Bí quyết bảo quản cà chua lâu, để dành dùng quanh năm

Cà chua là loại quả khá nhanh hỏng dù được bảo quản kín trong tủ lạnh, tuy nhiên vẫn có cách bảo quản cà chua cực lâu, để mấy tháng trời vẫn thơm ngon.

Cà chua là loại thực phẩm thiết yếu và nó được sử dụng trong rất nhiều món ăn. Tuy nhiên, cà chua không có quanh năm, vì vậy muốn giữ chúng được lâu thì phải bảo quản đúng cách.

Cách chọn mua cà chua tươi ngon

Đầu tiên, để bảo quản được cà chua thì nên chọn mua những quả cà chua ngon, chất lượng qua các cách chọn sau đây:

Cà chua chín tự nhiên thường có màu đỏ, vỏ quả căng mọng và có phần cuống lá xanh còn bám chặt trên quả. Nếu để ý kỹ có thể nhìn thấy những nhũ lấm tấm ở thịt quả qua vỏ. Khi sờ vào những trái cà chua chín cây thường có cảm giác hơi mềm.

Cách chọn mua cà chua tươi ngon

Ngửi thử quả cà chua, nếu cà chua có hương thơm thoang thoảng đặc trưng thì là cà chua chín tự nhiên, còn không nghe được mùi gì cả thì có khả năng đó là cà chua bị ép chín.

Bổ quả cà chua ra thấy hạt màu trắng vàng chứ không xanh, ruột cũng chín đỏ, chín mềm và có bột. Với loại cà chua này, bạn nên lựa những quả đỏ hồng, chắc tay. Không nên lấy những quả bị dập ủng, hay quá nhũn, lớp vỏ nhăn nheo vì đó là cà chua đã để lâu hoặc bị chín héo, khi ăn sẽ không ngon.

Bí quyết bảo quản cà chua lâu, để dành dùng quanh năm

Muốn giữ chúng được lâu hơn, bạn có thể làm một trong 2 cách sau:

Bảo quản cà chua trong ngăn đá tủ lạnh

Với ngăn đá tủ lạnh, không khó để làm điều đó. Thế nhưng bảo quản cách nào để cà chua vẫn thơm ngon thật lâu và không tốn diện tích (bạn còn rất nhiều thứ thực phẩm cần bảo quản chứ đâu phải mỗi cà chua) thì bạn phải có mẹo.

Bạn đừng đặt cả túi cà chua vào ngăn đá hay tủ đông vì quá tốn chỗ. Mặt khác, quả cà chua bị đóng đá sau khi rã đông sẽ nhũn, nứt vỡ, trông rất là mất thẩm mỹ, gây cảm giác ngần ngại khi sử dụng.

Bảo quản cà chua trong tủ lạnh

Để giải quyết 2 vấn đề trên, bạn cần áp dụng mẹo vặt sơ chế cà chua trước khi trữ đông, cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch cà chua, khía hình chữ thập trên vỏ ở phần đỉnh quả (đối xứng với phần cuống), sau đó chần qua nước sôi để bóc vỏ nhanh mà không lạm vào phần thịt.
  • Khía cà chua theo chiều dọc để loại bỏ hạt, sau đó cắt miếng và cho vào máy xay nhuyễn, thêm chút muối.
  • Cho cà chua xay nhuyễn vào nồi, đun sôi rồi giảm lửa cho nước bốc hơi dần, thỉnh thoảng khuấy nhẹ để chống cháy.
  • Khi hỗn hợp trong nồi trở nên sền sệt, bạn tắt bếp, chờ nuội rồi cho vào khuôn làm đá (loại viên lớn). Sau khoảng 10-12 giờ, bạn lấy những viên đá cà chua này ra, cho vào túi đựng thực phẩm rồi cất trong ngăn đá tủ lạnh để dùng dần.
  • Bạn có thể bảo quản những viên đá cà chua này trong vòng 3-4 tháng. Tuy nhiên, hương vị và hàm lượng dinh dưỡng được duy trì tốt hơn trong 2 tháng đầu, do đó bạn nên sử dụng hết trong thời gian này.

Lưu ý: Với cách này nên cân nhắc về số lượng cà chua trữ đông, không nên tích nhiều quá, vừa tốn chỗ trong tủ lạnh, tốn tiền điện, vừa giảm chất lượng, trong khi cà chua không phải loại quả hiếm hay quá đắt tiền.

Bảo quản cà chua bằng cách làm sốt cà/ tương cà

Cách bước thực hiện như sau:

  • Sau khi rửa sạch cà chua, bạn cần lột vỏ cà chua bằng cách cắt vào đuôi cà chua hình chữ thập, rồi cho vào nồi nước sôi khoảng 20 giây, sau đó vớt ra, bóc sạch vỏ.
  • Bạn cho cà chua vào máy xay cùng với 4 muỗng canh muối, tỏi, ớt rồi tiến hành xây nhuyễn. Cho hỗn hợp cà chua đã xây vào rây lọc để lọc hết xác cà chua đi.

Bảo quản cà chua cực lâu bằng cách làm sốt cà/ tương cà

  • Bật bếp với lửa nhỏ, bạn cho cà chua vào nồi và nấu khoảng 10 – 15 phút đến khi sốt cà chua bắt đầu sôi lên. Trong quá trình nấu, bạn nhớ vớt sạch bọt và khuấy đều để cà chua không bị cháy khét. Khi sốt cà chua đã chín, bạn tắt bếp, để nguội rồi cho vào dụng cụ bảo quản hoặc có thể thưởng thức ngay.
  • Sau đó, bạn có thể cho sốt cà chua vào các hũ thủy tinh, sau đó đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Ngoài ra, bạn có thể cho lên mặt trên của hũ cà chua 1 lớp dầu ăn đã đun sôi, như vậy sẽ kéo dài thời gian sử dụng sốt cà hơn.

Lưu ý: Chỉ sử dụng 1 hũ nhất định đến khi hết thì dùng tiếp các hũ còn lại, như vậy sốt cà sẽ bảo quản được lâu hơn.

1 loại quả “ngọt” chứa lượng vitamin C khủng gấp 20 lần táo lại là “thuốc” hạ đường huyết, chống cả ung thư: Rất sẵn ở Việt Nam

Đây là loại quả giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khoẻ, giúp chống oxy hoá, sáng mắt, đồng thời kiểm soát bệnh tim mạch, đái tháo đường.

Ớt là loại gia vị không thể thiếu trong bữa cơm nhiều gia đình, điều này đôi khi khiến chúng bị “đối xử” như rau. Tuy nhiên về mặt sinh học, ớt là trái cây. Cả ớt thường lẫn ớt chuông đều được hình thành từ hoa của cây ớt, do đó chúng là một loại quả.

Giống như hầu hết các loại đồ ăn có nguồn gốc thực vật, ớt chuông được coi là một loại thực phẩm lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng.

Nếu là lần đầu nghe tên loại quả này, nhiều người sẽ không khỏi thắc mắc liệu ớt chuông có cay không? Và câu trả lời là không, thậm chí loại ớt này còn có vị ngọt.

Ớt chuông (Capsicum annuum) còn có tên gọi khác là ớt ngọt, là loại trái cây có họ hàng với ớt, cà chua và tất cả đều có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ.

Ớt chuông chứa ít calo, đặc biệt giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa khác, vì thế nên loại ớt này trở thành lựa chọn tuyệt vời cho một chế độ ăn uống lành mạnh.

1. Giàu vitamin C

Ớt chuông rất giàu vitamin C, giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt từ ruột. Hàm lượng vitamin C trong 100gr ớt chuông là hơn 80mg, cao gấp đôi so với cam và gấp 20 lần táo. Vitamin C có lợi cho quá trình tổng hợp collagen, có thể loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, và có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa và chống viêm vô cùng hiệu quả.

2. Giàu chất chống oxy hóa

1 loại quả “ngọt” chứa lượng vitamin C khủng gấp 20 lần táo lại là “thuốc” hạ đường huyết, chống cả ung thư: Rất sẵn ở Việt Nam - Ảnh 1.

Caroten có thể tăng cường khả năng miễn dịch của con người, đặc biệt là bảo vệ thị lực và ngăn ngừa bệnh quáng gà. Mặc dù hàm lượng caroten trong ớt chuông không thể so sánh với cà rốt nhưng nó cũng là một trong những loại quả giàu caroten nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày của gia đình bạn.

Anthocyanin – chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoid có trong ớt chuông làm chậm quá trình tiêu hóa carbs và chất béo trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ tăng đường huyết.

3. Giàu khoáng chất

Ớt chuông có chứa sắt, đồng, mangan, selen, kali và các khoáng chất khác. Tuy hàm lượng không cao lắm nhưng do tỷ lệ của từng thành phần tốt nên có lợi cho sức khỏe và thuận lợi cho việc hấp thụ của cơ thể con người. Đặc biệt, hàm lượng kali trong loại quả này khá cao giúp giữ cho chất lỏng và khoáng chất cân bằng trong cơ thể, tăng cường chức năng cơ bắp và điều hòa huyết áp.

4. Giàu chất xơ

Ớt chuông rất giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, có lợi cho việc thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giảm táo bón, giúp bảo vệ ruột và loại bỏ các vi khuẩn có hại chống ung thư ruột kết… Đồng thời giúp kiểm soát lượng đường và giảm cholesterol trong máu, từ đó hạn chế được các bệnh nguy hiểm về tim mạch và tiểu đường.

1 loại quả “ngọt” chứa lượng vitamin C khủng gấp 20 lần táo lại là “thuốc” hạ đường huyết, chống cả ung thư: Rất sẵn ở Việt Nam - Ảnh 2.

Giống như họ hàng gần của chúng là ớt cay, có nhiều cách để chế biến ớt chuông như ăn sống, nấu chín hoặc đôi khi được sấy khô và tán thành bột.

Ớt chuông có màu sắc đa dạng và bắt mắt như đỏ, vàng, cam, xanh lá cây, trắng, tím và nâu. Ớt khi còn xanh có vị hơi đắng và không ngọt bằng ớt chín. Với màu sắc tươi sáng, ớt ngọt rất thích hợp để làm món ăn kèm, dù là trộn salad hay khi xào rau, thêm nửa quả ớt chuông vào, hương vị và vẻ ngoài của món ăn sẽ được cải thiện ngay lập tức. Ớt chuông đem đi chế biến có thể cắt thành sợi hoặc cắt lát. Bên cạnh đó, trước khi nấu nên cắt bỏ phần cuống, loại sạch các gân trắng rồi chần qua nước để rút ngắn thời gian nấu.

Ớt chuông có thể được ăn sống hoặc nấu chín. Ở phương Tây, ớt chuông được ăn sống như một món khai vị hoặc salad. Nó cũng có thể được sử dụng để làm súp, món hầm, trứng tráng, đồ ăn nhẹ, pizza, … Ớt chuông cũng được sử dụng trong chế biến nước xốt, cá ngừ cũng thường được phục vụ kèm với ớt chuông, và là nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực Bồ Đào Nha và Mexico.

Khi ăn ở mức độ vừa phải, ớt chuông không có bất kỳ tác dụng phụ nào đối với sức khỏe, tuy nhiên, chúng có thể gây dị ứng ở một số người song trường hợp này khá hiếm.

(Theo Toutiao)