Hũ đựng gạo mà cất ở những chỗ này trong bếp kẻo mang ho:ạ, nếu gia đình bạn đang mắc phải thì cần đổi ngay vị trí

Trong mỗi nhà đều có thùng đựng gạo, theo phong thuỷ nếu biết cách sử dụng thì sẽ giúp mang lại may mắn cho gia đình.

Đặt đồ vật hút lộc trong hũ gạo

Ngày đầu tiên, khi chất gạo vào thùng, cần đảm bảo thùng được lấp đầy. Bên cạnh đó, có thể sử dụng 3 bao lì xì màu đỏ, bên trong chứa mặt dây chuyền ngọc bích, đồng xu, hoặc một số tiền lẻ có giá trị là số lẻ. Những bao lì xì này nên được đặt ở phía dưới cùng của thùng gạo.

Trong đó, mặt dây chuyền ngọc bích đại diện cho sự giàu có với nhà cửa đầy vàng và ngọc quý, đồng xu biểu tượng cho sự giàu sang với trang sức vàng bạc và tiền lẻ mệnh giá số lẻ tượng trưng cho sự thịnh vượng và phong phú.

Như vậy, hành động này không những giúp thu hút tài lộc mà còn mang lại may mắn và phước lành.

Dán chữ “Phúc” lên hũ gạo

Do hũ gạo có ý nghĩa quan trọng với cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình, việc tất cả mọi người cùng sử dụng gạo từ một hũ là biểu tượng của sự đoàn kết. Chính vì lý do này, ta có thể khắc hoặc dán chữ “Phúc” lên hũ gạo.

Chữ “Phúc” gắn trên hũ gạo mang ý nghĩa phước lành, không chỉ mang đến may mắn cho những vị khách ghé thăm nhà bạn mà còn góp phần cải thiện sức khỏe và tăng cường sự hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình.

Đặt một hòn đá lên trên

Trong phong thủy phòng bếp, tính ổn định của hũ gạo là yếu tố quan trọng. Bạn không nên mở hũ gạo khi không cần thiết và nắp hũ cần được đóng chặt. Việc để nắp hũ gạo lỏng lẻo có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài chính của gia đình.

Vì vậy, để tăng cường sự ổn định, một hành động đơn giản là đặt một viên đá lên nắp hũ gạo. Việc làm này sẽ giúp cố định năng lượng, ngăn chặn sự thất thoát tài sản và hỗ trợ việc tích lũy tài sản cho gia đình.

Chất liệu hũ đựng gạo

Hiện nay, nhiều người, đặc biệt là những nhân viên văn phòng hoặc người sống độc thân, thường chọn sử dụng các hộp nhựa để đựng gạo vì sự tiện lợi khi cần di chuyển.

Tuy nhiên, trong quan điểm của phong thủy, hộp nhựa không phải là lựa chọn lý tưởng vì nó dễ cháy, tiêu hao nhanh và có thể gây ra chi phí không mong muốn. Ngược lại, hũ gạo làm từ gốm lại bền chặt, an toàn và ít bị hỏng do cháy, do đó nên ưu tiên sử dụng hũ gạo gốm.

Trong lý thuyết ngũ hành, đất đảm nhiệm vai trò biến đổi và sinh sôi, tượng trưng cho sự màu mỡ và phong phú của đất đai, từ đó nuôi dưỡng nên lúa gạo. Gốm thuộc hành Thổ trong ngũ hành.

Do đó, việc dùng hũ gốm để đựng gạo không chỉ hợp phong thủy mà còn giúp tăng cường nguồn khí tích cực, giúp bạn không phải lo lắng về vấn đề thiếu hụt tài chính, đồng thời đảm bảo sự no đủ trong sinh hoạt hàng ngày.

Mua hũ gạo vào ngày cát tường

Hũ gạo không chỉ là nơi cất giữ gạo mà còn đại diện cho sự đầy đủ, no ấm của cả nhà.

Chính vì thế, việc lựa chọn một ngày đẹp để mua hũ gạo có thể góp phần cải thiện vận khí cho mọi người trong gia đình, đồng thời mang lại năng lượng tích cực cho ngôi nhà theo quan niệm phong thủy.

Vị trí đặt hũ gạo

Hũ gạo không chỉ cung cấp thực phẩm cho gia đình mà còn được coi là biểu tượng của của cải và sự thịnh vượng. Do đó, việc đặt hũ gạo ở một vị trí phù hợp theo phong thủy có thể giúp thu hút tài lộc vào nhà.

Nếu không thể giữ hũ gạo trong không gian riêng tư, cần ít nhất tránh đặt nó ở nơi quá lộ liễu. Điều này có thể ngăn chặn nguy cơ mất mát tài lộc cũng như bảo vệ người trong nhà khỏi những rủi ro liên quan đến tài chính.

Không để hũ gạo trống

Khi hũ gạo sắp hết, theo quan niệm dân gian, điều này có thể liên quan đến khả năng suy giảm tài chính hoặc khó khăn về kinh tế trong gia đình.

Để phòng tránh điều này, bạn nên chú ý đổ đầy gạo mới vào hũ trước khi hết, nhằm duy trì sự ổn định và biểu tượng cho sự no đủ, từ đó hy vọng mang lại may mắn và thịnh vượng cho gia đình cả năm.

*Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

Không cần đất, chỉ với tấm xốp và chiếc chậu nhỏ sau 3 ngày trồng cô gái ở Long An đã có hành lá ăn

Sau khi theo dõi phương pháp trồng hành lá cực đơn giản của Uyên Ly dưới đây, chắc chắn chị em cũng sẽ muốn thử trồng một chậu nho nhỏ tại nhà ngay lập tức.

Hành lá là một trong những cây rau gia vị được sử dụng thường xuyên trong các món ăn hàng ngày của người Việt. Khi trồng cây hành lá tại nhà còn tạo ra một mùi hương thảo mộc dễ chịu, khi nấu cũng làm tăng độ ngon ngọt cho món ăn. Nếu gia đình bạn mỗi ngày ba bữa đều sử dụng hành lá để nấu hay trang trí cho món ăn thì nên trồng vài chậu tại nhà vì vừa ngon mà lại sạch.

Giống như cách cô gái Uyên Ly (hiện đang sống tại Long An) thực hiện. “Mình trồng hành lá ở ngoài trời, ngay phía sau nhà có hàng mái nước. Cây cóc nhà mình có tán lá lớn che mát rượi nên hành phát triển rất tốt”.

Uyên Ly chỉ mất khoảng 3 ngày trồng hành từ củ hành khô có sẵn và không tốn nhiều công chăm sóc đã có hành lá để ăn. Bạn có thể áp dụng cách của Uyên Ly cực nhanh chóng ngay tại nhà.

Thu hoạch hành lá được trồng bằng cách thủy canh, không cần đất, chỉ cần một chiếc chậu và tấm xốp ngay tại nhà.

Bước 1: Lấy khoảng 300 gram củ hành tím. Dùng kéo cắt một chút trên đầu của của hành, phần gốc thì để lại.

Bước 2: Bạn chuẩn bị 1 tấm xốp mỏng, không cần quá dày. Dùng kéo tiếp tục cắt các khoanh nhỏ hình vuông có kích thước bằng nhau trên tấm xốp. Các khoanh nhỏ này có chiều rộng và chiều dài bằng với củ hành khô. Mục đích là để hành không bị lọt xuống chậu nước bên dưới. Bạn có thể dùng củ hành khô đặt ướm thử trước khi cắt.

Bước 3: Rải đều củ hành khô lên các khoanh nhỏ. Chú ý để phần đầu của hành khô đã cắt xuống bên dưới. Sau đó để tấm xốp đã xếp đều hành khô vào chậu. Dùng gáo đổ lượng nước vừa đủ chạm đến gốc của củ hành. Sau đó, nhấc chậu đặt vào chỗ râm mát, nơi tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời chiếu vào. Cứ để như vậy, chỉ sau 2 đêm là củ hành sẽ bắt đầu mọc rễ dài và nảy hành lá dài khoảng 3-4cm.

Cách xếp củ hành như thế này chủ yếu là để cho khi ra rễ sẽ thấm vào nước và phát triển, phần gốc sẽ nảy ra hành lá. Lưu ý: Không nên để hành ngập nước nhiều quá vì dễ làm hư củ hành. Cứ 2 ngày thì thay nước cho hành 1 lần.

Không cần đất, chỉ với tấm xốp và chiếc chậu nhỏ sau 3 ngày trồng cô gái ở Long An đã có hành lá ăn - Ảnh 3.

Đây là số hành lá nảy lên sau 3 ngày của Uyên Ly.

Không cần đất, chỉ với tấm xốp và chiếc chậu nhỏ sau 3 ngày trồng cô gái ở Long An đã có hành lá ăn - Ảnh 4.Cứ 2 ngày thì thay nước cho hành 1 lần.

Bước 4: Thu hoạch hành nên tỉa phần lá xanh phía trên để ăn, phần củ hành ở dưới để lại tiếp tục nuôi dưỡng. Chú ý không nên cắt tỉa quá sát, chừa khoảng 1cm để hành tiếp tục phát triển.

“Mình thấy trồng hành còn dễ hơn cả làm giá. Chưa kể hành lá trồng trong nhà còn rất thơm mà nấu món gì cũng cần nên mình thấy tiện lợi vô cùng. Cách trồng hành bằng nước hay còn gọi là thủy canh này rất đơn giản. Chỉ cần mọi người bỏ thời gian và một chút công sức thì chắc chắn là sẽ thành công”, Uyên Ly chia sẻ.

Chỉ với một vài thao tác đơn giản như trên, bạn đã có hành lá do chính tay mình trồng, vừa sạch lại thu hoạch và chế biến ngay tại nhà rất tiện trong mùa dịch. Nếu cảm thấy cách này hay và hữu ích, bạn có thể áp dụng tại nhà mình.

Không cần đất, chỉ với tấm xốp và chiếc chậu nhỏ sau 3 ngày trồng cô gái ở Long An đã có hành lá ăn - Ảnh 5.Bạn có thể trồng song song cả trong chậu và trong chai nhựa để tăng năng suất.

Không cần đất, chỉ với tấm xốp và chiếc chậu nhỏ sau 3 ngày trồng cô gái ở Long An đã có hành lá ăn - Ảnh 6.Thành quả thu hoạch sau 3 ngày của Uyên Ly.