly hôn sau khi cô con gái đầu lòng chào đời không lâu.

Rời khỏi cuộc hôn nhân rạn nứt, Minh Cúc ôm con gái về sống cùng bố mẹ ruột. Trong căn phòng hơn 10m2 của hai mẹ con Minh Cúc chỉ có những món đồ nội thất hết sức cơ bản, phần lớn diện tích đều bày thuốc, khăn sữa và các dụng cụ phục vụ việc chăm sóc cô con gái nhỏ. Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 2Căn phòng của mẹ con Minh Cúc nhỏ xíu, bày rất nhiều dụng cụ để chăm sóc bé Tú Minh.

12 tuổi nhưng Tú Minh – con gái Minh Cúc – vẫn như một em bé mới chào đời, không thể vận động, nói chuyện, thậm chí không thể tự mình ăn uống, vệ sinh. Mỗi buổi sáng của Minh Cúc không bắt đầu bằng công việc, bằng sự thảnh thơi mà bằng… sự nhẫn nại.

Bữa sáng của con gái Minh Cúc là nửa cốc sữa pha theo công thức đặc biệt của riêng hai mẹ con. Nửa cốc sữa với một đứa trẻ sơ sinh hay một em bé tầm tuổi Tú Minh bình thường sẽ vô cùng đơn giản, nhưng với mẹ con Minh Cúc, đó lại là một hành trình dài đầy cảm xúc.

Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 3 Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 4

Minh Cúc phải dùng xi-lanh bơm trực tiếp từng ống sữa vào miệng của con. Em bé cũng rất dễ bị sặc nên phải bơm từng chút, từng chút một. Thậm chí, chị còn phải lựa những lúc Tú Minh chịu mở miệng, bơm thật nhanh một miếng sữa để con có thể nuốt vào.

Việc Tú Minh bị sặc, bị “trớ” và phun đầy vào mặt, vào quần áo của Minh Cúc không phải là điều xa lạ với hai mẹ con: “Cũng có lúc con mệt, không muốn ăn hay có những khi mình nóng nảy, khó chịu mà to tiếng chứ. Nhưng dù có thế nào cũng phải bơm hết nửa cốc sữa ấy, vì bữa sáng của con chỉ có thế thôi”. Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 5Tú Minh bị sặc, ho khiến sữa văng đầy mặt Minh Cúc.

Khoảng thời gian hiếm hoi của riêng Minh Cúc

Nửa cốc sữa nhưng cả hai mẹ con phải “chiến đấu” tới gần một tiếng đồng hồ mới xong. Lúc này, Minh Cúc sẽ đặt em bé ở chiếc giường nhỏ rồi tranh thủ vừa ăn sáng vừa trông con. Nếu sáng nào Tú Minh ăn ngoan, hết cốc sữa từ sớm thì Minh Cúc có thể mua đồ ăn sáng ở ngoài, còn nếu không bữa sáng của chị sẽ là bát mỳ tôm nấu vội. Chị sẽ ngồi ngay bên cầu thang, vừa ăn vừa ê a trò chuyện với con gái nhỏ.

“Việc ăn uống của con hơn 10 năm nay như vậy, tôi cũng đã quen rồi. Mình sinh con ra thì chăm sóc, kiên nhẫn với con cũng là điều đương nhiên thôi, tôi không nghĩ đó là sự thiệt thòi. Vì người thiệt thòi thực sự là con bé chứ không phải là tôi”, Minh Cúc chia sẻ. Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 6Minh Cúc đặt con gái trên chiếc giường sát cầu thang rồi vội chuẩn bị bữa sáng cho mình.

Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 7 Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 8

Mỗi tuần, Minh Cúc sẽ gửi con sang nhà nội 1 – 2 buổi. Nếu không có ông ngoại ở nhà, Tú Minh sẽ được mẹ địu trước ngực rồi hai mẹ con tự chạy xe máy sang nhà nội, còn nếu ông ngoại ở nhà, ông sẽ chở hai mẹ con sang:

“Bên nội chủ động đỡ cho tôi việc trông nom con bé một tuần vài buổi, tôi rất trân trọng điều đó. Vì hơn hết, tôi nghĩ con mình cũng cần được nhận sự yêu thương, chăm sóc từ cả hai bên nội ngoại”. Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 9Minh Cúc cùng bố đưa Tú Minh sang nhà nội.

Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 10 Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 11

Những hôm bé Tú Minh sang bên nội, Minh Cúc sẽ có một khoảng thời gian rảnh rỗi cho riêng mình. Chị thường tranh thủ đi chợ rồi đến phòng tập. “Khi thì tôi tập gym, lúc lại tập boxing, vài năm nay tôi đều tuân theo lịch trình tập luyện đều đặn như vậy. Tập luyện không chỉ để nâng cao sức khỏe, cân bằng vóc dáng mà còn là cách để tôi xả stress, chuẩn bị thể lực và các kỹ năng cho những vai diễn hành động”, chị nói.