Mướp rất bổ, ví như “nhân sâm người nghèo” nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung

Mướp giàu dinh dưỡng, dù xào hay nấu đều rất ngon nhưng cần tránh dùng chung với 3 thứ này, đọc xong nhớ nói cho cả nhà cùng biết nhé.

Mướp là loại rau phổ biến của mùa hè. Quả này ngon, mát và nấu được nhiều món ngon nên ai cũng thích. Không những thế, trong mướp còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe.

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 1

Ước tính, cứ 100g mướp sẽ bổ sung 16 calo, con số này rất lý tưởng cho những ai muốn giảm cân hoặc duy trì cân nặng. Bên cạnh đó, mướp cũng giàu chất xơ giúp nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón, bớt đi lượng cholesterol xấu hỗ trợ hệ tim mạch hoạt động khỏe mạnh.

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 2

Bên cạnh đó, mướp còn giàu vitamin C, E, đây đều là những chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn chặn tác hại của gốc tự do với cơ thể, làm chậm lại quá trình lão hóa da. Người ta cũng tìm thấy trong quả này có một lượng lớn canxi, kẽm, sắt và nhiều khoáng chất quan trọng có tác dụng duy trì hệ thống miễn dịch, bổ xương khớp.

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 3

Mùa hè, ăn mướp thường xuyên sẽ giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, bổ sung nước bị thiếu hụt. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ bổ phổi, giải khát, giảm cảm giác khô họng, khó chịu do nắng nóng.

Mặc dù có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng khi ăn mướp bạn không nên nấu hoặc ăn chung với 3 thứ sau:

Rau chân vịt

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 4

Rau chân vịt hay còn được gọi là rau bina. Loại rau này rất giàu axit oxalic, khi ăn chung với mướp lượng vitamin C trong mướp sẽ phản ứng cùng với loại axit này tạo thành canxi oxalate cản trở việc hấp thu vitamin C trong cơ thể.

Chính vì thế mà chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên ăn 2 loại rau này cùng lúc.

Củ cải

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 5

Nếu như mướp có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thấp thì củ cải trắng lại có tính lạnh, vì thế mà nếu ăn cùng nhau dễ sinh ra chứng đau bụng tiêu chảy. Đây là lí do vì sao không nên ăn chung mướp với củ cải trắng.

Nha đam

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 6

Trong nha đam có chứa một chất gọi là aloin. Chất này có tác dụng nhuận tràng, vừa hay mướp cũng có công dụng trên. Nếu kết hợp cả nha đam và nhuận tràng cùng lúc sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy, đau bụng.

Ngoài 3 lưu ý trên, khi ăn mướp bạn cũng cần phải thận trọng nhất là những người tỳ vị hư hàn. Nguyên nhân là do xơ mướp có tính lạnh dễ khiến dạ dày suy yếu. Bên cạnh đó, người bị dị ứng mướp cũng tránh ăn quả này.

Mùa hè bạn có thể nấu mướp chung với giá hoặc thịt băm đều cho hương vị thơm ngon, thanh mát. Ngoài ra, các loại hải sản như ngao, tôm cũng là nguyên liệu nấu mướp cực ngon.

Bài viết này Bếp Eva sẽ chia sẻ đến bạn một cách nấu canh mướp ngao cực đơn giản mà hương vị thơm ngon, ai ăn cũng tấm tắc khen.

Cách nấu canh mướp với ngao

 

Nguyên liệu

– Mướp khía

– Ngao

– Muối

– Dầu ăn

– Gừng

– Hẹ

Cách làm

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 7

1. Ngao mua về bạn rửa sạch rồi ngâm trong nước từ 30 – 60 phút cho ngao nhả hết cát bẩn rồi rửa lại 2 – 3 lần với nước sạch nữa là được.

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 8

2. Mướp khía mua về gọt bỏ phần cạnh sắc, có thể giữ lại vỏ vì phần này ăn được. Ngoài cho màu đẹp mắt, vỏ mướp khía còn rất ngọt, thơm. Rửa mướp với nước rồi thái miếng vừa ăn.

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 9

3. Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi thì thả ngao đã làm sạch vào. Vặn lửa vừa, thêm ít gừng thái sợi để khử mùi tanh. Khi thấy ngao há miệng là đã chín, lúc này bạn cho 2 – 3 giọt dầu ăn vào.

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 10

4. Vặn lửa lớn, cho mướp khía đã thái miếng vào, đun chừng 1 – 2 phút khi thấy mướp chuyển màu xanh ngọc là hoàn thành. Việc thêm dầu ăn vào canh mướp không chỉ giúp mướp giữ được màu xanh đẹp mà còn làm cho nước canh thơm, ngon hơn.

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 11

5. Ngao, mướp đã chín, bạn tắt bếp, thêm hành, rau mùi vào và múc ra bát. Món canh này thơm ngon, dễ nấu lại hợp với mọi lứa tuổi. Miếng mướp thanh mát, chín tới không bị nhũn. Thịt ngao dai, ngọt. Nước canh thanh ngọt, đậm đà ai cũng thích mê.

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 12

Mướp rất bổ, ví như "nhân sâm người nghèo" nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung - 13

Mẹo nấu canh mướp ngon

Để có bát canh mướp ngon như ý bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Có thể chọn mướp khía, mướp thường đều được. Với mướp khía cần mua những quả non, tránh chọn quả già sẽ bị đắng. Đối với ngao nên ngâm đủ lâu để loại bỏ hết cát bên trong.

– Mướp rất nhanh chín vì thế bạn cần căn chuẩn thời gian. Tránh nấu canh mướp quá lâu dễ khiến mướp nhũn, mềm, bị thâm xỉn trông kém hấp dẫn.

– Ngao nấu canh cho hương vị rất đậm đà vì thế bạn không cần phải nêm quá nhiều gia vị để giữ được vị thanh ngọt đặc trưng.

Vì sao các cụ thời xưa thườпg đặt tên con trai có chữ đệm là ‘Văn’, con gái là ‘Thị’?

Vì sao các cụ thời xưa thích đặt tên con trai có chữ đệm là ‘Văn’, con gái là ‘Thị’?

Chữ đệm ‘Văn’ và ‘Thị’ trong tên Tiếng Việt từ trước đến nay luôn là điều quen thuộc trong cuộc sống, tuy nhiên nguồn gốc của nó luôn được nhiều người quan tâm.

Từ thời xa xưa cho tới nay, chữ đệm “Văn” dành cho con trai và “Thị” dành cho con gái thường được các bậc cha mẹ, ông bà đặt cho các con với những ý nghĩa và câu chuyện mà nhiều người vẫn chưa biết.

Chữ đệm “Văn” trong tên con trai được bắt nguồn từ bối cảnh các triều đại phong kiến, người ta coi đàn ông “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” nghĩa là có nghĩa là một người con trai bằng cả mười con gái và chỉ có đàn ông mới được đi học, tham gia thi cử ở trường. “Văn” theo bảng chữ là học trò, đây là người có học. Với mong muốn con trai mình thành đạt, sự nghiệp học hành, thi cử được rộng mở nên bậc cha mẹ thời xưa thường đặt tên con trai kèm theo chữ đệm là “Văn”.

 

Với quan niệm từ lâu đời, nhiều người Việt vẫn giữ cho tới tận hiện tại, tên của người con trai đều thường được đặt theo “công thức”: Họ + Văn + Tên. Không chỉ thế đây cũng là một cách mà người Việt nhớ về cội nguồn, về ông cha.

Đối với chữ đệm “Thị” trong tên con gái, chữ “Thị” xuất hiện từ sau thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất, đây là một từ Việt gốc Hán được dùng để chỉ người phụ nữ với nguyên văn câu trong Từ nguyên từ điển là “Phu nhân xưng thị” có nghĩa là đàn bà thì gọi là thị. Bên cạnh đó chữ này cũng là danh xưng mà người phụ nữ dùng để tự xưng mình.

 

Gốc của từ “Thị” là họ hoặc ngành họ, sau khi kết hôn, người phụ nữ Trung Hoa sẽ lấy tên của chồng theo sau là chữ “Thị” để thành tên cúng cơm của mình. Cái tên này khi du nhập vào nước ta đã thay đổi khi những người phụ nữ trong gia đình phú quý sẽ giữ nguyên họ của bố và kèm theo chữ “Thị” phía sau.

Cho tới thế kỷ 15, người ta áp dụng “công thức” đặt tên con gái như: Họ + Thị + Tên. Trên thực tế không như nhiều người lầm tưởng thì chữ “Thị” vốn chỉ để dùng cho những người con gái đã trưởng thành, lập gia đình.

 

Hiện nay nhiều nền văn hóa du nhập vào nước ta nên việc đặt tên đệm cho con có chữ “Thị” hay “Văn” đã giảm dần nhưng cách đặt tên này vẫn là một điều vô cùng ý nghĩa lớn nhắc về lịch sử và văn hóa con người Việt.