3 loại rau mùa này rẻ nhất chợ, vừa sạch vừa ngon, lại cực tốt cho sức khỏe

Mùa này, chắc nhà ai cũng không thể thiếu 3 món rau này trong bữa cơm gia đình. Trồng chúng lớn nhanh như thổi, vừa sạch lại vừa ngon, đồng thời có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Dười đây là 3 loại rau rẻ nhất chợ mùa này, vừa sạch vừa ngon, lại tốt cho sức khỏe:

Rau dền

Rau dền là loại rau phổ biến ở Việt Nam. Rau dền dễ trồng, có thể mọc hoang nhiều ở các góc vườn nên rất rẻ tiền. Tuy nhiên loại rau rẻ tiền này lại chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ.

Theo Đông y, rau dền có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt tốt, dùng để trị rôm sảy, mụn nhọt, sát khuẩn và giải nhiệt trong mùa nóng. Các chất chống xy hóa có trong rau dền như vitamin C, vitamin B3 còn giúp chống viêm, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng do các vi sinh vật từ môi trường xâm nhập vào vết thương.

Rau dền, món ăn quen thuộc trên mâm cơm của mỗi gia đình

Rau dền, món ăn quen thuộc trên mâm cơm của mỗi gia đình

Theo y học hiện đại, rdền rất giàu khoáng chất, carotene, protein, vitamin C, vitamin A và các chất dinh dưỡng khác. Những chất này giúp cải thiện thị lực, chống quáng gà. Đồng thời, Rau dền  cung cấp một lượng lớn canxi. Việc bổ sung loại rau này thường xuyên giúp xương, răng và móng của bạn chắc khỏe hơn, giảm thiểu nguy cơ loãng xương và gãy xương ở người cao tuổi.

Lượng chất xơ dồi dào trong rau dền giúp giảm mỡ máu, giảm lượng đường trong máu, gây cảm giác no lâu và giảm sự thèm ăn. Hơn nữa, lượng calo trong loại rau này lại rất thấp. Chính vì vậy, rau dền rất phù hợp cho người bị cao huyết áp, tiểu đường và béo phì

Rau dền là thực phẩm phù hợp với nhiều lứa tuổi, từ trẻ con, người trung niên và người già. Rau giàu canxi, sắt và vitamin K, có thể thúc đẩy quá trình tạo máu, giúp duy trì hoạt động bình thường của cơ tim, ngăn ngừa co thắt cơ.

Đối với những người trung niên và cao tuổi, bệnh nhân bị thiếu máu, đây là lựa chọn tuyệt vời để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng. Hàm lượng sắt trong rau dền khá cao, cứ 100gram rau dền đỏ chứa khoảng 11,8mg sắt.

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi dân dã, dễ tìm, dễ mua nhưng lại là loại rau ngon, tốt cho sức khỏe. Từ xưa, loại rau này đã được dùng trong nhiều bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm nóng gan và đẩy lùi các triệu chứng mụn nhọt, rôm sảy.

Cả Đông y và Tây y đều khẳng định loại rau này có tác dụng nhuận tràng. Theo Đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mát máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng.

Ăn rau mồng tơi giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm nóng gan

Ăn rau mồng tơi giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm nóng gan

Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh. Chất nhầy pectin và chất xơ trong rau mồng tơi còn có khả năng kích thích nhu động ruột, nhờ vậy mà giảm tình trạng khó tiêu, đầy bụng, táo bón… Rau mồng tơi có calo thấp nên không lo gây tăng cân, phù hợp với người béo phì, dễ tăng cân.

Trong rau mồng tơi có chứa nhiều chất xơ (khoảng 2,1 trong 100g rau mồng tơi theo USDA), pectin… có khả năng làm mát gan, từ đó cải thiện chức năng của gan hiệu quả.

Hơn nữa, rau mồng tơi có dồi dào vitamin A nên tốt cho mắt, dồi dào chất chống xy hóa có tác dụng trung hòa gốc tự do gây hại cơ thể.

Rau Khoai lang

Tương tự như các loại rau khác, rau lang có thể chế biến thành các món ăn quen thuộc theo các kiểu nấu như xào, luộc, nấu canh… vừa dễ ăn lại tốt cho sức khỏe.

Trong sách Đông y, rau lang là loại thảo mộc không độc, tính bình. Nó có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường thị lực, lợi mật, chữa vàng da… Rau lang là nguồn cung cấp dồi dào các chất vitamin B6, vitamin C, riboflavin…

Rau khoai lang vừa dễ ăn lại tốt cho sức khỏe

Rau khoai lang vừa dễ ăn lại tốt cho sức khỏe

Trong y học hiện đại, rau lang có nguồn vitamin dồi dào khi so sánh với củ khoai lang bởi chúng chứa vitamin B10 gấp 10 lần, vitamin C gấp 5 lần và vitamin B6 gấp 3 lần.

Trong 100g rau lang chứa các chất dinh dưỡng điển hình như: 22kcal năng lượng, 91.8g nước, 2.6g protein, 2.8g tinh bột, 11mg vitamin C, 900mg vitamin BB; các loại khoáng chất như: 48mg canxi, 54mg phốt pho, 2.7mg sắt…

Hàm lượng vitamin C trong lá khoai lang rất nhiều, là chất chống xy hóa tự nhiên, tác dụng làm mờ vết thâm, làm trắng da, nuôi dưỡng làn da và chống lão hóa.

Lá khoai lang chứa lượng lớn vitamin C, flavonoid, có thể giúp cơ thể giải độc, tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch và cải thiện khả năng miễn dịch của con người.

Rau khoai lang chứa nhiều chất xơ, nếu ăn thường xuyên có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, tăng cường chức năng tiêu hóa, tạo điều kiện cho việc thải chất thải ra ngoài. Vì vậy, nếu ai đang mắc chứng táo bón, có thể ăn lá khoai lang để cải thiện tình trạng.

Y học hiện đại cho rằng lá khoai lang rất giàu protein và chất nhầy, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa xơ cứng động mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đồng thời, lá khoai lang rất giàu carotene, có thể chuyển hóa một phần thành vitamin A trong cơ thể, giúp cải thiện thị lực và ngăn ngừa bệnh quáng gà.

Đề xuất xe máy phải bật đèn ban ngày để nhận diện: Chuyên gia và người dân nói gì?

Bộ GTVT đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Đường bộ, với nhiều đề xuất liên quan đến xe mô tô, xe gắn máy. Trong đó, đề xuất xe máy phải bật đèn nhận diện khi tham gia giao thông kể cả vào ban ngày theo công ước viên năm 1968 về báo hiệu đường bộ trong đó Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên đề xuất này đang vấp phải những ý kiến trái chiều do điều kiện thực tế về khí hậu tại Việt Nam.
Ảnh minh họa: Pháp luật Online

Ảnh minh họa: Pháp luật Online

Hàng ngày, anh Nguyễn Trí Dũng trú tại quận Hà Đông (Hà Nội) phải di chuyển hơn 10km từ nhà đến nơi làm việc.

Với tần suất di chuyển như vậy, hơn ai hết anh Dũng hiểu được tác hại của việc bật đèn khi tham gia giao thông. Theo anh Dũng bật đèn ban ngày không chỉ ảnh hưởng đến mắt của người đối diện mà còn làm tăng nhiệt độ có thể làm ảnh hưởng đến môi trường và khí hậu.

“Ở Việt Nam, việc bật đèn ban ngày là không cần thiết vì chúng ta nắng quanh năm mà trời lại sáng thì tôi nghĩ việc bật đèn sẽ không có tác dụng vì ban ngày trời sáng tự nhiên lại đi bật đèn thế có ảnh hưởng đến môi trường hay không?

Có lẽ chỉ những ngày mưa bão, trời xầm xì tối thì mới bật đèn nhưng nó không xảy ra thường xuyên và người dân có thể tự ý thức được các trường hợp đó. Với lượng xe máy như ở Việt Nam, những thành phố đông như Hà Nội và TP. HCM sẽ ảnh hưởng phần nào”, Nguyễn Trí Dũng chia sẻ.

Trong thực tế, khi tham gia giao thông, nhiều người bật đèn pha đã gây chói mắt cho các phương tiện đi ngược chiều, còn với xe đi trước lại bị gương chiếu hậu dọi vào và không thể nhìn thấy đường.

Ở Việt Nam, các xe lưu thông nối đuôi nhau với tốc độ thấp nên không cần thiết phải sử dụng đèn chiếu gần như một công cụ để nhận biết phương tiện, trong khi đó, sự nhầm lẫn trong khi sử dụng đèn chiếu gần và chiếu xa của xe cũng dẫn đến sự khó chịu cho nhiều người tham gia giao thông.
Ảnh minh hoạ: VOV

Ảnh minh hoạ: VOV

Nhiều dân cho biết, với lượng phương tiện như ở nước ta, cùng với tình trạng thương xuyên tắc đường, việc bật đèn xe cả vào ban ngày sẽ gây ra nguồn nhiệt rất lớn từ hàng ngàn bóng đèn tỏa ra. Đó là chưa kể lượng nhiên liệu sẽ tiêu hao và chi phí bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đèn sẽ làm tăng chi phí hàng ngày của người dân.

Một số người dân cho ý kiến:

“Đi đường đèn phản xạ vào mắt tất nhiên là khó chịu rồi nhìn rất chói. Các nước có sương mù thì mới cần bật đèn ban ngày chứ như mình bật đèn ban ngày chẳng được cái gì cả”.

“Nếu đi xe mà bật đèn ban ngày sẽ chiếu vào người khác rất khó chịu. Mình lái xe nhiều, bật đèn ban ngày sẽ tốn rất nhiều điện ở ắc quy”.

“Tôi không ủng hộ việc đấy, thời tiết ở Việt Nam nắng thế này mà bật đèn lên chẳng ý nghĩa gì cả, có quá đủ ánh sáng để tham gia giao thông rồi cần gì phải đèn”.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến đồng tình với đề xuất bật đèn xe máy vào ban ngày khi lưu thông của Bộ GTVT. Vì khi đi trong đường hầm, trong ngõ, đường khuất với nhiều khúc cua, người tham gia giao thông sẽ nhìn vào đèn xe để nhận biết phương tiện đối diện, từ đó tránh được việc phải bấm còi xe, gây ô nhiễm tiếng ồn.

Anh Hải Đăng, trú tại Đống Đa cho biết: “Tôi đồng tình với đề xuất xe máy phải bật đèn ban ngày vì khi vào trong ngõ, khúc cua đỡ phải bấm còi, người đối diện thấy ánh đèn của mình sẽ chú ý hơn, kể cả khi sang đường người đi bộ sẽ né tránh mình được tốt hơn”.
Ảnh minh hoạ: Người lao động

Ảnh minh hoạ: Người lao động

Sau gần 3 năm, quy định xe máy phải bật đèn nhận diện khi tham gia giao thông lại được tái đề xuất, dù trước đó đã gây ra những phản ứng trái chiều từ phía dư luận. Hiện nay, xe máy đang là phương tiện di chuyển chính của người dân, và chiếm 86% lượng phương tiện tham gia giao thông.

Theo các chuyên gia việc hạn chế tai nạn giao thông đến từ nhiều yếu tố như không tuân thủ phần đường, làn đường, tốc độ tham gia giao thông, ý thức người điều khiển phương tiện… Chứ không phải bật đèn nhận diện cả ngày chỉ để mục đích giảm thiểu tai nạn giao thông. Trong tường hợp cần thiết phải bật đèn nhận diện, thì phải có quy chuẩn rõ ràng, tránh trường hợp nhầm lẫn giữa đèn nhận diện và đèn chiếu sáng phía trước.

Chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo cho biết: “Chúng ta còn đang nhầm lẫn giữ đèn nhận diện ban ngày và đèn chiếu sáng phía trước. Đèn nhận diện ban ngày thông thường công suất từ 400-1200CP. Và khi dùng đèn nhận diện thì năng lượng chi phí cho đèn không nhiều, cũng không ảnh hưởng đến môi trường và không gây chói mắt”.

Được biết, đa số các quốc gia ở châu Âu đều đang áp dụng bật đèn xe ban ngày để tham gia giao thông. Bởi họ nhận thấy, hệ thống đường cao tốc mà các phương tiện được chạy với tốc độ rất cao, các xe sẽ dễ phát hiện ra nhau từ rất xa nếu bật đèn ban ngày. Cũng chính vì lẽ đó, hầu hết các phương tiện trong đó có mô tô và xe máy đều mặc định sử dụng đèn ban ngày mà không có công tắc tắt. Giải pháp bật đèn trong khi di chuyển cũng được áp dụng đối với toàn bộ khu vực Bắc Mỹ.

Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế về giao thông vào năm 2014 và cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung trong Công ước Quốc tế, trong đó quy định: “Vào ban ngày, xe gắn máy lưu thông trên đường phải bật ít nhất một đèn chiếu sáng phía trước và một đèn đỏ ở sau”.

Chính vì vậy, nội dung trong dự thảo hiện nay thể hiện sự nhất quán của Việt Nam với Công ước quốc tế về giao thông mà chúng ta đã tham gia cam kết thực hiện. Công ước này đang được phần lớn các quốc gia trên thế giới tham gia và thực hiện.

Trong khu vực Asean, chỉ còn 3 nước là Lào, Campuchia và Việt Nam là chưa thực hiện quy định về đèn nhận diện ban ngày của xe máy. Tất cả các quốc gia khác trong ASEAN đều đã thể chế hóa thành quy định pháp luật và đã thực hiện việc bật đèn nhận diện từ trước đây rất lâu./.